Lắm trò bán đất ma kiểu Alibaba

Rất nhiều người "tiền mất tật mang" khi mua nhầm dự án ma, "bánh vẽ"; mua đất nền nhưng nhận đất nông nghiệp hay mua đất rồi không nhận được sổ…

Lắm trò bán đất ma kiểu Alibaba
Trong văn bản báo cáo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai về kết quả rà soát tình hình giao dịch mua bán đất nền của Công ty CP Địa ốc Alibaba (Alibaba) trên địa bàn huyện Long Thành, UBND huyện này khẳng định Alibaba đã bán những dự án ma không có thật.
Dụ khách hàng vào bẫy
Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm của Alibaba, theo lãnh đạo huyện Long Thành là rất khó khăn vì công ty quảng cáo, tổ chức tham quan, giới thiệu mua bán thực hiện trên thửa đất lớn theo bản đồ phân lô tự vẽ, chưa thực hiện việc thi công hạ tầng, làm đường, chưa chuyển mục đích sử dụng đất. Đồng thời, việc mua bán theo hình thức ký hợp đồng vi bằng, hợp đồng góp vốn nên các cơ quan quản lý gặp khó khăn trong việc ngăn chặn và xử lý vi phạm. Mặt khác, việc ký kết hợp đồng đặt cọc, góp vốn, mua bán giữa Alibaba và khách hàng chủ yếu thực hiện bên ngoài địa phương nên gây khó khăn trong quá trình điều tra, ngăn chặn và xử lý.
"Việc tạm thời không giải quyết các thủ tục về đất đai đối với các thửa đất do Alibaba quảng cáo, giới thiệu mua bán nhưng chưa thay đổi mục đích sử dụng đất, chưa vi phạm về đất đai (đất trống, chưa thi công hạ tầng, đất dựng hàng rào xung quanh) chỉ là biện pháp tình thế, chưa bảo đảm cơ sở pháp lý. Trong thời gian tới có thể xảy ra khiếu nại, khởi kiện của chủ sử dụng đất đối với việc không giải quyết các thủ tục về đất đai" - báo cáo của UBND huyện Long Thành nêu.
Không "vơ đũa cả nắm" nhưng thực tế thời gian qua, nhiều doanh nghiệp (DN) ở TP HCM đến các tỉnh lân cận mua đất, phân lô bán đất nền, khi có sai phạm xảy ra thường rất khó xử lý. Vài năm gần đây, cơ quan chức năng TP HCM cũng như các tỉnh khá vất vả trong việc giám sát các công ty môi giới bất động sản (BĐS) săn đón khách ở TP HCM đưa về các tỉnh tham quan, giới thiệu dự án rồi dụ dỗ, ép khách đặt cọc mua. Có nhiều DN đã kê giá bán lên, sau đó thực hiện bằng hợp đồng tư vấn, cam kết có lãi cao để đánh vào lòng tham của người mua. Rất nhiều người "tiền mất tật mang" khi mua nhầm dự án ma, "bánh vẽ", mua đất nền nhưng nhận đất nông nghiệp hay mua đất rồi không nhận được sổ…
Điển hình nhất là vụ việc Cơ quan CSĐT Công an TP HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với Công ty CP Kim Phát và Công ty CP Đầu tư Việt Hưng Phát (tháng 10-2017) để điều tra theo quy định của pháp luật. Trước đó, 2 công ty này đã rầm rộ và liên tục trong thời gian dài đưa khách về Long An, Đồng Nai… để dụ mua đất nền dự án. Rất nhiều người đóng tiền đến 98%, thậm chí 100% giá trị lô đất nhưng một thời gian dài không nhận được giấy hồng, sổ đỏ như cam kết. Hai công ty này còn dụ dỗ khách hàng ký các hợp đồng tư vấn, góp vốn…, cuối cùng khách hàng mất "cả chì lẫn chài".
