Khán giả rơi nước mắt với câu chuyện tình yêu của Chương Cố...
Sau khi bị loại ngay từ vòng đầu tiên của chương trình "Người ấy là ai?", Chương Cố tâm sự về bản thân. Chàng trai đến từ Bình Dương chia sẻ rằng một nữ bác sĩ đã mai mối cho anh với chính con trai của người này - một y tá.
Ngay từ buổi gặp đầu tiên, Chương Cố và người yêu đã cảm nhận họ sinh ra là dành cho nhau. Yêu nhau được 2 năm, được gia đình ủng hộ, hai người quyết định làm đám cưới. Ngày đi lấy trang phục cưới, bạn trai của Chương Cố không may gặp tai nạn giao thông ngay trước mắt anh và qua đời.
Mất đi người yêu, Chương Cố đã tự nhốt mình trong phòng. Đến nay, chàng trai đồng tính vẫn ân hận vì đã gọi tên người yêu vào lúc đó. Khi đến chương trình, Chương Cố xin phép mẹ của người yêu để chia sẻ câu chuyện và được đồng ý.
Chương Cố. |
Câu chuyện của Chương Cố giúp khán giả phần nào hiểu về tình yêu cũng như cuộc sống của những người thuộc cộng đồng LGBT.
Nhà sản xuất không nên vì rating
Thực tế, có rất nhiều chương trình, bộ phim về cộng đồng LGBT nhưng đa phần chưa đến gần hơn với khán giả, thậm chí khiến hình ảnh của cộng đồng LGBT bị méo mó bởi dùng yếu tố “đồng tính” để gây cười hay thu hút sự chú ý của khán giả.
Nhân vật Bắc Đẩu. Ảnh: Zing |
Lấy ví dụ, ở chương trình Táo Quân 2018, vai diễn Bắc Đẩu gây chú ý với tạo hình lưỡng tính và bị các Táo chỉ trích nặng nề về vẻ bề ngoài như: "trông như con cave già chuyển giới hỏng" hay "nam không ra nam nữ không ra nữ", "bọn phụ nữ một nửa"...
Cộng đồng LGBT chỉ trích Táo quân 2018, cho rằng chương trình sử dụng hình ảnh Bắc Đẩu làm tình tiết gây cười. Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường cùng Trung tâm Tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền của người LGBT còn lên tiếng phản đối chương trình.
>>> Mời quý độc giả xem video “Chương Cố tham gia gameshow Người ấy là ai”. Nguồn Youtube/Giải trí TV:
Bộ phim “Tèo em” ra mắt năm 2013 cũng từng vấp phải những ý trái chiều từ cộng đồng LGBT bởi sử dụng nhân vật Tèo em để chọc cười qua hành động hậu đậu, phát ngôn ngô nghê. Trước làn sóng chỉ trích, ê-kíp đã phải viết thư xin lỗi.
Trong bối cảnh gameshow lạm dụng chiêu trò để gây chú ý, khán giả tỏ ra lo lắng các chương trình về cộng đồng LGBT đang nở rộ cũng sẽ đi theo xu hướng này. Thiết nghĩ, nhà sản xuất không nên vì rating mà bất chấp làm mất đi tính nhân văn của các chương trình về người thuộc giới LGBT.
Một trong những gameshow dành cho cộng đồng LGBT được chú ý nhất hiện nay là “Người ấy là ai”. Gameshow được mua bản quyền từ Thái Lan. Mỗi tập “Người ấy là ai?” xoay quanh 1 nữ chính độc thân.
Cô gái này sẽ tìm ra ai là người độc thân và phù hợp nhất từ 5 chàng trai, thuộc 3 nhóm: độc thân, đã có chủ, giới tính thứ 3 (mỗi nhóm không có định số lượng). Giúp sức cho cô gái này là ban cố vấn gồm 4 nghệ sĩ khách mời.
Tham gia “Người ấy là ai?”, các chàng trai thuộc cộng đồng LGBT không chỉ công khai thân phận mà còn mang đến những câu chuyện về bản thân với thông điệp: trước tình yêu mọi người đều bình đẳng, dù bạn là ai bạn cũng có quyền yêu và được yêu.