Làm gì khi con dậy thì,ương bướng khiến cha mẹ 'phát điên'?

Sau cú tát 'nổ đom đóm mắt', chưa nguôi cơn giận, ông bố lớn tiếng đuổi con ra khỏi nhà. Không nói thêm một lời, thằng bé tức giận bỏ đi luôn khiến cả nhà bị một phen khốn khổ 
 

Làm gì khi con dậy thì,ương bướng khiến cha mẹ 'phát điên'?
Lam gi khi con day thi,uong buong khien cha me 'phat dien'?
Con trai tuổi nổi loạn ương bướng, nói hỗn khiến bố mẹ điên đầu.

14 tuổi, con trai chị Hà (Ba Đình, Hà Nội) thay tính, đổi nết. Từ một bé trai ngoan ngoãn, cậu trở nên nổi loạn đến mức bố mẹ, gia đình phải chịu những cú "sốc liên hoàn".

Đi học thì chểnh mảng, ngày nào cũng bị cô giáo nhắn tin đề nghị phụ huynh nhắc nhở. Năm học cuối cấp bậc THCS, chị Hà lo con không vào được trường công lập như ý nên càng thúc ép con học nhiều.  Sợ con trốn học, đi chơi,… chị Hà không dám cho con tự đi học trung tâm với bạn bè mà mời gia sư về nhà để tiện giám sát việc học thêm của con.

“Tôi cố gắng hết sức, hy sinh tất cả cho con nhưng nhận lại là những nỗi buồn, thất vọng. Dẫu biết là tuổi này con đang ẩm ương nhưng không thể tin bọn trẻ giờ hư quá.

Mẹ nói một câu con cãi một câu. Bảo con phải học tử tế sau này còn "kiếm cơm" thì con cãi lại "giỏi đã chắc gì giàu". Nói con đừng chơi với bạn này, bạn kia thì con phản đối rằng mẹ phân biệt, còn lầm bầm mẹ biết gì mà nói”, chị Hà buồn bã kể.

Có lần hai mẹ con to tiếng với nhau, chồng chị hôm đó không kiềm chế được đã lao vào thẳng tay tát con và mắng con. Trong cơn nóng giận, anh đuổi con ra khỏi nhà. Không nói thêm một lời, thằng bé hầm hầm đi luôn trước sự bàng hoàng của cả gia đình.

Sau lần đấy, chị Hà rất vất vả mới đưa được con trở về nhà, nhưng con trai chị đã hoàn toàn thay đổi. Con trở nên lầm lì, không nói không rằng và luôn tìm cách tránh mặt bố.

Chuyên gia tâm lý Phạm Hiền, Trung tâm Đào tạo kĩ năng sống Wedo – Wegood phân tích trường hợp của chị Hà: "Ở tuổi này, các con gàn dở trong sự hoang mang. Dù cái tôi của con lớn nhưng suy nghĩ còn non nớt vì mới chỉ dừng lại ở sự bắt đầu thực hành để trải nghiệm thực tế.

Nếu con muốn thể hiện thì thay bằng phủ nhận, chê bai, thậm chí quát mắng, cấm đoán..., cha mẹ hãy bình tĩnh lắng nghe con để con được giải tỏa sự bí bách muốn thể hiện cho bằng hết cái lối suy nghĩ có thể sai, có thể không giống ai của con.

Không có ai đúng hay ai sai, kể cả cha mẹ hay con cái. Bởi đơn giản nó là suy nghĩ, quan điểm, mong muốn riêng của mỗi người.

Vì vậy, thay bằng bắt con phải nghe, áp con phải làm theo ý mình, cấm con được cãi lệnh, cha mẹ hãy nghe và hãy thấu hiểu con thật nhiều bằng sự bình tĩnh trấn an, bình tĩnh công nhận, bình tĩnh phân tích nhẹ nhàng trong định hướng để con vẫn có cái quyền tự quyết định nhưng trên cơ sở đúng đắn từ chính kinh nghiệm của cha mẹ".

Khi cao trào của cái tôi không được công nhận thì cha mẹ mắng con "nghỉ học đi" là con sẽ có thể nghỉ ngay; hoặc kể cả cha mẹ nào có dại dột nói con "chết đi" thì cũng có những đứa trẻ có thể làm như thế... Những cách nói khiến cho cái đầu của con bị căng ra, dẫn tới bất cần hoặc cam chịu... Cứ như vậy, con có xu hướng muốn bung ra, muốn bùng nổ để thoát hết sự khó chịu đến tột cùng bên trong mà mất phương hướng...
 Cha mẹ trong những hoàn cảnh ấy, hãy cố gắng kiềm chế, nói những câu nói tích cực, tạo động lực và tin vào con kể cả con có đang sai.

Bởi vì, dù bằng cách nào mà bố mẹ dạy bảo hay tương tác tiêu cực với con thì cũng là sự va đập rất mạnh vào trí não, tiềm thức của trẻ, khiến chúng tự tạo cho bản thân sự gai góc, bất cần và phòng thủ.  Từ ánh mắt, cử chỉ, thái độ, lời nói.... của các con luôn hiện hữu như vậy.

