Theo bảng lãi suất huy động tiền đồng ở thời điểm 2/5, mặt bằng lãi suất tiết kiệm online ở các ngân hàng thương mại đang cao hơn từ 0,3-1,2 điểm % so với lãi suất huy động tại quầy cùng kỳ hạn.
Với kỳ hạn 6 tháng khi gửi tiền tiết kiệm online, mức lãi suất có sự chênh lệch đáng kể giữa các ngân hàng, dao động từ 5,1-8,3%.
Ở khối ngân hàng nhà nước chi phối, lãi suất tiết kiệm 6 tháng chỉ dao động quanh ngưỡng 4,9 - 5,1 %/năm, trong đó Vietcombank có mức thấp nhất là 4,9%/năm; 3 "ông lớn" còn lại gồm BIDV, Vietinbank, Agribank ở mức 5,1%/năm.
SCB có mức lãi suất tiết kiệm online cao nhất. |
Cũng là ngân hàng do nhà nước chi phối nhưng CBBank có mức lãi kỳ hạn 6 tháng trở lên cao nhất thị trường, ở mức 8,3%. Trường hợp khách hàng gửi tiết kiệm thường, lãi suất của CBBank lên đến 7,85%/năm.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng có mức lãi suất rất cao, đến 8,21% cho hình thức gửi tiết kiệm online kỳ hạn 6 tháng. Mức tiết kiệm online ở ngưỡng 7-7,9% được các ngân hàng sau áp dụng: Đông Á bank, OCB, MaritimeBank, Bảo Việt, NCB, Bắc Á Bank...
Ở kỳ hạn 9 tháng, mức lãi suất của các ngân hàng có tăng nhẹ so với kỳ hạn 6 tháng, dao động từ 4,9 - 8,36 %/năm. Ngân hàng SCB tiếp tục có mức lãi suất online cao nhất, đạt mức 8,36%. Nhóm Big 4 vẫn áp dụng mức lãi suất 4,9-5,4% cho các sản phẩm tiết kiệm online ở kỳ hạn này.
Kỳ hạn 12 tháng, lãi suất tiết kiệm online của các ngân hàng dao động từ 6,5 - 8,66 %/năm. SCB tiếp tục là ngân hàng có mức lãi suất cao nhất. Trong khi đó các ngân hàng đều giữ mức lãi suất từ 7 - 7,9%.
Lãi suất tiết kiệm online kỳ hạn 18 tháng cao hơn một chút so với kỳ hạn 12 tháng, dao động từ 6,45 - 8,76. Trong đó, cao nhất vẫn là ngân hàng SCB với mức 8,76%/năm. Các ngân hàng nhóm Big 4 lãi suất chỉ ở mức 6,45-7%/năm.
Ở các kỳ hạn dài hơn như 24 tháng và 36 tháng cho hình thức gửi online, đa số các nhà băng đều giữ nguyên hoặc thậm chí là giảm lãi suất so với kỳ hạn 18 tháng.