Lại có thêm lãnh đạo đối lập bị sát hại ở Tunisia

(Kiến Thức) - Tunisia phải đối mặt với viễn cảnh bất ổn chính trị mới sau khi một lãnh đạo đối lập bị bắn chết hôm qua ngay bên ngoài nhà riêng trong vụ ám sát chính trị thứ 2 của nước này năm nay.

Lại có thêm lãnh đạo đối lập bị sát hại ở Tunisia
Lãnh đạo đảng đối lập vừa bị ám sát Mohammed Brahmi.
Lãnh đạo đảng đối lập vừa bị ám sát Mohammed Brahmi.

Cụ thể, lãnh đạo Đảng Phong trào Nhân dân cánh tả, Mohammed Brahmi, 58 tuổi bị hạ sát bởi 11 viên đạn bắn vào người. Kẻ giết người đã hai tay súng đã bắn mưa đạn nhắm vào Mohammed Brahmi trong khi ông ngồi trong xe hơi ngay trước nhà riêng tại thủ đô Tunis.

Những kẻ tấn công phóng đi trên một xe gắn máy sau khi gây án ngay trước mắt vợ và con gái của ông Brahmi.

Dân Tunisia đổ xuống đường biểu tình sau vụ ám sát ông Mohammed Brahmi.
Dân Tunisia đổ xuống đường biểu tình sau vụ ám sát ông Mohammed Brahmi.
Trước đó, một chính trị gia cánh tả khác tên là Chokri Belaid, thuộc liên minh Mặt trận Nhân dân cũng như ông Brahmi - bị ám sát bằng cách thức tương tự hồi tháng 2. Chính phủ cáo buộc những phần tử Hồi giáo cực đoan là thủ phạm gây ra vụ ám sát.
Vụ ám sát mới nhất, trùng với dịp kỷ niệm độc lập lần thứ 56 của Tunisia, đe dọa nhấn chìm quốc gia Bắc Phi vào sự bất ổn sâu hơn khi những người ủng hộ ông Brahmi đổ về thủ đô Tunis và các thành phố khác biểu tình phản đối.
Những đám đông lớn tụ tập bên ngoài Bộ Nội vụ ở thủ đô Tunis. Trong khi đó, nhiều nguồn tin tiết lộ, những người biểu tình đã phong tỏa các con đường và đốt lốp xe tại thành phố quê hương của ông Brahmi, Sidi Bouzid. Đây là một trong những khu vực đã diễn ra các cuộc biểu tình đầu tiên dấy lên làn sóng “cách mạng mùa xuân Arab”.
Đám đông người ủng hộ vây quanh chiếc xe cấp cứu chở thi thể ông Mohammed Brahmi.
 Đám đông người ủng hộ vây quanh chiếc xe cấp cứu chở thi thể ông Mohammed Brahmi.
Đảng Ennahda bị phe đối lập chỉ trích vì không có khả năng đàn áp những phần tử Hồi giáo cực đoan và thậm chí còn khuyến khích các hoạt động của chúng.
Tuy nhiên, giới lãnh đạo Đảng Ennahda lập tức phủ nhận các cáo buộc. Trong một tuyên bố, giới lãnh đạo Đảng nhấn mạnh vụ ám sát ông Brahmi là "tội ác hèn nhát và hèn hạ" đồng thời yêu cầu điều tra, bắt giữ khẩn cấp những kẻ giết người.
Người Tunisia phản ứng trước vụ ám sát ông Mohammed Brahmi.
 Người Tunisia phản ứng trước vụ ám sát ông Mohammed Brahmi.
Tunisia đã phải vật lộn với quá trình chuyển đổi dân chủ kể từ khi cựu độc tài Zine El Abidine Ben Ali bị lật đổ bởi “mùa xuân Arập” hồi tháng 1/2011.
Một hiến pháp mới đã được soạn thảo và dự kiến sẽ được biểu quyết trong vài tuần tới. Thủ tướng Ali Lrayedh cho biết, trong tuần này cuộc bầu cử tổng thống mới sẽ được tổ chức trước khi kết thúc năm.
Quốc hội lập hiến của Tunisia mà ông Brahmi là một thành viên tuyên bố hôm nay là ngày quốc tang để tưởng nhớ ông.
Lên án vụ ám sát Brahmi, Tổng thống Pháp Francois Hollande nhấn mạnh: "Tất cả các lực lượng chính trị và xã hội ở Tunisia phải chứng minh ... tinh thần trách nhiệm cần thiết để bảo vệ sự thống nhất của đất nước cũng như đảm bảo quá trình chuyển đổi dân chủ không bị gián đoạn".

10 “điểm nóng” trên thế giới năm 2013

10 “điểm nóng” trên thế giới năm 2013
Ai Cập vẫn còn bất ổn sau khi Tổng thống Mubarak bị lập đổ.
Ai Cập vẫn còn bất ổn sau khi Tổng thống Mubarak bị lập đổ. 

Khủng hoảng kinh tế Mỹ và EU

Tháng 1/2013, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký phê chuẩn phương án giải quyết "vách đá tài chính" nhưng chưa thể hóa giải được tận gốc vấn đề tăng thuế của người giàu, cắt giảm thâm hụt ngân sách và nợ trần của Chính phủ. Ở châu Âu, cuộc khủng hoảng nợ công trong khu vực Eurozone sẽ buộc hàng loạt nước như Hy Lạp, Pháp, Italia, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha phải tiếp tục duy trì các biện pháp khắc khổ để từng bước phục hồi tăng trưởng. 

Syria

Năm 2013 sẽ là thời điểm có ý nghĩa quyết định cuộc xung đột ở Syria, thậm chí là sự tồn tại của Syria như một quốc gia có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Trong khi đó, thông tin về cuộc chiến tranh ở Syria đầy mâu thuẫn, mù mờ, khiến dư luận khó có thể biết được chính xác đâu là nguyên nhân, đâu là giải pháp cần tháo gỡ. 

“Mùa xuân Arập” sinh ra “trái đắng” cực đoan

“Mùa xuân Arập” sinh ra “trái đắng” cực đoan
"Mùa Xuân Arập" sinh ra "trái đắng" cực đoan chống Mỹ.
 "Mùa Xuân Arập" sinh ra "trái đắng" cực đoan chống Mỹ.

Điều này được Giám đốc Cơ quan tình báo Mỹ James Kliper nêu trong báo cáo hàng năm về các mối đe dọa hiện đại.

Nhật Bản điều chiến đấu cơ “dọa” tàu Trung Quốc

(Kiến Thức) - Nhật Bản hôm qua triển khai một phi đội chiến đấu cơ để "dọa" 4 tàu và máy bay quân sự Trung Quốc xâm nhập quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Nhật Bản điều chiến đấu cơ “dọa” tàu Trung Quốc
Một phi đội máy bay chiến đấu F-15j của Nhật Bản.
Một phi đội máy bay chiến đấu F-15j của Nhật Bản.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.