Xã hội hiện đại, nhịp sống và công việc bận rộn, việc nhịn tiểu, thậm chí hình thành thói quen nhịn tiểu, là điều thường thấy ở nhiều người. Thế nhưng, họ lại không biết rằng nhịn tiểu không những khiến nước tiểu không được thải ra ngoài mà còn ảnh hưởng đến bàng quang. Về lâu dài cũng có thể gây ra suy thận, tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau.
Bác sĩ Hồng Vỹ Kiệt, Giám đốc bộ phận y tế dự phòng, Khoa Y học Gia đình và Cộng đồng ở Đài Loan, nhắc nhở, dù bận rộn đến đâu, khi muốn đi vệ sinh, bạn không được nhịn, phải đi giải quyết khi cơ thể có nhu cầu.
Theo bác sĩ Hồng, ảnh hưởng trực tiếp và phổ biến nhất của việc nhịn tiểu đối với cơ thể là nhiễm khuẩn, tuy nước tiểu là chất thải dưới quá trình trao đổi chất nhưng lại là chất dinh dưỡng cho vi khuẩn.
Nhịn tiểu gây khả năng nhiễm trùng tương đối cao, bao gồm cả hệ thống tiết niệu trên và dưới, như viêm niệu đạo, viêm bàng quang và nghiêm trọng hơn là viêm bể thận. Bệnh nhân thường có các triệu chứng như đau thắt lưng, buồn nôn, nôn và sốt. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ suy giảm chức năng thận, chẳng hạn như suy thận.
Ảnh minh hoạ. |
Theo thống kê, tỷ lệ viêm thận bể thận ở nữ nhiều hơn nam, liên quan đến niệu đạo ngắn hơn, nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn ở niệu đạo cũng cao hơn, hệ thống sinh sản lân cận cũng dễ bị ảnh hưởng. Nếu vi khuẩn xâm nhập vào máu cũng có thể gây nhiễm trùng huyết, đe dọa đến an toàn tính mạng.
Mặt khác, việc nhịn tiểu quá thường xuyên dễ khiến chức năng điều tiết của bàng quang suy giảm dần, khả năng dự trữ nước tiểu kém dần dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần khiến người bệnh thường xuyên muốn đi vệ sinh.
Các tình huống tương tự không nhất thiết phải do kìm hãm nước tiểu mà còn bao gồm hiện tượng bàng quang hoạt động quá mức. Bệnh nhân thường muốn đi tiểu nhưng khi đi lại không có nước tiểu.
Ảnh minh hoạ. |
Điều cần chú ý là nhịn tiểu không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống đường tiết niệu, hệ sinh sản mà còn cả sức khỏe mạch máu. Bác sĩ Hồng cho biết, nghiên cứu cho thấy việc nhịn tiểu thực sự có thể làm tăng huyết áp, tăng từ 20 đến 30 mmHg tùy trường hợp, điều này rất có hại cho sức khỏe tim mạch và mạch máu não.
Thông thường bạn sẽ đi tiểu khoảng 6 đến 8 lần một ngày. Đừng vì công việc quá bận mà khiến cơ thể phải chịu đựng. Hãy đi tiểu khi cơ thể có nhu cầu.
Khi có dấu hiệu đi tiểu quá mức, tiểu thường xuyên, tiểu ra máu, đau buốt, hãy đến bệnh viện ngay để được thăm khám, tư vấn và điều trị đúng, kịp thời.
Mời quý độc giả xem thêm video: Phòng bệnh thận yếu, tiểu đêm bằng y học cổ truyền. Nguồn video: Sức khoẻ Đời Sống.