Làm sao phát hiện người thân tham gia Hội thánh Đức chúa Trời mẹ?

“Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ” tái diễn tại một số địa phương gây nhiều hệ lụy. Vậy làm sao phát hiện người thân tham gia hội có tính tà đạo này?

Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ” tên chính thức và đầy đủ là “Hội thánh của Đức Chúa Trời Hiệp hội Truyền giáo Tin lành Thế giới”, có nguồn gốc từ Hàn Quốc, du nhập vào Việt Nam từ năm 2001. Thời gian trước, sau khi bị cơ quan chức năng nhiều địa phương xử lý, tưởng như các hội nhóm Hội thánh Đức Chúa Trời sẽ dừng hoạt động.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, "Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ" tiếp tục hoạt động trở lại một số địa phương như Vĩnh Phúc, Quảng Nam, Thanh Hóa. Hoạt động của tổ chức này với nhiều chiêu thức và thủ đoạn tinh vi hơn, tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự, gây nhiều hệ lụy cho người tham gia và gia đình những người có người thân mù quáng tin, theo.
Lam sao phat hien nguoi than tham gia Hoi thanh Duc chua Troi me?
Cơ quan chức năng nhiều lần xử lý các nhóm Hội thánh Đức chúa Trời mẹ hoạt động.
PGS.TS Lâm Bá Nam, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội) cho rằng, thời gian qua có một số hội đạo lạ du nhập vào Việt Nam, trong đó có “Hội thánh Đức Chúa Trời”, chúng ta đã từng vận động, xử lý. Tuy nhiên, gần đây lại tái hoạt động.
Nguyên nhân một phần do chúng ta xử lý không dứt điểm, chưa thật sự quyết liệt. Muốn xử lý triệt để, tuyên truyền chỉ là một giải pháp, phải kết hợp với các địa phương làm rõ hoạt động của tổ chức này tác động đến an ninh trật tự thế nào, tác động đến các mối quan hệ gia đình, quan hệ xã hội bị phá vỡ ra sao. Đối với các đối tượng cầm đầu trục lợi cần phải bị xử lý nghiêm bằng pháp luật.
Bộ Công an mới đây phát thông tin cảnh báo cho biết, Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ đã nhen nhóm và nhanh chóng phát triển ở nhiều địa phương trong cả nước. Hiện nay, giáo phái này chưa được công nhận về mặt tổ chức tại Việt Nam; giáo lý hoạt động mang tính chất tà đạo, có biểu hiện mê tín dị đoan, lợi dụng giáo lý để trục lợi cá nhân, trái với văn hóa truyền thống và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Những người tin theo Hội thánh này thường ở độ tuổi từ 18 đến 50, phần nhiều là sinh viên, phụ nữ nội trợ. Các đối tượng cầm đầu thường lựa chọn mục tiêu là những người gặp khó khăn, bất trắc trong cuộc sống, ốm đau, làm ăn thua lỗ để tiếp cận, dụ dỗ lôi kéo tham gia. Mặc dù chúng rao giảng lấy giáo lý cơ bản từ kinh thánh, nhưng biến tướng sai lệch với nhiều quan điểm cực đoan như chỉ xem trọng bản thân, coi thường người thân, gia đình.
Dấu hiệu để phát hiện người thân tham gia Hội thánh Đức chúa Trời mẹ, là những người tham gia tổ chức này u mê đập bỏ bát hương, bàn thờ, không thờ cúng tổ tiên, ông bà; bỏ chồng con, bỏ bê công việc, học hành, mang tiền đi phụng sự tổ chức, gây chia rẽ và mâu thuẫn trong gia đình, dòng họ…
Đề cập đến tác động của Hội thánh Đức Chúa Trời khiến nhiều người chối bỏ bố mẹ, người thân, phá vỡ mối quan hệ gia đình, văn hóa truyền thống, PGS.TS Lâm Bá Nam cho rằng, cần phải có sự vận động mang tính lâu dài.
Các thành viên trong gia đình cần giải thích cho người theo đạo “Hội thánh Đức Chúa Trời” về những tác hại, mặt trái của hội này. Gia đình tan vỡ bởi có người theo niềm tin mù quáng như vậy.
“Tín ngưỡng truyền thống gắn liền với đạo hiếu của người Việt Nam, chúng ta tôn trọng, phát huy, tạo nên sự gắn kết, củng cố gia đình, còn đạo này phá vỡ toàn bộ. Do đó, các thành viên phải trao đổi, giải quyết mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, vợ và chồng, cần phải có một cuộc vận động ngay từ trong gia đình, kết hợp với hội đoàn thể, chính quyền địa phương. Nếu không giải quyết nhanh sẽ thành vết dầu loang rất nguy hiểm”, PGS.TS Lâm Bá Nam cho biết.
Với nhiều hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu tới người tin theo cũng như gia đình của họ và xã hội nên hoạt động của các điểm nhóm Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ, dù bất kỳ dưới hình thức nào cũng cần phải được lên án và kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Do đó, người dân cần hết sức tỉnh táo khi tiếp nhận các thông tin từ thành viên Hội thánh này, tránh bị lợi dụng, gây nhiều hệ lụy cho bản thân, gia đình và xã hội.
Để có thể lôi kéo được hội viên tham gia, các đối tượng thường núp bóng dưới nhiều hình thức như trung tâm từ thiện, nhân đạo trá hình, giới thiệu khóa học phát triển tư duy, các buổi hội thảo “làm giàu”, bán hàng online, kinh doanh các mặt hàng thiết bị điện, đồ gia dụng, sản phẩm sinh hoạt gia đình, … với nhiều thủ đoạn mới như giao giảng, nhóm họp trên không gian mạng qua Zoom, Zalo, facebook, các điểm sinh hoạt tại các nơi công cộng, quán nước, quán cà phê hoặc nhà riêng, nhà trọ…
Phương thức hoạt động của Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ tương tự như mô hình đa cấp, được chia thành nhiều nhóm nhỏ, các điểm nhóm sinh hoạt riêng rẽ. Các đối tượng ban đầu chỉ là lân la làm quen, khéo léo tiếp cận tìm hiểu gia cảnh của từng người, rồi động viên chia sẻ, hướng dẫn những điều cần thiết trong cuộc sống, sau đó sẽ tìm cách thao túng tâm lý, ép người tham gia bằng sự sợ hãi bởi những lời rao giảng lệch chuẩn, gieo vào tín đồ niềm tin ngày tận thế, về sự phán xét của Đức chúa trời nếu không nghe, tin theo, về những rủi ro, những điều siêu nhiên, về sứ mệnh cao cả của hội viên để cứu rỗi linh hồn, về cuộc sống an nhàn, hạnh phúc khi theo Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ …
Nguy hiểm hơn, Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ còn tìm mọi cách để lôi kéo hội viên là những học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn, đã ảnh hưởng đến việc học tập…