Trong báo cáo của lãnh đạo huyện Long Thành về tình hình giao dịch mua bán đất nền của Alibaba trên địa bàn huyện cũng có những dấu hiệu vi phạm tương tự. Tổng giám đốc một công ty BĐS ở TP HCM cho rằng việc Alibaba không có dự án nào ở Long Thành mà chỉ là đất nông nghiệp, mua đất của dân rồi vẽ dự án trên giấy để rao bán, thu tiền, cam kết trả lãi suất cao nếu chậm bàn giao… là hết sức rủi ro cho nhà đầu tư.
Lam tro ban dat ma kieu Alibaba
 Một buổi mở bán dự án đất nền của Alibaba tại TP HCM.
Khởi tố được!
Đại diện Sở Xây dựng TP HCM thừa nhận thời gian qua có nhiều DN BĐS nói chung và Alibaba nói riêng đã thực hiện các hợp đồng giao dịch dân sự, thỏa thuận hợp tác, góp vốn, tư vấn các kiểu để thu hút người tham gia mua đất nền. Nhưng cũng có trách nhiệm của người mua, người đầu tư là đã không tìm hiểu kỹ sản phẩm mình mua có thật hay không nên mới gặp rủi ro. "Nếu xét thấy DN bán sản phẩm không đủ hồ sơ pháp lý, bán sản phẩm không thật, khách hàng có thể không mua. Hoặc nếu có thiệt hại thì tố cáo để cơ quan chức năng có cơ sở xử lý, giải quyết theo quy định pháp luật. Cơ quan chức năng chỉ có thể dựa trên các dấu hiệu hành vi vi phạm đúng luật để xử lý DN chứ không thể giám sát các giao dịch dân sự" - vị này chia sẻ.
Trong khi đó, luật sư Trần Đình Dũng (Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng cần nhìn Alibaba dưới góc độ pháp nhân sử dụng đất trái pháp luật để xem xét khởi tố hình sự. Cụ thể, Alibaba có các hành vi tự làm đường giao thông ngang dọc trên khu đất, mua bán đất nền tại các khu vực đất chưa thay đổi mục đích sử dụng… Hành vi này vi phạm nghiêm trọng trong quản lý sử dụng đất đối với pháp nhân.
Theo luật sư Dũng, không như cá nhân khi sử dụng đất, một pháp nhân chỉ được phép sử dụng đất vào 2 mục đích là làm văn phòng, nhà xưởng hoặc đưa vào kinh doanh BĐS đất nền, xây căn hộ, các dự án theo quy định. Khi sử dụng với mục đích thương mại, pháp nhân phải thực hiện theo quy trình kinh doanh BĐS. Việc không thực hiện đúng quy định của Luật Kinh doanh BĐS được xem là sử dụng đất trái pháp luật. Sử dụng đất trái pháp luật của pháp nhân là hành vi được quy định tại điều 228 Bộ Luật Hình sự về tội "Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai". Theo đó, "người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm".
"Ngoài ra, điều 3 Bộ Luật Hình sự năm 2015 đã đưa pháp nhân thương mại thành đối tượng khởi tố hình sự nên cần phải làm rõ hành vi của Alibaba dưới góc độ pháp nhân sử dụng đất trái pháp luật để xem xét khởi tố nhằm bảo đảm trật tự kinh tế, hành chính trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất và thị trường BĐS..." - luật sư Dũng phân tích.

