Đối với nam giới, một trong những bộ phận quan trọng trên cơ thể là “cơ quan sinh sản”, đặc biệt là tinh hoàn được mệnh danh là “túi bảo bối”, là huyết mạch quan trọng.
Mới đây, bác sĩ khoa tiếu niệu Trần Vĩ Kiệt và bác sĩ La Thi Tu đã chia sẻ một trường hợp bệnh đặc biệt. Trường hợp này là một nam bệnh nhân, do chạy bộ không đúng cách đã hại bản thân suýt chút nữa vô sinh.
Theo thông tin đăng tải, bệnh nhân họ Vương, rất thích chạy bộ, một hôm sau khi tập thể dục về, anh Vương thấy vùng bìu bên phải của mình rất lạ. Tuy nhiên, vì không đau, anh không quan tâm.
Vài ngày sau đó, vùng bìu bên trái bắt đầu đau nhưng anh Vương vẫn giữ thói quen chạy bộ, để hạ thể bị cọ sát mạnh. Rất nhanh, anh Vương đã đau đến mức không đi đứng được.
Ảnh minh hoạ. |
Lúc này, anh Vương mới nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề, vội vã nhờ người nhà đưa đi cấp cứu.
Sau khi thăm khám, thấy phản xạ bìu bên phải của bệnh nhân mất hẳn, xác định hiện tượng này là xoắn tinh hoàn, các bác sĩ đã bố trí phẫu thuật cấp cứu để xoay 360 độ tinh hoàn và cố định lại. Ca phẫu thuật thành công, bệnh nhân hồi phục thuận lợi.
Về vấn đề này, bác sĩ giải thích rằng tình trạng "đảo ngược tinh hoàn" hay xoắn tinh hoàn có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở thanh thiếu niên từ 12 đến 18.
Trong giai đoạn này, tinh hoàn tăng nhanh về kích thước, thể tích sẽ tăng thêm 5 lần - 6 lần, xác suất xoắn cũng được tăng lên rất nhiều. Bác sĩ giải thích khi bị xoắn tinh hoàn, thừng tinh cung cấp nguồn máu sẽ xoắn lại như một chiếc khăn xoắn, gây tắc nghẽn dây thần kinh, mạch máu và toàn bộ hệ thống bạch huyết dẫn đến tinh hoàn.
Phương pháp chẩn đoán dựa vào siêu âm. Bác sĩ cho biết khi bị xoắn tinh hoàn mà máu không thể đi qua thì siêu âm sẽ thấy lượng máu lưu thông giảm đi rất nhiều.
Nếu chẩn đoán là xoắn tinh hoàn thì để tránh thiếu máu cục bộ và hoại tử, điều trị càng sớm tiên lượng càng tốt, tinh hoàn sẽ trở lại trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, khi tình hình quá nghiêm trọng, có thể phải cắt bỏ tinh hoàn dẫn đến vô sinh.
Bác sĩ cũng lưu ý thêm, ngoài xoắn tinh hoàn, bệnh viêm tinh hoàn, viêm bao quy đầu, giãn tĩnh mạch thừng tinh, phù nề bìu, thoát vị… cũng có thể gây đau tinh hoàn. Nếu có bất kỳ hiện tượng lạ nào, vui lòng tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.
Mời quý độc giả xem thêm video: Những điều cần biết về bệnh nam khoa. (Nguồn video: TTV)