>>> Mời độc giả xem thêm video Vén màn tà đạo "Hội thánh Đức Chúa Trời" khiến bao gia đình ly tán

  

Điện Biên: Nhiều đối tượng lôi kéo tham gia Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ

Thông tin từ Công an tỉnh Điện Biên cho biết, cơ quan chức năng đã phát hiện 3 đối tượng có hành vi tuyên truyền, lôi kéo người dân tham gia sinh hoạt “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ”.

Thông tin mới nhất về quá trình xử lý các đối tượng truyền đạo Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ, Vietnamplus cho hay:
Trao đổi với phóng viên chiều 12/5, Thượng tá Lâm Quốc Phương, Phó Trưởng phòng Phòng chống phản động, khủng bố (PA88) - Công an tỉnh Điện Biên cho biết ngày 6/5, Công an huyện Mường Ảng phát hiện và ngăn chặn kịp thời 2 đối tượng là Vang Thị Phi (sinh năm 1997, trú tại xã Quỳ Thắng, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) và Quàng Thị Thanh (sinh năm 1993, trú tại bản Xôm, xã Phu Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) khi đang có hành vi tuyên truyền đạo trái phép ngoài đường thuộc khu vực trung tâm thị trấn Mường Ảng, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên. Tang vật thu giữ 12 quyển Kinh thánh.

Nhiều tụ điểm 'Hội thánh Đức Chúa trời mẹ' ở Huế bị xóa bỏ

Công an tỉnh TT.Huế vừa phát hiện và xóa bỏ thêm nhiều tụ điểm truyền đạo trái phép của "Hội thánh Đức Chúa trời mẹ” vừa bùng phát trở lại tại địa phương này.
 

Theo báo Dân Trí, ngày 11/11, Công an tỉnh TT.Huế cho biết, vừa triệu tập hàng loạt đối tượng thuộc hội thánh này đến làm việc, điển hình là các đối tượng Thiều Văn H. (SN 1985, trú Hà Tĩnh), Lê Nghĩa S. (SN 1981, trú Quảng Bình), Lê Khắc T. (SN 1989, trú Bắc Giang), Quách Thị V. (SN 1993, trú Ninh Bình), Nguyễn Ngọc P. (SN 1982), Ngô Thị Quỳnh V. (SN 1991), Hoàng L. (1994, cùng trú TT. Huế)…
Nhieu tu diem 'Hoi thanh Duc Chua troi me' o Hue bi xoa bo
Nhiều người bị lôi kéo tham gia vào “Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ. Ảnh: Zing.vn 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.