Mô hình Ponzi rất dễ vỡ

Tổng giám đốc một DN BĐS ở TP HCM cho biết hoạt động kinh doanh của Alibaba cho thấy DN này đã áp dụng mô hình Ponzi, tức dùng tiền của người mua sau thanh toán, trả lãi cho người mua trước, còn sản phẩm BĐS ở đây chỉ là một cái cớ. Mô hình Ponzi sẽ vỡ trận khi "ông trùm" ôm tiền biến mất hoặc khi các nhà đầu tư dừng lại và không có nhà đầu tư mới nào đóng tiền cho họ. "Theo văn bản mà huyện Long Thành đưa ra, có thể Alibaba sẽ khó khăn trong thời gian tới. Khách hàng nào tỉnh táo, dừng sớm sẽ không gặp rủi ro" - vị này nói.

Chân dung địa ốc Alibaba - Chủ đầu tư "nổ tung trời"... sai sự thật

(Kiến Thức) - Công ty CP Alibaba Tây Bắc TP.HCM và Công ty CP Địa ốc Alibaba có đà tăng trưởng chóng mặt về vốn điều lệ lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Chân dung địa ốc Alibaba - Chủ đầu tư "nổ tung trời"... sai sự thật

Mới đây, Hiệp hội bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) đã có văn bản gửi Thường trực Thành uỷ Tp.HCM, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Kế hoạch Đầu tư cảnh báo "thông tin sai sự thật" của Công ty Cổ phần Alibaba Tây Bắc Tp.HCM và Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba về dự án Alibaba Tây Bắc, huyện Củ Chi.

Theo tìm hiểu của Kiến Thức, dự án khu đô thị Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh có diện tích 97,58 ha với pháp lý được đưa ra là sổ đỏ thổ cư 100%, thuộc Khu đô thị Tây Bắc (xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh).

Phanh phui loạt hoạt động mờ ám của Địa ốc Alibaba

(Kiến Thức) - Địa ốc Alibaba có những dấu hiệu nghi vấn về việc tăng vốn điều lệ "ảo"; công bố bán nền nhà, thu tiền trước tại nhiều dự án chưa đủ thủ tục pháp lý...

Phanh phui loạt hoạt động mờ ám của Địa ốc Alibaba

Sau khi ra văn bản cảnh báo Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba và Công ty Cổ phần Alibaba Tây Bắc TP HCM thông tin sai sự thật về dự án Alibaba Tây Bắc, chiều tối 16/11, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) tiếp tục có công văn gửi các cơ quan, ban, ngành TP HCM để báo cáo về hoạt động kinh doanh bất bình thường của hai đơn vị này.

Theo báo Người lao động, Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho biết thời gian qua, hiệp hội đã nhận được nhiều thông tin phản ánh của doanh nghiệp và người tiêu dùng về trường hợp Công ty CP Địa ốc Alibaba và Công ty CP Alibaba Tây Bắc TP HCM có những dấu hiệu nghi vấn về việc tăng vốn điều lệ "ảo"; công bố bán nền nhà, thu tiền trước của khách hàng "kiểu kinh doanh đa cấp" tại nhiều dự án đất nền chưa có đầy đủ thủ tục pháp lý, chưa đủ điều kiện để được huy động vốn khi bán nền nhà hình thành trong tương lai theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Quy hoạch khu đô thị.

Các hoạt động này diễn ra trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Long An, và gần đây là TP HCM, đã có tác động xấu làm nhiễu loạn thị trường bất động sản và có thể gây hậu quả nghiêm trọng làm thiệt hại đến quyền lợi của khách hàng, của nhà đầu tư thứ cấp.

Trước vấn đề này, HoREA báo cáo về hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba và Công ty Cổ phần Alibaba Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh.

Vốn điều lệ tăng "bất thường"

Chi tiết dự án “ma” Golden River Residence bị Long An tuýt còi

(Kiến Thức) - Dự án Golden River Residence (huyện Đức Hoà, tỉnh Long An) do Cát Tường Group làm chủ đầu tư vừa bị Sở Xây dựng tỉnh Long An "tuýt còi" có quy mô 50ha, chia làm 3 giai đoạn xây dựng, mật độ xây dựng 40%, còn lại 60%...

Chi tiết dự án “ma” Golden River Residence bị Long An tuýt còi

Mới đây, dự án Golden River Residence (huyện Đức Hoà, tỉnh Long An) do Công ty Cổ phần Tập đoàn Địa ốc Cát Tường (Cát Tường Group) làm chủ đầu tư đã bị Sở Xây dựng tỉnh Long An "tuýt còi" do không có trong hồ sơ phê duyệt quy hoạch 1/500 của tỉnh.

Theo giới thiệu trên các website quảng cáo, dự án Cát Tường Golden River Residence tọa lạc tại mặt tiền đường tỉnh 822 liền kề UBND thị trấn Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Dự án có quy mô 50ha, chia làm 3 giai đoạn, mật độ xây dựng 40%, còn lại 60% là các công trình công cộng phục vụ dân sinh.

