Làm thế nào để bé bú mẹ tăng cân?

(Kiến Thức) - Thường ở những trẻ bú mẹ phân sẽ hơi sệt, mềm, thậm chí có lúc hơi lỏng và đi nhiều lần trong ngày nhưng trẻ sẽ vẫn lên cân và tăng chiều cao đều đặn mỗi tháng.

Làm thế nào để bé bú mẹ tăng cân?
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Hỏi: Cháu nhà tôi được 3,5 tháng, khi sinh nặng 4,2kg nhưng giờ mới được 7kg. Tuy nhiên, việc tăng cân và đi ngoài phân bị bọt của cháu làm tôi lo lắng quá. Xin bác sĩ tư vấn giúp, cháu có nhẹ cân so với tuổi không và nên cho ăn như thế nào để tăng cân nhiều? - Ngô Ngọc Hải Anh (quận Tân Bình, TPHCM).
BS Nguyễn Cẩm Tú, Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM trả lời: Hiện tại, con bạn 3,5 tháng tuổi, nặng 7kg là phát triển đúng chuẩn, không thiếu cân. Thường ở những trẻ bú mẹ phân sẽ hơi sệt, mềm, thậm chí có lúc hơi lỏng và đi nhiều lần trong ngày nhưng trẻ sẽ vẫn lên cân và tăng chiều cao đều đặn mỗi tháng. 
Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu phân có bọt nhiều lần trong ngày kéo dài và trẻ không lên cân trong vòng 1 tháng thì bạn nên đưa đến phòng khám nhi tiêu hóa để được các bác sĩ khám và tư vấn cụ thể hơn về tình trạng bệnh của trẻ, cũng như có thể làm thêm xét nghiệm phân nếu cần. 

Tập cho trẻ ăn đồ cứng

Tập cho trẻ ăn đồ cứng
- Khi trẻ bước vào tuổi thứ hai, bắt đầu chuyển sang ăn cơm và thức ăn cứng, các bà mẹ thường rất lúng túng về chế độ ăn của con mình. Vì thấy trẻ ăn cơm ban đầu hồ hởi nhưng sau đó chỉ ăn có 1 thìa rồi ngậm không chịu ăn, có bà mẹ nghĩ rằng, chẳng thà cho ăn cháo xay mà đủ chất hơn là cho ăn cơm mà trẻ lười ăn.

Tập cho trẻ ăn mềm chuyển dần sang cứng.
Tập cho trẻ ăn mềm chuyển dần sang cứng.

Từ 2 - 3 tuổi trẻ cần nhu cầu năng lượng bằng 1/2 nhu cầu của người lớn (1.200 -1.300Kcal), nhưng hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn chỉnh nên không thể nạp một khối lượng thực phẩm lớn cho một bữa ăn, vì vậy, trẻ phải được ăn  ít nhất 5 bữa (3 bữa chính và 2 bữa phụ). Thức ăn của trẻ nên được chế biến nát, mềm rồi chế biến cứng dần để dễ thích nghi. Tập cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn khác nhau nhưng phải trên nguyên tắc: Ăn từ ít tới nhiều để trẻ quen dần, đừng bắt ép khi trẻ không muốn ăn.

Chế biến thức ăn cho trẻ cần lưu ý đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, trẻ cần ăn đủ 4 nhóm thực phẩm trong một ngày: Nhóm thực phẩm giàu bột đường  như gạo khoảng 120 - 150g, nhóm thực phẩm cung cấp vitamin và muối khoáng như rau các loại từ 150 - 200g và trái cây các loại là 100 - 200g, nhóm thực phẩm giàu đạm gồm: 300 - 400ml sữa, thịt các loại (bò, heo, gà, cá, tôm... 120 - 130g và nhóm thực phẩm giàu chất béo như dầu ăn hoặc mỡ, bơ... khoảng 20 -  25g.

Nếu trẻ chưa ăn được cơm, bạn có thể nấu cháo. 50g gạo tương đương 1 bát cơm hoặc 2 bát cháo đặc (130g nấu thành 1lít cháo). Tập cho trẻ ăn từ từ cho đến khi có thể ăn cơm. Ban đầu trẻ ăn cháo và ăn cơm ít cũng không sao, miễn là đủ số lượng, cơm hay cháo thì cũng từ gạo. Để món ăn phong phú, có thể thay cơm bằng các thực phẩm khác cùng nhóm như phở, bún, nui, bánh mỳ... một bát cơm có thể thay bằng 120g phở (bún), 140g nui luộc, hoặc 3 lát bánh mỳ sandwich loại vừa...

Các trẻ từ 2 - 3 tuổi, thường ăn rất ít hoặc không ăn rau và trái cây, nguyên nhân thường là do trẻ lười nhai và mẹ không kiên trì tập. Hãy để trẻ chọn lựa loại rau và trái cây ưa thích, nếu trẻ thích một loại nào đó thì cứ cho ăn, không nhất thiết phải bắt ăn nhiều loại khác. Sữa là thực phẩm giàu canxi, dễ tiêu hóa, bé cần uống 300 - 400ml sữa/ngày. Có thể thay một phần sữa bằng các sản phẩm từ sữa như  yaourt, bánh flan hoặc bánh bông lan.

