Trả lời báo chí tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2019 diễn ra vào chiều tối ngày 4/9, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cho biết, đến giờ phút này xác định khoảng 15,1 – 27,2 kg thủy ngân phát tán ra môi trường.
Các kết quả nước mặt, không khí trong khuôn viên khu vực bị cháy, theo ông Nhân công bố là vượt 10-30 lần theo tiêu chuẩn của WHO và là ngưỡng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Nhưng ông Nhân cho rằng đây là "sự cố mất an toàn hóa chất ở quy mô trung bình", với các khuyến cáo phạm vi vùng ô nhiễm theo tiêu chuẩn của WHO và châu Âu là 500m tính từ hàng rào kho đến khu vực xung quanh.
Ông Nhân cũng cho biết thêm theo quy chuẩn Việt Nam, có 1/12 mẫu nước mặt có giá trị thủy ngân vượt quy chuẩn 1,3 lần, 1/8 mẫu trầm tích có giá trị thủy ngân vượt tiêu chuẩn 1,36 lần. Qua so sánh kết quả quan trắc với tiêu chuẩn của WHO, Mỹ, châu Âu và Canada cho thấy có 4 vị trí lấy mẫu vượt quy chuẩn, hướng phát tán tại vị trí cách hàng rào 200m, 500m, 1.000m đều phát hiện có thủy ngân vượt chuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân ở đô thị.
Có 2/9 điểm quan trắc nước mặt có hàm lượng thủy ngân nằm ngoài ngưỡng khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đó là điểm ở hồ Hạ Đình và trên sông Tô Lịch, tại điểm cách ngõ 320 Hạ Đình (khu vực cháy) 1,5km về phía hạ lưu. Bên cạnh đó, hàm lượng thủy ngân mẫu đất trong khuôn viên vườn hoa của Công ty Rạng Đông cao hơn các vị trí khác.
Các kết quả nước mặt, không khí trong khuôn viên khu vực bị cháy, theo ông Nhân công bố là vượt 10-30 lần theo tiêu chuẩn của WHO và là ngưỡng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Nhưng ông Nhân cho rằng đây là "sự cố mất an toàn hóa chất ở quy mô trung bình", với các khuyến cáo phạm vi vùng ô nhiễm theo tiêu chuẩn của WHO và châu Âu là 500m tính từ hàng rào kho đến khu vực xung quanh.
Khoảng 15,1 – 27,2 kg thủy ngân phát tán ra môi trường sau vụ cháy Công ty Rạng Đông |
Lo ngại nhiễm độc thủy ngân
Liên quan đến khối lượng thủy ngân phát tán ra môi trường và nguy cơ ô nhiễm từ đó gây ra, trả lời trên Gia đình Xã hội, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) khẳng định: "Môi trường đã bị ô nhiễm thuỷ ngân. Nếu cứ duy trì lượng thuỷ ngân trong môi trường thì cư dân khu vực có nguy cơ sẽ bị nhiễm thuỷ ngân".
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay, cần phải tách bạch hai vấn đề là thủy ngân trong môi trường và thủy ngân trong cơ thể con người. Ở thời điểm hiện tại, sức khoẻ con người không phụ thuộc vào lượng thủy ngân đang nhiễm ở môi trường, mà phụ thuộc vào lượng thủy ngân đã nhiễm vào cơ thể.
Thủy ngân xâm nhiễm vào cơ thể con người diễn ra ở 4 cấp độ là: Nhiễm độc lượng nhỏ, cấp tính mức vừa, cấp tính trầm trọng và mãn tính.
Nhiễm độc lượng nhỏ thì trong quá trình trao đổi chất, hoạt động, chất độc trong cơ thể sẽ tự tiêu tan.
Nhiễm độc ở cấp độ cấp tính mức vừa thì cơ thể con người xuất hiện các hiện tượng như đau bụng, đau đầu, có lượng thủy ngân trong máu…
Cơ thể bị nhiễm độc ở cấp độ cấp tính mức trầm trọng thì sẽ tử vong.
Cuối cùng, nhiễm độc mãn tính là thường xuyên tiếp xúc với chất độc tồn tại trong môi trường, con người có nguy cơ nhiễm độc dần dần, tức là tích độc dần dần trong cơ thể. Đây gọi là hiện tượng nhiễm độc trường diễn.
Người dân cần làm gì?
Đến thời điểm hiện tại, vụ cháy Công ty Rạng Đông không gây tử vong về người thì đồng nghĩa là không có trường hợp nào bị nhiễm thủy ngân cấp tính trầm trọng. Tuy nhiên, với kết quả mà Bộ TN&MT đã công bố, nếu hiện trường sau cháy không được xử lý kịp thời thì con người dễ có nguy cơ bị nhiễm độc trường diễn. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới hệ thống cơ, xương khớp, hệ thống thần kinh, nhận thức và chức năng sinh sản của con người.
Chính vì vậy, để tránh câu chuyện nhiễm độc mãn tính, việc làm đầu tiên mang tính kịp thời là cần nhanh chóng xử lý hiện trường sau cháy.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh thẳng thắn: "Giải pháp duy nhất bây giờ là phòng độc bằng cách hạn chế sử dụng nguồn thực phẩm trong khu vực lân cận tâm cháy. Ngoài ra, phải xác định rõ, nhiễm thuỷ ngân là nhiễm độc, vụ cháy là rủi ro xã hội. Cho nên, chính quyền địa phương và các tổ chức liên quan cần có phương án chống độc là tổ chức, động viên người dân đi khám miễn phí. Nếu bị nhiễm độc thủy ngân thì cần phải có phác đồ điều trị.