Hình minh họa. |
Vì sao cúng vía Thần Tài vào ngày mùng 10 tháng Giêng?
(Kiến Thức) - Cúng vía thần Tài vào ngày mùng 10 tháng Giêng là phong tục đẹp được duy trì bấy lâu, tuy nhiên không phải ai cũng biết vì sao người Việt lại có tục lệ này.
Dâng lễ ở chùa đầu năm thế nào mới đúng trình tự?
(Kiến Thức) - Khi dâng lễ ở chùa phải kính cẩn, dùng hai tay và đặt cẩn trọng lên ban thờ theo thứ tự từ ban thờ chính đến ban thờ ngoài cùng.
Ngôi chùa từ lâu đã hiện hữu và gắn bó thiết thân với mỗi chúng ta. Chùa là nơi thờ Phật, chốn linh thiêng, thanh tịnh. Khắp nơi trên cả nước đều có chùa, dù to hay nhỏ cũng đã trở thành một phần không thể tách rời trong cộng đồng làng xã Việt Nam.
Tuy nhiên không ít người vào chùa lễ Phật thường chuẩn bị lễ với đủ thứ như hoa, quả, xôi, thịt…rồi thắp hương, khấn xin đức Phật ban tài, ban lộc, cầu an cho gia đình mình. Song việc hành lễ thế nào cho đúng không phải bất cứ ai cũng biết. Có nhiều tình huống không mấy thiện cảm khi vào chùa hành lễ và đôi khi biến việc đi lễ chùa để bình an trở nên phiền muộn.
Không phải ai đi chùa cũng biết cách hành lễ theo trình tự như thế nào. |
Có thể nói đó là hiện tượng phổ biến đang diễn ra ở bất cứ chùa nào. Nhưng dâng lễ ở chùa theo trình tự như thế nào thì mới đúng?
Trao đổi với PV Kiến Thức, Sư cô Thích Nữ Minh Tâm (Học viện Phật giáo Việt Nam tại Sóc Sơn – Hà Nội) cho biết: “Khi vào chùa dâng lễ, đầu tiên người Phật tử phải đặt lễ vật và thắp hương ở ban thờ Đức Chúa Ông.
Đây là người đã bỏ vàng ra lát khu vườn của Thái Tử Kỳ Đà nước Xá Vệ nhằm mua được khu vườn xinh đẹp đó xây tịnh xá cúng dàng đức Phật đến thuyết pháp. Do công đức lúc sinh thời làm nhiều việc phúc và ủng hộ Phật pháp nên Ngài được làm Long Thần hộ pháp tại các chùa (miền bắc Việt Nam - PV).
Trong tiềm thức dân gian Ngài là vị thần chủ tể ở chùa, là Thập bát long thần ủng hộ Phật pháp và là vị thần trong coi trong chùa, bảo hộ cho trẻ em.
Sau khi đặt lễ ở ban Đức Chúa Ông xong thì lên hương án của Chính điện (nơi thờ Tam Bảo – PV) thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát. Việc thỉnh ba hồi chuông cần được sự cho phép của quý Thầy, không được tự tiện dùng pháp khí như chuông, mõ, trống…trong chùa.
Đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ (phần lớn các chùa ở miền Bắc đều có điện thờ - PV) thì đến đó đặt lễ và dâng hương cầu theo ý nguyện.
Riêng với các ban thờ Cô, thờ Cậu, việc hóa tiền vàng xong mới hạ lễ dâng cúng. Khi hạ lễ, phải hạ ban ngoài cùng đến ban chính. Các đồ lễ ở ban thờ này như gương, lược thì để nguyên trên bàn thờ.
Nơi cuối cùng mà Phật tử cần đến lễ là nhà Tổ. Đây là nơi thờ các vị Tổ sư đã có công tạo dựng hoặc trụ trì ở chùa, nay đã viên tịch”.
Đây là một số nghi thức khi dâng lễ ở chùa nhưng trên thực tế, hiện nay vào dịp tổ chức dâng hương lớn như ngày lễ, Tết,…thường khách thập phương tới dự đông đúc, điều này đã khiến việc dâng lễ bỏ qua một số tập tục, thay vào đó là các Phật tử làm theo cảm hứng hoặc tiện đâu thì lễ đó.
“Phật giáo luôn đề cao chữ tâm, chữ thiện nên việc dâng hương cúng Phật là cốt yếu ở tâm thành và hướng thiện. Đã là Phật tử khi vào chùa lễ Phật nên hiểu qua nghi thức và giáo lý đạo Phật để hướng thiện, sống đẹp đạo tốt đời. Đây là việc nên làm của một người Phật tử chân chính” – Sư cô Thích Nữ Minh Tâm nhấn mạnh.