Làm giàu nhờ loài chim trắng nhốt lồng, lãi vài trăm triệu/năm

Từng bươn chải với đủ nghề để kiếm sống nhưng cuối cùng anh Nguyễn Văn Hồ, xã Duy Phiên (huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc) lại lựa chọn cho mình một hướng đi mới là nuôi chim bồ câu Pháp ngay tại quê nhà để phát triển kinh tế.

Làm giàu nhờ loài chim trắng nhốt lồng, lãi vài trăm triệu/năm
Dẫn chúng tôi đi thăm những dãy chuồng nuôi bồ câu Pháp, anh Hồ chia sẻ về quãng thời gian trước đây của gia đình: Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, từ nhỏ anh Hồ đã có ý thức tự lập. Khi xây dựng gia đình và ra ở riêng, hai vợ chồng cũng phải tự mình làm kinh tế.
Lam giau nho loai chim trang nhot long, lai vai tram trieu/nam
Gia đình anh Nguyễn Văn Hồ, xã Duy Phiên (Tam Dương) lãi hàng trăm triệu đồng/năm từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. 
'Trước đây, tôi đã từng chăn nuôi gà chọi, gà thịt, ngan, vịt đẻ nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Khi chuyển sang làm xây dựng, bôn ba khắp nơi nhưng công việc lúc nhiều, lúc ít và thu nhập bấp bênh. Qua sách, báo, ti vi, nhận thấy mô hình nuôi chim bồ câu Pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao, tôi bàn bạc với gia đình, xây dựng chuồng nuôi chim bồ câu...", anh Hồ thổ lộ.
Mấy năm đầu, vốn ít, kinh nghiệm chưa có, gia đình anh Hồ chỉ nuôi 50 - 100 đôi chim bồ câu bố mẹ. Khoảng 2 năm trở lại đây, khi kinh nghiệm và vốn đã đủ, anh quyết định mở rộng quy mô lên 600 đôi bồ câu bố mẹ. "Trung bình 1 tháng nhà tôi bán khoảng 400 đôi chim bồ câu thương phẩm và sinh sản. Với giá bán 130 nghìn đồng/đôi bồ câu thương phẩm và 200 - 250 nghìn đồng/đôi chim sinh sản, nuôi bồ câu Pháp cũng giúp gia đình tôi thu lãi hàng trăm triệu đồng/năm...", anh Hồ cho hay.
Về kinh nghiệm nuôi chim bồ câu Pháp, anh Hồ chia sẻ, so với chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm khác thì nuôi chim bồ câu Pháp tốn ít diện tích, sức đề kháng tốt, dễ chăm sóc, ít bệnh tật và thị trường tiêu thụ lớn. Để đạt hiệu quả kinh tế cao, người nuôi cần chọn con giống, xây dựng chuồng nuôi, hệ thống máng ăn và lựa chọn thức ăn phù hợp.
Tuy nhiên, về kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp, để bồ câu sinh trưởng, phát triển tốt, người nuôi cần chú ý phòng các loại bệnh như: Hen, đậu gà, newcaton, tụ huyết trùng…Chuồng nuôi bồ câu cần thoáng mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông, ánh sáng đầy đủ, sạch sẽ, thức ăn và nước uống đều đặn.
Đặc biệt, theo anh Hồ, người nuôi bồ câu phải thường xuyên vệ sinh, quét dọn sạch sẽ chuồng nuôi để tránh sự tích tụ phân, chất thải gây các loại mầm bệnh như ký sinh trùng. Để trứng đạt tỷ lệ nở cao, người nuôi nên ấp trứng chim bằng máy và cho chim mẹ ấp trứng giả, sau khi chim con nở mới đưa vào cho bố mẹ nuôi.

Bắt chim câu ấp trứng…giả, "soái ca" thu 70 triệu/tháng

Vốn là kỹ sư điện tử nhưng anh Ngô Quang Hùng ở thôn Thi Xá, xã Cách Bi (Bắc Ninh) lại có quyết định rẽ ngang thành lập trang trại nuôi chim câu Pháp.

Bắt chim câu ấp trứng…giả, "soái ca" thu 70 triệu/tháng
Bat chim cau ap trung…gia, "soai ca" thu 70 trieu/thang
Đến thăm trang trại nuôi chim câu của anh Hùng, chúng tôi tin ngay lời giới thiệu của cán bộ Hội Nông dân tỉnh về mô hình điển hình nuôi chim câu ở tỉnh Bắc Ninh với quy mô lớn và được đầu tư bài bản. Tiếp chuyện với phóng viên là chàng trai thư sinh có lối nói chuyện dễ mến. Anh Ngô Quang Hùng – chủ trang trại cho biết, anh vốn tốt nghiệp ngành công nghệ điện tử, Trường Cao đẳng Công nghiệp. Tuy nhiên, sau khi ra trường, công việc không được như ý, anh Hùng quyết định về quê làm nông. 

Người đầu tiên nuôi chim trĩ không bán lẻ mà xuất thẳng vào siêu thị

Với việc áp dụng quy trình chăn nuôi sạch, một trang trại nuôi chim trĩ tại Đồng Nai đã ký được hợp đồng bao tiêu sản phẩm với hệ thống siêu thị Co.op Mart ở TP Hồ Chí Minh.

Người đầu tiên nuôi chim trĩ không bán lẻ mà xuất thẳng vào siêu thị
Theo ông Nguyễn Thành Đính (xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), năm 2016, ông mở trang trại nuôi chim trĩ với qui mô 5.000 con. Chim trĩ là loại động vật hoang dã, chưa được gây nuôi nhiều tại Đồng Nai cũng như các tỉnh, thành khác. Khi bước vào nuôi, ông Đính xác định sẽ đưa loại động vật này vào bán tại các siêu thị, trung tâm thương mại bởi nếu bán nhỏ lẻ, qua thương lái ông sẽ bị ép giá, đầu ra không ổn định.

Trại chim công cho lãi trăm triệu mỗi năm của thanh niên miền Tây

Anh Trần Văn Toản ở Cần Thơ thu đã thu về khoảng 150 triệu đồng mỗi năm nhờ đầu tư trang trại nuôi chim công bán giống và lông đuôi.

Trại chim công cho lãi trăm triệu mỗi năm của thanh niên miền Tây
Chia sẻ về lý do đầu tư nuôi chim công, anh Toản cho biết, loài chim này có vẻ đẹp rực rỡ từ bộ lông nên rất thu hút thị hiếu. Ngoài ra, cách chăm sóc, nuôi dưỡng cũng khá đơn giản mà vẫn đảm bảo được hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể, nguồn thức ăn cho chim công là những thực phẩm dễ kiếm như rau xanh, củ quả, lúa, sâu bọ...

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.