Ảnh minh họa: Internet. |
Nàng dâu - đồng minh đặc biệt của bố chồng
Chung sống với mẹ chồng khó tính, tôi vẫn được xem là cô dâu thảo hiền và “bí quyết” của tôi chỉ có thế: "đồng minh đặc biệt" - bố chồng!
15 năm chung sống cùng bà mẹ chồng khó tính, tôi vẫn được xem là cô dâu thảo hiền và “bí quyết” của tôi chỉ có thế: "đồng minh đặc biệt" - bố chồng!
Làm dâu khi tuổi còn trẻ, lúc ở nhà mẹ đẻ, tôi là con út nên được anh chị nhường nhịn, gánh đỡ cho mọi việc. Vậy nên những ngày đầu làm vợ, làm dâu của tôi thật khó khăn bên bà mẹ chồng khó tính. Đã vậy, bà còn quán triệt: "Bố mẹ chỉ có mình vợ chồng con nên không có chuyện sống riêng".
Chồng tôi là con một, lại thuộc diện con hiếm muộn nên anh ấy như một vị vua con trong nhà. Mọi việc liên quan đến anh, mẹ chồng tôi quan tâm từng ly từng tí. Mẹ nói nhiều với tôi về sở thích ăn uống của anh, chỉ đạo tôi thay đổi món thế nào, mùa đông mùa hè cần thay đổi ra sao. Ban đầu, tôi xem đó là việc đương nhiên, vì với người vợ, chăm sóc chồng cũng là một hạnh phúc. Nhưng sau đó tôi thấy không ổn và muốn anh cũng có sự quan tâm chia sẻ lại với mọi người.
Ảnh minh họa. |
Một ngày Chủ nhật, chỉ có tôi và bố chồng ở nhà. Trong bữa cơm, ông bảo: "Mẹ con là người có tính bảo thủ khó sửa, bố con mình phải tìm cách sống chung với nó. Con đừng nặng nề quá, cuộc sống sẽ càng khó khăn, nếu cần bố giúp gì con cứ nói". Thật lạ, chỉ câu nói ngắn ngủi ấy của ông nhưng tôi cảm thấy như được tiếp thêm sức mạnh. Lâu nay cứ mải lo sợ, đối phó mẹ chồng, tôi quên mất bên cạnh mình vẫn có bố chồng rất quyền uy đối với vợ con.
Sau lần ấy, tôi bắt đầu để ý đến cách sống, ứng xử của bố mẹ chồng. Bố chồng tôi là người điềm tĩnh dù trong gia đình ông không có nhiều ý kiến nhưng vẫn giữ vai trò trụ cột, tiếng nói của ông rất có trọng lượng. Mẹ chồng tôi thường ngày xét nét con dâu, chỉ đạo con trai theo ý mình nhưng mọi công to việc lớn bà vẫn phải chờ tiếng nói của ông. Tôi cũng để ý, mỗi lần mẹ chồng con dâu mâu thuẫn, chồng tôi bênh vợ nhưng chẳng bao giờ dám to tiếng với mẹ. Nhưng cũng cao trào ấy, bố chồng chỉ lên tiếng "bà thôi đi" thì lập tức bà dịu ngay.
Lần nào bà bảo thủ, cao giọng chỉ trích lại chồng, ông tuyên bố: "Bà cứ khiến cả nhà mất vui, tôi cho chúng nó sống riêng đấy. Lúc đó thì bà mất hẳn con trai". Nghe vậy, mẹ chồng tôi lập tức chuyện lớn hoá nhỏ ngay vì hiểu tính ông "đã nói là làm".
Từ đó, tôi âm thầm kéo bố chồng làm đồng minh để hoá giải mâu thuẫn với mẹ chồng, thậm chí bố chồng còn giúp tôi "cải tạo" chồng rất hiệu quả. Trước đây mỗi lần anh có lỗi với vợ, mẹ chồng tôi bênh anh chằm chặp và chỉ trích tôi.Việc đó đã khiến cho chồng tôi đã sai lại càng sai, quan hệ vợ chồng lắm lúc căng như dây đàn. Giờ, tôi chuyển chiến thuật tìm đến bố chồng nhỏ nhẹ tâm sự và nhờ ông khuyên giải, góp ý. Quả nhiên, chồng tôi có thể bất chấp ý kiến của vợ, cãi lại ý của mẹ nhưng lại không thể phớt lờ lời giáo huấn của bố.