Trong đó, giai đoạn 1 với 15ha đã hoàn thiện hạ tầng, gồm: đường, điện, nước, điện chiếu sáng, công viên cây xanh, trường học các cấp, bệnh viện; đặc biệt, sổ đất từng nền, nhận đất xây nhà ngay. Trong đợt này, Cát Tường chào bán các sản phẩm với giá chỉ từ 479 triệu đồng/nền, thanh toán 50%, 50% còn lại thanh toán trong vòng 6 tháng.

Chi tiet du an “ma” Golden River Residence bi Long An tuyt coi
 Cát Tường chào bán các sản phẩm với giá chỉ từ 479 triệu đồng/nền, thanh toán 50%, 50% còn lại thanh toán trong vòng 6 tháng. Ảnh: cattuonggroup.ml.

Trong những lời quảng cáo “có cánh” của mình trên website https://cattuonggroup.ml, Cát Tường Golden River Residence khẳng định: "...Thừa hưởng trọn vẹn hệ thống tiện ích kép nội khu và những tiện ích ngoại khu hiện hữu tại đây như: chợ Hiệp Hòa, chợ Bầu Trai, trường tiểu học Tân Phú A, bệnh viện Hậu Nghĩa, bệnh viện Đa khoa Đức Huệ… Chỉ với 5 phút xe máy, mọi nhu cầu về giáo dục, y tế, mua sắm... của các cư dân đều được đáp ứng ngay".

Chi tiet du an “ma” Golden River Residence bi Long An tuyt coi-Hinh-2
Quảng cáo của Cát Tường Golden River Residence. Ảnh chụp màn hình: cattuonggroup.ml. 

Hay: "Không gian sống trong lành được phủ xanh bởi những hàng cây tươi mát. Các ngôi nhà có thể kết hợp để ở và kinh doanh một cách dễ dàng, giúp chủ nhân gia tăng lợi ích ngay chính tại ngôi nhà của mình”.

Chi tiet du an “ma” Golden River Residence bi Long An tuyt coi-Hinh-3
Quảng cáo hoa mỹ về không gian sống của dự ánGolden River Residence. Ảnh chụp màn hình: cattuongrealestate.vn.
Ngoài ra, cũng theo quảng cáo, đối diện Cát Tường Golden River Residence là khu trung tâm hành chính và hệ thống trường học của thị trấn rất phù hợp cho các chủ nhân tham gia những hoạt động thương mại và dịch vụ.
“Có thể khẳng định giá trị bất động sản của Cát Tường Golden River Residence sẽ gia tăng mạnh mẽ với sự phát triển năng động và đô thị hóa nhanh chóng của khu đô thị Tây Bắc TP.HCM - vùng đệm chiến lược của TP.HCM.
Với vị trí đắc địa kết hợp hài hòa cùng không gian sống xanh và hệ thống tiện ích kép, đợt mở bán này sẽ là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư và khách hàng có nhu cầu an cư cần tìm một dự án chất lượng ở vùng ven”, lời quảng cáo “mật ngọt” về dự án dẫn dắt.
Chi tiet du an “ma” Golden River Residence bi Long An tuyt coi-Hinh-4
Quảng cáo khẳng định: "Giá trị bất động sản của Cát Tường Golden River Residence sẽ gia tăng mạnh mẽ. Ảnh chụp màn hình: cattuongrealestate.vn.

Tuy nhiên, trao đổi trên VTC News vào ngày 16/4, ông Võ Văn Cấp, Chánh Văn phòng UBND huyện Đức Hoà cho biết, trên địa bàn huyện không có dự án nào tên là Golden River Residence.

Theo ông Cấp, trên địa bàn thị trấn Hiệp Hoà chỉ có dự án xã hội là Khu dân cư vượt lũ Hiệp Hoà. Tuy nhiên, sau này đã được chuyển công năng sang khu dân cư thương mại và đổi tên thành Khu dân cư thị trấn Hiệp Hoà.

