Lâm Đồng dừng tách thửa, rà soát việc hiến đất làm đường

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có văn bản xử lý kết quả tổng hợp việc hiến đất, mở đường nhằm mục đích tách thửa của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

Cụ thể, UBND tỉnh Lâm Đồng giao UBND các huyện yêu cầu tạm dừng san lắp mặt bằng, thi công công trình, không được làm cổng, rào chắn đối với đường đã thi công trên diện tích đã hiến làm đường để bàn giao cho địa phương quản lý làm đường công cộng.

Lam Dong dung tach thua, ra soat viec hien dat lam duong

Một con đường mới làm ở Lâm Đồng. Ảnh: Khang Nguyễn.

Đồng thời, UBND các huyện rà soát lại toàn bộ diện tích đất của các hộ hiến, trả lại đất để mở đường, san lấp mặt bằng, phân lô trên địa bàn tỉnh. Sau khi đối chiếu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới, các địa phương xem xét xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định.

Song song đó, các huyện tiến hành rà soát, lập quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy định.

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, thời gian qua trên địa bàn có một số trường hợp hiến đất làm đường giao thông mới, tách thửa đất, xây dựng nhà ở riêng lẻ tại nông thôn nhưng thực chất là hình thành các khu, điểm dân cư mới. Sau đó, nhiều cá nhân và tổ chức giới thiệu, quảng cáo giao dịch tương tự các dự án bất động sản. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn.

Do đó, từ ngày 21/1, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi trường, các huyện, thành phố tạm dừng toàn bộ việc tiếp nhận, xem xét, giải quyết các thủ tục liên quan đến việc tách thửa đất nhưng thực chất là biến tướng để đầu tư dự án bất động sản trái quy định trên địa bàn.

Việc dừng này cho đến ngày 1/3, khi Nghị định số 02/2022/NĐ-CP ban hành ngày 6/1/2022 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực.

 

Tố Chủ tịch Bình Dương: ông Dũng đánh trống... la làng?

(Kiến Thức) - "UBND tỉnh Bình Dương không chấp thuận quy hoạch chi tiết 1/500, kiến nghị tách KCN Sóng Thần 3 ra thành hai dự án, khiến ông Dũng không thể sang nhượng đất, hợp thức hóa sai lầm...", ông Võ Văn Lượng nói.

Ngày 24/10, ông Huỳnh Uy Dũng (tức Dũng “lò vôi”, ngụ phường 22, quận Bình Thạnh-TP HCM), chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần Đại Nam đã xác nhận ông gửi đơn đến Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh và Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân để tố cáo ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương về hành vi: Không phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 khu chức năng Khu công nghiệp Sóng Thần 3; không cho chuyển nhượng Quyền sử dụng đất trái luật đất đai và không phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Sóng thần 3.
Ông Huỳnh Uy Dũng, người tố cáo ông Lê Thanh Cung, chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đến Thủ tướng chính phủ.
Ông Huỳnh Uy Dũng, người tố cáo ông Lê Thanh Cung, chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đến Thủ tướng chính phủ.
Ông Võ Văn Lượng, Phó Chánh Văn Phòng UBND tỉnh Bình Dương chủ trì buổi họp báo ngày 24/10, cho biết: Lý do quy hoạch 1/500 mà phía công ty của ông Dũng đề xuất không được UBND tỉnh phê duyệt vì nó không thuộc thẩm quyền phê duyệt của lãnh đạo tỉnh.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã họp bàn và thấy quy hoạch này là không cần thiết vì nó phá vỡ quy hoạch cũ, phá vỡ quy hoạch chung nên UBND tỉnh cũng không đề bạt quy hoạch này lên cấp Trung Ương xem xét phê duyệt.
Theo ông Lượng, UBND tỉnh Bình Dương không chấp thuận quy hoạch chi tiết 1/500 mà chủ đầu tư đề xuất và cũng không chấp thuận kiến nghị của chủ đầu tư là tách KCN Sóng Thần 3 ra thành hai dự án khu đô thị Đại Nam và KCN Sóng Thần 3. Chính điều này đã khiến ông Dũng không thể sang nhượng đất đai trong khu KCN Sóng Thần 3.
Lý do vì sao ông Dũng phải tách thành hai dự án như trên, theo UBND tỉnh Bình Dương đó là cách mà ông Dũng dùng để hợp thức hóa sai lầm của mình.
Cụ thể, tháng 6/2006 Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/2000 đối với KCN Sóng Thần 3. Theo quy hoạch này, thì 61,5ha đất ở trong KCN này là đất dành để xây các tầng nhà lưu trú cho công nhân, chuyên gia, nhân viên của KCN.
Tuy nhiên, ông Dũng đã tự ý phân lô bán nền khu đất trên nhưng mượn danh nghĩa là huy động vốn. Tính đến tháng 10/2009, ông Dũng đã bán được hơn 400 tỷ đồng. Thời điểm phân lô bán nền diễn ra vào năm 2007 đến 2008 lúc mà nhà đất ở Bình Dương sốt nóng.
“Nếu Thủ tướng Chính Phủ đã nhận được được đơn thì sắp tới Trung ương sẽ cử một đoàn vào Bình Dương làm việc. Khi đó, đúng sai thế nào, xử lý ra sao sẽ được quyết định”, ông Lượng cho biết.
Đơn tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng.
Đơn tố cáo của ông Huỳnh Uy Dũng. 
Về vụ lùm xùm này, theo ông Dũng, năm 2004, UBND tỉnh Bình Dương phải thanh toán khoản nợ hơn 1000 tỷ đồng cho Bộ Tài Chính. Lãnh đạo tỉnh lúc bấy giờ đã đề nghị ông giúp tỉnh bằng cách nhận chuyển nhượng hơn 533 ha đất trong khu liên hợp Công nghiệp Dịch vụ Đô thị Bình Dương.

Cảnh hoang lạnh ở khu biệt thự tiền tỷ HN

(Kiến Thức) - Hàng chục biệt thự tiền tỷ ở khu đô thị mới Cầu Bươu, xã Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội đang bị cỏ dại “chôn vùi”. Thậm chí, đạo chích thường xuyên "ghé thăm".

Lối vào khu biệt thự ở khu đô thị mới Cầu Bươu, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Lối vào khu biệt thự ở khu đô thị mới Cầu Bươu, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Khu biệt thự được phân lô, chia căn khá rõ ràng...
Khu biệt thự được phân lô, chia căn khá rõ ràng...

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.