Lạc lối ở khu rừng đầm lầy than bùn có 1-0-2 Việt Nam

Lạc lối ở khu rừng đầm lầy than bùn có 1-0-2 Việt Nam

Rừng đầm lầy than bùn là kiểu rừng rất đặc thù và độc đáo, được hình thành ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, nơi đất úng khiến thực vật chết không bị phân hủy hoàn toàn...

Nằm bên bờ vịnh Thái Lan, thuộc địa phận hai tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau,  rừng U Minh là khu rừng đầm lầy than bùn duy nhất hiện diện ở Việt Nam.
Nằm bên bờ vịnh Thái Lan, thuộc địa phận hai tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau, rừng U Minh là khu rừng đầm lầy than bùn duy nhất hiện diện ở Việt Nam.
Khu rừng này có diện tích khoảng 2.000 km², được chia thành hai phần, phần trên là Vườn quốc gia U Minh Thượng, phần dưới là Vườn quốc gia U Minh Hạ, được ngăn cách bởi sông Trẹm và sông Cái Tàu.
Khu rừng này có diện tích khoảng 2.000 km², được chia thành hai phần, phần trên là Vườn quốc gia U Minh Thượng, phần dưới là Vườn quốc gia U Minh Hạ, được ngăn cách bởi sông Trẹm và sông Cái Tàu.
Rừng U Minh được coi là nơi có giá trị sinh khối cao nhất so với các kiểu rừng khác ở Việt Nam. Đây là nơi sinh sống của khoảng 250 loài thực vật, hơn 180 loài chim, hơn 20 loài bò sát...
Rừng U Minh được coi là nơi có giá trị sinh khối cao nhất so với các kiểu rừng khác ở Việt Nam. Đây là nơi sinh sống của khoảng 250 loài thực vật, hơn 180 loài chim, hơn 20 loài bò sát...
Với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và hoang sơ, rừng U Minh đã trở thành vùng đất huyền thoại trong tâm thức cư dân Nam Bộ. Nhà văn Đoàn Giỏi đã lấy khu rừng làm bối cảnh để viết tác phẩm Đất rừng phương Nam.
Với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và hoang sơ, rừng U Minh đã trở thành vùng đất huyền thoại trong tâm thức cư dân Nam Bộ. Nhà văn Đoàn Giỏi đã lấy khu rừng làm bối cảnh để viết tác phẩm Đất rừng phương Nam.
Trên thế giới, hệ sinh thái than bùn nhiệt đới tương tự rừng U Minh được ghi nhận ở ba khu vực: Trung Mỹ, Châu Phi và Đông Nam Á. Trong đó, Indonesia chiếm một nửa diện tích rừng đầm lầy than bùn toàn cầu.
Trên thế giới, hệ sinh thái than bùn nhiệt đới tương tự rừng U Minh được ghi nhận ở ba khu vực: Trung Mỹ, Châu Phi và Đông Nam Á. Trong đó, Indonesia chiếm một nửa diện tích rừng đầm lầy than bùn toàn cầu.
Trên phương diện khoa học, rừng đầm lầy than bùn được coi là kiểu rừng rất đặc thù và độc đáo, được hình thành ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, nơi đất úng khiến thực vật chết không bị phân hủy hoàn toàn.
Trên phương diện khoa học, rừng đầm lầy than bùn được coi là kiểu rừng rất đặc thù và độc đáo, được hình thành ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, nơi đất úng khiến thực vật chết không bị phân hủy hoàn toàn.
Do quá trình phân hủy chất hữu cơ chậm hơn quá trình tạo ra chất hữu cơ từ sự chết của thực vật nên chất dư thừa sẽ tích tụ dưới dạng than bùn. Theo thời gian, một bể than bùn hình thành dưới nền rừng.
Do quá trình phân hủy chất hữu cơ chậm hơn quá trình tạo ra chất hữu cơ từ sự chết của thực vật nên chất dư thừa sẽ tích tụ dưới dạng than bùn. Theo thời gian, một bể than bùn hình thành dưới nền rừng.
Rừng đầm lầy than bùn thường được bao quanh bởi rừng mưa vùng đất thấp trên đất thoát nước tốt và rừng ngập mặn nước lợ hoặc nước mặn gần bờ biển.
Rừng đầm lầy than bùn thường được bao quanh bởi rừng mưa vùng đất thấp trên đất thoát nước tốt và rừng ngập mặn nước lợ hoặc nước mặn gần bờ biển.
Là một trong những nơi có trữ lượng carbon hữu cơ gần bề mặt lớn nhất, rừng đầm lầy than bùn nhiệt đới có tầm quan trọng lớn đối với thế giới về mặt sinh thái. Đây là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng cao như đười ươi và hổ Sumatra.
Là một trong những nơi có trữ lượng carbon hữu cơ gần bề mặt lớn nhất, rừng đầm lầy than bùn nhiệt đới có tầm quan trọng lớn đối với thế giới về mặt sinh thái. Đây là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng cao như đười ươi và hổ Sumatra.
Dù là một trong những kiểu rừng đang bị đe dọa nhiều nhất (do nạn phá rừng và biến đổi khí hậu), nhưng cho đến nay rừng đầm lầy than bùn là kiểu rừng ít được nghiên cứu và chưa được hiểu rõ nhất.
Dù là một trong những kiểu rừng đang bị đe dọa nhiều nhất (do nạn phá rừng và biến đổi khí hậu), nhưng cho đến nay rừng đầm lầy than bùn là kiểu rừng ít được nghiên cứu và chưa được hiểu rõ nhất.
Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.

GALLERY MỚI NHẤT