15 năm chung sống cùng bà mẹ chồng khó tính, tôi vẫn được xem là cô dâu thảo hiền và “bí quyết” của tôi chỉ có thế: "đồng minh đặc biệt" - bố chồng!
Nửa đêm bị bố chồng tát, lôi ra khỏi nhà
Những ngày đầu về làm dâu, bố mẹ chồng ra lườm vào nguýt và còn bóng gió cho rằng chồng lấy phải đứa “tịt ngòi”...
Năm nay tôi 34 tuổi, là nhân viên kế toán một cơ quan hành chính sự nghiệp, chồng 39 tuổi, là phó phòng kinh doanh của một ngân hàng có tiếng. Tôi và chồng quen biết và yêu nhau từ ngày học đại học. Tình yêu của chúng tôi gặp rất nhiều sóng gió từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chủ yếu là do phía bố mẹ chồng tôi không đồng ý.
Sở dĩ bố mẹ chồng tôi nhất quyết không cho chúng tôi đến với nhau bởi vì gia đình hai bên không “môn đăng hộ đối”. Trong khi nhà chồng có nhà cửa đàng hoàng ở Thủ đô thì nhà tôi lại ở vùng quê nghèo, bố mẹ quanh năm vất vả cũng chỉ làm đủ ăn và dành giụm cho chị em tôi ăn học.
Nhưng có lẽ, nguyên nhân sâu xa nhất là bố mẹ tôi sinh con một bề (tôi là cả, dưới còn hai em gái). Chồng là con độc đinh, nhà chồng lại ở vai vế cao trong họ nên bố chồng tôi có tư tưởng rất nặng nề về việc có con trai nối dõi. Bố chồng tôi cho rằng, nếu con trai lấy tôi, ông sẽ không có thằng cháu đích tôn nối dõi tông đường. Theo ông, về chuyện sinh đẻ, con gái thường giống mẹ. Vì mẹ tôi có tới 3 đứa con gái nên tôi sau này có lấy chồng cũng khó mà có con trai.
Ảnh minh họa. |
Những ngày đầu về làm dâu, bố mẹ chồng ra lườm vào nguýt và còn bóng gió cho rằng chồng lấy phải đứa “tịt ngòi” vì mãi không thấy con dâu có tin mừng. Một năm sau, tôi có thai. Những ngày đầu sau khi được vợ chồng tôi thông báo, ông bà mừng ra mặt, và cũng nhờ con tôi được bố mẹ chồng cho hưởng hạnh phúc làm dâu mà cả năm trời tôi vẫn ao ước. Bố chồng không còn lườm, nguýt, nói xoáy tôi nữa, còn mẹ chồng sáng nào cũng hỏi tôi muốn ăn gì, thèm gì để đi chợ mua.
Cái phúc ấy của tôi cũng chỉ được vỏn vẹn 3 tháng đầu, từ sau khi siêu âm biết kết quả là con gái, chuyện đâu lại về đó, thậm chí còn nặng nề hơn. Suốt thời gian mang thai đến khi sinh, tôi đều tự làm mọi việc nhà, từ chuyện chợ búa cơm nước, đến giặt giũ, lau nhà cửa. Dù mẹ chồng tôi đã nghỉ hưu, nhưng bà không hề giúp tôi chuyện nhà, thời gian rảnh rỗi, bà đi chơi họ hàng, tập Yoga, sinh hoạt câu lạc bộ hưu trí hoặc xem tivi.