“Thương con không ai bằng cha mẹ, hy sinh vì con cũng không ai bằng cha mẹ Nhưng vô tình thôi, cha mẹ chưa nghĩ rằng các con của chúng ta dù gì cũng chỉ là những đứa trẻ và chúng đang từng ngày phải trải nghiệm cuộc sống. Có sai thì mới biết đúng nên phải rút kinh nghiệm, phải khắc phục”, chuyên gia Phạm Hiền nhấn mạnh.

Thay vì sốt ruột, cáu gắt, chửi mắng, bố mẹ hãy bình tĩnh, trấn an, động viên, kiên trì và khích lệ con dù con mắc lỗi. Chuyên gia Phạm Hiền tin rằng, các con không thể không tích cực hơn bởi bản năng hướng thiện vốn dĩ luôn tồn tại trong con người.

Bà Hiền lưu ý thêm, cha mẹ đừng quên việc phải cảm nhận con yếu gì, thiếu gì, cần gì để phát triển tốt nhất mà đón đầu giúp con, chứ nếu "hỏng mới sửa" thì dù có sửa được cũng không thể như trước.

“Tuổi này hãy để con là một người đang trưởng thành và học để trưởng thành tốt nhất. Bố mẹ đừng bắt con là đứa trẻ cứ mãi phải bé bỏng trong vòng tay của cha mẹ.

Ở tuổi “dở ương” này, các bố mẹ nên dạy con bằng tư duy chứ không thể bằng hành vi.

Theo đó, bố mẹ không chửi mắng, chì chiết, tuyệt đối không so sánh, chê bai con với bạn bè; không áp đặt, ra lệnh; không đáp ứng tự do; không hứa rồi để đó không làm; không làm hộ, ra quyết định hộ, nhưng cũng không nên nịnh nọt vuốt ve…

Và đặc biệt, bố mẹ phải chú ý đến con, đừng chủ quan trước các bất ổn tâm lý nếu con có rối loạn lo âu, căng thẳng trong bất lực; cam chịu trong chấp nhận cực đoan; nuôi dưỡng trầm cảm khi cái tôi vượt ngưỡng cực đoan. Những việc đó có thể dẫn tới tai họa khôn lường", bà Hiền chia sẻ.

Bí quyết “trói” trẻ dậy thì không sống sa đoạ, dẫn đến giết người

(Kiến Thức) - Dậy thì là độ tuổi có sự phát triển tâm sinh lý phức tạp. Cha mẹ cần trang bị những bí quyết “trói” các em, tránh xa lối sống xa đọa, gây hậu quả nghiêm trọng như thiếu niên 15 tuổi giết tài xế grab. 

Bí quyết “trói” trẻ dậy thì không sống sa đoạ, dẫn đến giết người

Bé gái 7 tuổi dậy thì sớm vì thói quen ngủ bật đèn

Vì thói quen ngủ để đèn điện sáng, bé gái 7 tuổi đã có những dấu hiệu của dậy thì sớm hơn các bạn đồng trang lứa.

