Lạ lùng: Quân đội Mỹ "học cách dùng" pháo Liên Xô

Lạ lùng: Quân đội Mỹ "học cách dùng" pháo Liên Xô

(Kiến Thức) - Khá bất ngờ khi các binh sĩ Mỹ không chỉ được làm quen với các loại vũ khí công nghệ cao của Nga, mà giờ đây còn có cả các loại vũ khí bộ binh thông thường từ súng chống tăng cho đến cả lựu pháo.

Theo Defence-Blog, trong một đợt huấn luyện mới đây tại trại Fort Hood, Texas, các binh sĩ của Lữ đoàn hỗ trợ an ninh 3 thuộc Lục quân Mỹ đã được học cách sử dụng một trong những mẫu lựu pháo phổ biến nhất của Quân đội Nga là D-30 122mm. Nguồn ảnh: Nicholas Vidro.
Theo Defence-Blog, trong một đợt huấn luyện mới đây tại trại Fort Hood, Texas, các binh sĩ của Lữ đoàn hỗ trợ an ninh 3 thuộc Lục quân Mỹ đã được học cách sử dụng một trong những mẫu lựu pháo phổ biến nhất của Quân đội Nga là D-30 122mm. Nguồn ảnh: Nicholas Vidro.
Được biết, sở dĩ các binh sĩ Mỹ phải làm quen với  pháo D-30 là vì quân đội các quốc gia đồng minh với Washington được trang bị khá nhiều mẫu pháo này, và binh sĩ Mỹ cần phải biết cách vận hành một khẩu D-30 như thế nào trong các hoạt động diễn tập hoặc huấn luyện quân sự chung. Nguồn ảnh: Nicholas Vidro.
Được biết, sở dĩ các binh sĩ Mỹ phải làm quen với pháo D-30 là vì quân đội các quốc gia đồng minh với Washington được trang bị khá nhiều mẫu pháo này, và binh sĩ Mỹ cần phải biết cách vận hành một khẩu D-30 như thế nào trong các hoạt động diễn tập hoặc huấn luyện quân sự chung. Nguồn ảnh: Nicholas Vidro.
Về cơ bản việc vận hành một khẩu lựu pháo như D-30 không quá phức tạp như các mẫu lựu pháo khác của Quân đội Mỹ, tuy nhiên để làm chủ được loại vũ khí có tuổi đời gần 60 tuổi và không được trang bị máy tính đường đạn không phải là một chuyện dễ dàng đối với lính pháo binh Mỹ vốn phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ. Nguồn ảnh: Nicholas Vidro.
Về cơ bản việc vận hành một khẩu lựu pháo như D-30 không quá phức tạp như các mẫu lựu pháo khác của Quân đội Mỹ, tuy nhiên để làm chủ được loại vũ khí có tuổi đời gần 60 tuổi và không được trang bị máy tính đường đạn không phải là một chuyện dễ dàng đối với lính pháo binh Mỹ vốn phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ. Nguồn ảnh: Nicholas Vidro.
Được biết việc binh sĩ Mỹ được học cách sử dụng các loại vũ khí Liên Xô hay Nga sau này không phải là chuyện gì đó quá mới, khi nó bắt đầu được thực hiện từ thời Chiến tranh Lạnh. Mục tiêu của các chương trình huấn luyện này là giúp binh sĩ Mỹ làm quen và nắm rõ tính năng các loại vũ khí của đối phương từ đó đưa ra các giải pháp khắc chế hoặc sử dụng chính chúng để đánh lại địch. Nguồn ảnh: Nicholas Vidro.
Được biết việc binh sĩ Mỹ được học cách sử dụng các loại vũ khí Liên Xô hay Nga sau này không phải là chuyện gì đó quá mới, khi nó bắt đầu được thực hiện từ thời Chiến tranh Lạnh. Mục tiêu của các chương trình huấn luyện này là giúp binh sĩ Mỹ làm quen và nắm rõ tính năng các loại vũ khí của đối phương từ đó đưa ra các giải pháp khắc chế hoặc sử dụng chính chúng để đánh lại địch. Nguồn ảnh: Nicholas Vidro.
Trong ảnh là một binh sĩ Mỹ nạp đạn pháo 122mm cho lựu pháo D-30 trong đợt huấn luyện tại trại Fort Hood. Nguồn ảnh: Nicholas Vidro.
Trong ảnh là một binh sĩ Mỹ nạp đạn pháo 122mm cho lựu pháo D-30 trong đợt huấn luyện tại trại Fort Hood. Nguồn ảnh: Nicholas Vidro.
Lựu pháo D-30 122mm được xem là một trong những dòng lựu pháo thành công nhất của Liên Xô, khi có hơn 60 nước trên thế giới sử dụng. Một trong những điểm đặc biệt nhất của D-30 là dùng bệ pháo 3 chân, cho phép pháo thủ nhanh chóng quay pháo 360 độ. Nguồn ảnh: dvidshub
Lựu pháo D-30 122mm được xem là một trong những dòng lựu pháo thành công nhất của Liên Xô, khi có hơn 60 nước trên thế giới sử dụng. Một trong những điểm đặc biệt nhất của D-30 là dùng bệ pháo 3 chân, cho phép pháo thủ nhanh chóng quay pháo 360 độ. Nguồn ảnh: dvidshub
Liên Xô phát triển D-30 (định danh là 2A18) từ cuối những năm 1950, được đưa vào biên chế chính thức 1963, và nó cũng đóng vai trò thay thế cho pháo M-30 có trong trang bị của Quân đội Liên Xô khi đó. Nguồn ảnh: dvidshub
Liên Xô phát triển D-30 (định danh là 2A18) từ cuối những năm 1950, được đưa vào biên chế chính thức 1963, và nó cũng đóng vai trò thay thế cho pháo M-30 có trong trang bị của Quân đội Liên Xô khi đó. Nguồn ảnh: dvidshub
Về thiết kế của D-30, nó có trọng lượng chiến đấu 3,21 tấn, dài 5,4m, rộng 1,9m, kíp pháo thủ 8 người. Pháo có thể đạt tầm bắn hiệu quả 15,4km hoặc 21,9km với đạn tăng tầm, tốc độ bắn cao nhất 10-12 phát/phút hoặc trung bình 5-6 phát/phút. Nguồn ảnh: dvidshub
Về thiết kế của D-30, nó có trọng lượng chiến đấu 3,21 tấn, dài 5,4m, rộng 1,9m, kíp pháo thủ 8 người. Pháo có thể đạt tầm bắn hiệu quả 15,4km hoặc 21,9km với đạn tăng tầm, tốc độ bắn cao nhất 10-12 phát/phút hoặc trung bình 5-6 phát/phút. Nguồn ảnh: dvidshub
Hiện tại D-30 là một trong những mẫu lựu pháo phổ biến nhất thế giới và được sử dụng trong quân đội hơn 60 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều nước là đồng minh với Mỹ như Afghanistan, Iraq, Pakistan... Nguồn ảnh: dvidshub
Hiện tại D-30 là một trong những mẫu lựu pháo phổ biến nhất thế giới và được sử dụng trong quân đội hơn 60 quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều nước là đồng minh với Mỹ như Afghanistan, Iraq, Pakistan... Nguồn ảnh: dvidshub
Mời độc giả xem video: Binh sĩ Afghanistan huấn luyện với lựu pháp D-30. (nguồn AiirSource Military)

GALLERY MỚI NHẤT