Dự án này được tổ chức bán đấu giá công khai 298 lô đất nền, sau đó, người trúng đấu giá dự án này là Võ Thái Thông (SN 1986, ngụ huyện Thủ Thừa, Long An) đã hợp tác với Cát Tường Group để triển khai và phân lô bán nền.

Ông Cấp cũng thông tin thêm, đơn vị vừa nhận được một công văn của Công ty Cổ phần tư vấn kinh doanh Bất động sản Cát Tường Sài Gòn do ông Lê Tiến Vũ làm giám đốc gửi đến với nội dung tự nhận là chủ đầu tư dự án Golden River Residence về việc bị các cơ quan báo chí phản ánh.

Theo công văn này, trước khi kinh doanh, Công ty Cổ phần tư vấn kinh doanh Bất động sản Cát Tường Sài Gòn đã ký hợp đồng uỷ quyền với ông Võ Thái Thông về việc tư vấn, ký kết bán 278 lô đất tại Dự án khu dân cư thị trấn Hiệp Hoà mà ông Thông đã trúng đấu giá.

Đồng thời cho rằng, dự án Golden River Residence chỉ là tên thương mại của dự án này và được triển khai xây dựng theo Chứng chỉ quy hoạch được cấp năm 2003.

Thế nhưng, theo thông tin quảng cáo trên website của Cát Tường Group, Công ty Cổ phần tư vấn kinh doanh Bất động sản Cát Tường Sài Gòn chỉ là đơn vị hợp tác phân phối, còn Cát Tường Group mới thực sự là chủ đầu tư của dự án Golden River Residence.

Mời quý độc giả xem thêm vieo "Nguy cơ mất trắng tiền khi mua đất nền tại dự án chưa được cấp phép". Nguồn: VTV1HD.

Trước đó, theo Dân Việt, trong buổi họp báo quý I/2018 của tỉnh Long An vào chiều 12/4, ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Long An cho biết, trên địa bàn tỉnh có nhiều dự án chưa được cấp phép đã xây dựng hạ tầng, rao bán, quảng cáo, nhất là các dự án nằm ở vùng ven giáp với TP.HCM. Trong đó, dự án Golden River Residence của Cát Tường Group được chỉ đích danh.

Theo ông Hùng, dự án Golden River Residen của Cát Tường Group được cho vào danh sách "ưu tiên" kiểm tra vì đến hiện tại, dự án này không có tên trong hồ sơ quy hoạch mà Sở Xây dựng đang nắm.

Vậy nếu việc dự án Golden River Residence mở bán không phép là đúng thì khách mua sẽ gặp phải những rủi ro gì? Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc trong bài tiếp theo...

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

Hà Nội: Yêu cầu dẹp bỏ bến bãi không phép ở Phù Đổng

UBND xã Phù Đổng (Gia Lâm, TP Hà Nội), có thông báo yêu cầu chủ thể vi phạm tháo dỡ toàn bộ lán tạm xây bằng gạch chỉ đỏ, bổ trụ 110 mm và di chuyển toàn bộ các vật tư tài sản do vi phạm ra khỏi bãi trung chuyển không phép thuộc xứ đồng Hạ Đoạn.
Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Mê mẩn biệt thự 700m2 ở Cần Thơ của Quốc Trường

Biệt thự ở Cần Thơ của Quốc Trường có 3 tầng với 7 phòng ngủ, 1 phòng gym, phòng khách, phòng thờ. Anh tiết lộ, tổng số tiền đầu tư mua đất và làm nhà khoảng 25 tỷ đồng, trong đó phần xây dựng, nội thất tốn 10 tỷ đồng.
Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Chi 400 triệu để cải tạo 'nông trại sân thượng'

Hiện, "nông trại sân thượng" này nuôi gần 100 con cá, 12 con gà tre lấy trứng cùng nhiều bồ câu, chim cảnh. "Nông trại" còn có hồ cá Koi. Các loại rau được trồng đa dạng, mùa nào thức nấy, quanh năm xanh mướt.