Bé gái 7 tuổi dậy thì sớm vì thói quen ngủ bật đèn
Vừa qua, mẹ của bé Dandan đến từ Ni Ba, Trung Quốc đã vô cùng lo lắng với tình trạng dậy thì sớm của con gái mình, khi bé mới chỉ 7 tuổi.
Thông thường, những phát triển mạnh mẽ của cơ thể trẻ luôn là tín hiệu đáng mừng của các bậc phụ huynh, thế nhưng, ở trường hợp của bé Dandan là hoàn toàn khác.
Be gai 7 tuoi day thi som vi thoi quen ngu bat den
Bé gái 7 tuổi dậy thì sớm vì không tắt đèn khi đi ngủ. 
Ban đầu, mẹ của em cảm thấy rất vui khi con gái mình phát triển chiều cao khá nhanh, lên tới 120cm và cao hơn hẳn các bạn cùng lứa. Thế nhưng, cô hoàn toàn không để ý rằng, bên cạnh sự phát triển chiều cao, bé gái 7 tuổi thậm chí đã phát triển cả vùng ngực.
Do công việc bận rộn nên không thường để ý đến con, một lần, mẹ Dandan tắm cho con gái mình, cô phát hiện ngực của em đã bắt đầu phát triển, giống như đang ở tuổi dậy thì, vùng ngực thậm chí đã hình thành, nhô lên ngay cả khi em mới 7 tuổi.
Vô cùng lo lắng, cô đưa con gái mình tới kiểm tra tại bệnh viện. Tại đây, bác sĩ đã nhận định bé Dandan đã dậy thì sớm và có khả năng sau này không thể cao tới 150cm. Kết quả kiểm tra cho thấy, không chỉ cấu trúc xương của Dandan giống với một đứa trẻ 10 tuổi, mà buồng trứng của em cũng phát triển lớn hơn. Tuy vậy, do cha mẹ đã bỏ lỡ giai đoạn mở đầu quan trọng thế nên ngay cả khi họ phải điều trị cho Dandan, các loại thuốc cũng sẽ có rất ít tác dụng.
Mẹ của Dandan rất băn khoăn về tình trạng của con gái mình. Nếu con gái cô không thường xuyên ăn đồ chiên, thực phẩm bổ sung hoặc nước ngọt, vật điều gì là nguyên nhân dẫn đến tuổi dậy thì sớm? Các bác sĩ đã tìm ra lý do đằng sau tuổi dậy thì đến sớm của bé gái dựa trên thói quen ngủ của Dandan - trong ba năm qua, em đã ngủ với đèn bật sáng.
Mẹ của em giải thích rằng trong nỗ lực để khuyến khích Dandan tự lập hơn bằng cách ngủ một mình nhưng lại sợ bóng tối, cô đã để con ngủ với đèn bật sáng.
Bác sĩ cho biết quá trình sản sinh melatonin ở trẻ em cao nhất vào ban đêm. Bằng cách ngủ với đèn bật, nó phá vỡ sự sản xuất hormone tự nhiên của cơ thể và ức chế nó. Theo nghiên các cứu gần đây, sự sụt giảm sản xuất melatonin có liên quan đến sự trưởng thành tình dục nhanh hơn và có thể là lý do khiến Dandan đến tuổi dậy thì ở độ tuổi sớm hơn nhiều bạn bè đồng trang lứa. Các bé gái thường đến tuổi dậy thì vào khoảng từ 9 đến 11 tuổi, trong khi các bé trai phát triển sau đó, khoảng 11 đến 13 tuổi.
"Có nhiều lý do tại sao một đứa trẻ sẽ trải qua giai đoạn dậy thì sớm, do đó, điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân càng sớm càng tốt để chúng ta có thể ngăn chặn nó. Nếu để tình trạng loãng xương bắt đầu hình thành thì đã quá muộn" , Bác sĩ của Dandan giải thích.
Be gai 7 tuoi day thi som vi thoi quen ngu bat den-Hinh-2
Theo dõi sát sao các con để nắm bắt được những sự thay đổi nhỏ trong sự phát triển của chúng. 
Bên cạnh việc chăm sóc, theo dõi cẩn thận con cái về các dấu hiệu dậy thì sớm, cha mẹ được khuyên không nên cho trẻ tiêu thụ quá nhiều protein và chất bổ sung, cùng với các sản phẩm thịt có thể đã được tiêm hormone, chính là nguyên nhân khiến con trẻ phát triển sớm. Ngoài ra, trẻ em không nên nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính, tivi, điện thoại trong nhiều giờ và quan trọng nhất là tắt đèn trong khi ngủ.
Tác hại của việc dậy thì sớm ở bé gái:
- Ảnh hưởng về tâm lý
- Quan hệ tình dục sớm
- Hạn chế chiều cao
- Ảnh hưởng đến cuộc sống và kết quả học tập
- Nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang...

Bé gái 13 tuổi nhảy lầu vì mẹ kiểm tra điện thoại: Rèn con tuổi dậy thì có khó?

(Kiến Thức) - Sự việc bé gái 13 tuổi nhảy lầu do giận mẹ kiểm tra điện thoại của mình khiến không ít bậc phụ huynh hoang mang, lo lắng. Sau vụ việc này, cha mẹ nên tìm hiểu rõ các phương pháp dạy con tuổi dậy thì.

Bé gái 13 tuổi nhảy lầu vì mẹ kiểm tra điện thoại: Rèn con tuổi dậy thì có khó?
Ngày 21/11, bé L.A.Q. (quận 10, TP.HCM) nhảy lầu do giận mẹ kiểm tra điện thoại được chuyển đến khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM từ Bệnh viện Nhân dân 115 trong tình trạng dập gan. Sau khi được các bác sĩ cấp cứu, bệnh nhi đã tỉnh táo, được theo dõi sát và điều trị bảo tồn gan. Theo bác sĩ, bé Q. nhảy lầu tự tử lúc 20h30 ngày 20/11 do giận mẹ kiểm tra điện thoại của mình. May mắn, bé không rơi thẳng xuống đất mà ngã xuống mái tôn tầng 2, sau đó đụng vào xe máy rồi tiếp đất.
Khi con đến tuổi dậy thì, sự thay đổi cả về tâm và sinh lý khiến việc dạy con của nhiều phụ huynh trở nên khó khăn hơn. Dễ tự ái là một đặc trưng trong độ tuổi dậy thì nên các em rất dễ bị tổn thương khi bị mắng nặng lời, đôi khi dẫn đến hành động nông nổi. Chính vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu các phương pháp dạy con tuổi dậy thì để giúp trẻ phát triển tốt ở độ tuổi “ẩm ương” này.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.