Khi con gái đầu được một tuổi, vì có mẹ đẻ từ quê lên chăm sóc con giúp nên tôi cũng đỡ bận viêc hơn. Nghe các chị cùng cơ quan, tôi tiếp tục mang thai bé thứ 2 vì nghĩ sinh và chăm một thể. Nhưng bố chồng không hài lòng, ông nói vì con cái còn nhỏ quá không nên đẻ ngay, để hai năm nữa là năm đẹp. Nhưng tôi biết đấy chỉ là cái cớ mà thôi bởi ông đâu có quý cháu gái, cái chính là ông đã tính toán kỹ lưỡng, xem thầy bói và được thầy phán hai năm nữa tôi sẽ sinh được con trai. Ông muốn tôi bỏ cái thai đó đi, nhưng tôi không làm theo.
Con gái nhỏ chưa đầy năm tôi phải cai sữa vì không thể có nhiều thời gian bên con. Đáng lẽ phải cho con ngủ với ông bà nội để cháu quên hẳn ti mẹ, thì chồng tôi lại không đồng ý vì sợ cháu quấy làm mất giấc ngủ của ông bà, nên vẫn để con ngủ trong nôi phòng hai vợ chồng. Tối đến, con khát sữa đòi mẹ nên khóc ré lên. Chỉ đến khi con bé khóc đến lạc cả giọng, mẹ chồng tôi mới đón cháu về phòng. Lúc đó, chồng tôi bực mình nên đã chửi tôi trước mặt bố mẹ và cả vợ chồng cậu em. Tôi bực quá đã cãi nhau lại với chồng và định bế con đi khỏi nhà.
Bố chồng tôi thấy vậy không những không can ngăn lại, ông chạy đến chỗ tôi, tát tôi một cái như trời giáng cho rằng tôi hỗn láo. Đã vậy, ông còn lôi xềnh xệch hai mẹ con ra khỏi nhà và đuổi đi giữa đêm khuya và không quên ném vào mặt tôi câu nói đầy chua chát: “Mày cút khỏi nhà tao đồ không biết đẻ con trai. Mày cút đi để thằng Hùng đi lấy đứa khác, chứ cái ngữ mày có đẻ nữa cũng chỉ thị mẹt mà thôi”.
Tôi đau đớn, ê chề khi phải bước ra khỏi nhà chồng giữa đêm khuya lạnh lẽo. Đến gõ cửa nhà đứa bạn vào nửa đêm và kể mọi chuyện, nó khuyên tôi nên về nhà xin lỗi bố mẹ chồng bởi nếu bây giờ ra đi, tôi sẽ mất tất cả. Mất quyền nuôi một đứa con nếu ly dị, và quan trọng hơn, với đồng lương ít ỏi, tôi sẽ không thể cho con gái cuộc sống no ấm, còn một đứa nữa sẽ phải ở với dì ghẻ, rồi tương lai của nó sẽ ra sao.
Hôm sau tôi quay về xin lỗi bố mẹ chồng và bố chồng ra điều kiện, ông chỉ chấp nhận nếu tôi sinh cho ông một đứa cháu trai. Nhưng làm sao tôi có thể chắc chắn nếu sinh nữa tôi sẽ đẻ con trai, hơn nữa sau khi đẻ hai đứa đầu bằng phương pháp sinh mổ, tôi sợ đẻ đứa thứ ba sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bây giờ không tiếp tục đẻ tôi buộc phải ký vào đơn ly dị, sẽ mất hết tất cả. Tôi nên làm thế nào bây giờ?
Mánh khóe ăn uống giảm cân không cần đổ mồ hôi
(Kiến Thức) - Vài mánh khóe mang tính khôn vặt dưới đây cực kỳ hiê%3ḅu quả nếu bạn lười tâ%3ḅp tành và có ý định ăn uống giảm cân.
Sử dụng loại cốc cao, nhỏ. Chuyên gia tâm lý khuyên dùng loại cốc cao, nhỏ mỗi ngày. Đây là một thủ thuật ăn uống giảm cân hiệu quả. Thực tế, loại cốc này không chứa “phép màu” khiến người uống giảm cân. Đơn giản nó mang lại hiệu ứng đánh lừa tâm lý, khiến người dùng cảm giác đã uống nhiều nước mà dừng lại, hạn chế tới 25 – 30% khả năng nạp dưỡng chất từ nước ngọt. |