Cùng chung lứa tuổi từ 2 - 3 tuổi nhưng vì mỗi bé có sự phát triển khác nhau nên sẽ ăn số lượng thực phẩm khác nhau. Nếu bác sĩ xác định bé có tình trạng dinh dưỡng bình thường thì chẳng có gì phải lo lắng cả. Nên đưa trẻ đi khám sức khoẻ định kỳ để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Nên cho trẻ ăn đúng theo độ tuổi

Nên cho trẻ ăn đúng theo độ tuổi
- Cháu Nguyễn Thành Nam (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã gần 3 tuổi nhưng vẫn được mẹ cho ăn cháo chỉ vì cháu ăn cơm được ít, quá lâu. Mỗi lần đến bữa ăn là mẹ cháu lại quát tháo, nạt nộ còn cháu thì khóc vì không muốn ăn. Bằng sự "nỗ lực" của mình, mẹ cháu vẫn buộc con phải ăn hết khẩu phần.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Lời bàn:
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, các bà mẹ luôn muốn con ăn được nhiều... ăn nhanh mà không nghĩ đến việc làm sao để trẻ thích ăn, tự nguyện ăn.

Liên tiếp tai nạn trẻ sơ sinh: Đánh mất lòng tin?

(Kiến Thức) - Ai có thể yên tâm khi ở chính nơi họ đặt hoàn toàn niềm tin lại không thể giữ an toàn cho những đứa con mới chào đời?

Liên tiếp tai nạn trẻ sơ sinh: Đánh mất lòng tin?
Sự việc đầu tiên xảy ra 9h sáng ngày 14/7/2013, tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội, khi một điều dưỡng tên Vân Anh thực hiện công việc đón 5 cháu bé đi tắm tại hai phòng điều trị 30 – 32 khoa A3. Trong lúc đẩy xe qua đoạn dốc trước cửa phòng số 32, khoa A3 (bệnh viện Phụ sản Hà Nội), xe đón bé bị đổ nghiêng, dẫn đến hậu quả 5 trẻ sơ sinh bị ngã.
Người mẹ này không cầm được nước mắt khi nghĩ tới tai nạn xảy ra với đứa con bé nhỏ của mình.
 Người mẹ này không cầm được nước mắt khi nghĩ tới tai nạn xảy ra với đứa con bé nhỏ của mình.
Điều đáng nói, qua lời kể của gia đình các cháu bé bị ngã thì thời điểm đó, điều dưỡng Vân Anh có thái độ nặng nề, vùng vằng. Chiếc xe đẩy cao gần 1m chỉ đủ chỗ nằm cho 4 cháu nhưng lại được “nhồi nhét” tới 5 trẻ sơ sinh mới được vài ngày tuổi.
Rất may mắn các cháu bé bị ngã chưa bị phát hiện vấn đề sức khỏe nào quá nghiêm trọng.
Tai nạn với 5 bé sơ sinh ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội còn nóng hổi thì lại tiếp tục đến vụ việc kinh hoàng hơn: 3 bé sơ sinh 1 ngày tuổi tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa- Quảng Trị. Sau đó chỉ 1 ngày, 1 bé sơ sinh cũng 1 ngày tuổi ở Bình Thuận cũng tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan B. Diễn biến các vụ việc tóm tắt như sau:
Đêm 19/7, 3 em bé chào đời, được sinh thường ở Bệnh viện đa khoa Hướng Hóa, Quảng Trị. Ngày 20/7, sau khi được tiêm phòng vắc xin viêm gan B, cả 3 trẻ này đều tử vong.
Ai sẽ trả lại những em bé đã mất cho họ?
 Ai sẽ trả lại những em bé đã mất cho họ?
Sau khi vụ việc xảy ra, Bộ Y tế đã cử đoàn chuyên gia về tận Quảng Trị để tìm nguyên nhân dẫn tới cái chết thương tâm của 3 cháu bé. Kết luận ban đầu đưa ra là do sốc phản vệ chưa rõ nguyên nhân. Một lần nữa các bà mẹ trong cả nước lại nín thở chờ đợi kết luận chính thức của Bộ Y tế sau khi mẫu vắc xin viêm gan B đã tiêm cho các bé được đưa đi nước ngoài kiểm nghiệm.
Cháu bé sơ sinh xấu số thứ 4 cũng gánh hậu quả như 3 bé trên sau khi tiêm vắc xin viêm gan B ở Bình Thuận. Em bé này là con của sản phụ Võ Thị Thúy, 27 tuổi, ngụ thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong, Bình Thuận. Sản phụ này nhập viện và sinh bé gái lúc 6h ngày 21/7 và đến 10h cùng ngày thì các y tá tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm gan cho bé. Khoảng 22h30 thì cháu bé tử vong. Nguyên nhân cái chết của cháu bé đang tiếp tục được ngành y tế làm rõ.
Như vậy, chỉ trong vòng 10 ngày từ 14 đến 23 tháng 7, liên tiếp những tai nạn thương tâm xảy ra với các bé sơ sinh là cú sốc quá lớn với dư luận. Dù những sự việc trên là do bất cẩn của các y bác sĩ, hộ lý, hay do khách quan thì đều khó có thể chấp nhận được.
Liệu ai có thể yên tâm khi ở ngay bệnh viện, nơi họ đặt hoàn toàn niềm tin vào thời khắc quan trọng nhất của người mẹ, lại không thể giữ an toàn cho những đứa con mới chào đời?
Vấn đề đặt ra là ngành y tế có nhìn nhận nghiêm túc các trường hợp này, tránh để mất lòng tin của người dân?

Tin mới

Thè lưỡi liếm môi chữa bụi mắt

Thè lưỡi liếm môi chữa bụi mắt

(Kiến Thức) - Mẹo chữa bụi mắt bằng cách thè lưỡi liếm môi chẳng hiểu có từ khi nào, cho đến nay chưa có nhà khoa học nào giải thích được.