Kỷ vật vô giá về những ngày đầu đất nước độc lập

Kỷ vật vô giá về những ngày đầu đất nước độc lập

(Kiến Thức) - Sau ngày Quốc khánh 2/9/1945, một tâm thế phấn chấn bao trùm khắp mọi miền đất nước. Hàng triệu người đặt niềm tin vào tương lai tươi sáng khi được làm chủ vận mệnh của mình trong một đất nước độc lập...

Bức tượng đồng tái hiện cảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945, tác phẩm của nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo. Hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Bức tượng đồng tái hiện cảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945, tác phẩm của nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo. Hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Bản in Tuyên ngôn Độc lập, văn bản tuyên bố với toàn thể nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế về sự ra đời của nước  Việt Nam độc lập. Bản tuyên ngôn khẳng định: "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!".
Bản in Tuyên ngôn Độc lập, văn bản tuyên bố với toàn thể nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế về sự ra đời của nước Việt Nam độc lập. Bản tuyên ngôn khẳng định: "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy!".
Mô hình lễ mừng Quốc khánh ở vườn hoa Norodom, Sài Gòn ngày 2/9/1945. Trong buổi lễ, GS Trần Văn Giàu tuyên bố "Việt Nam từ một xứ thuộc địa đã trở thành một nước độc lập. Việt Nam từ một đế chế đã trở thành một nước cộng hòa. Việt Nam đương tiến bước trên đường sống...". Ảnh: Hiện vật của Bảo tàng TP HCM.
Mô hình lễ mừng Quốc khánh ở vườn hoa Norodom, Sài Gòn ngày 2/9/1945. Trong buổi lễ, GS Trần Văn Giàu tuyên bố "Việt Nam từ một xứ thuộc địa đã trở thành một nước độc lập. Việt Nam từ một đế chế đã trở thành một nước cộng hòa. Việt Nam đương tiến bước trên đường sống...". Ảnh: Hiện vật của Bảo tàng TP HCM.
Một trong số các lá thư nhân dân khắp cả nước gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi đất nước giành độc lập. Sau ngày 2/9/1945, một tâm thế phấn chấn bao trùm khắp mọi miền đất nước. Hàng triệu người đặt niềm tin vào tương lai tươi sáng khi được làm chủ vận mệnh của mình. Ảnh: Hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Một trong số các lá thư nhân dân khắp cả nước gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh sau khi đất nước giành độc lập. Sau ngày 2/9/1945, một tâm thế phấn chấn bao trùm khắp mọi miền đất nước. Hàng triệu người đặt niềm tin vào tương lai tươi sáng khi được làm chủ vận mệnh của mình. Ảnh: Hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Hòm phiếu dùng trong ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 1 của nhân dân huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, ngày 6/1/1946. Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ “tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu, nghèo, tôn giáo, dòng giống…”.
Hòm phiếu dùng trong ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 1 của nhân dân huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, ngày 6/1/1946. Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ “tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu, nghèo, tôn giáo, dòng giống…”.
Bản Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thông qua tại Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa I, ngày 9/11/1946. Hiến pháp đánh dấu sự cáo chung của nền thống trị ngoại bang, tuyên bố nước Việt Nam độc lập từ Bắc đến Nam, theo chế độ dân chủ nhân dân, quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo; các quyền tự do dân chủ được đảm bảo…
Bản Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thông qua tại Kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khóa I, ngày 9/11/1946. Hiến pháp đánh dấu sự cáo chung của nền thống trị ngoại bang, tuyên bố nước Việt Nam độc lập từ Bắc đến Nam, theo chế độ dân chủ nhân dân, quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo; các quyền tự do dân chủ được đảm bảo…
Mõ tre của nhân dân thôn Kiểu Trung, Thọ Lộc, Phúc Thọ, Sơn Tây (Hà Nội) dùng báo động khi quân Tưởng Giới Thạch đến cướp phá, 1946. Sau ngày độc lập, chủ quyền đất nước vẫn phải đối diện với nhiều thách thức lớn. Trong bối cảnh mới, một cuộc đấu tranh trường kỳ bắt đầu...
Mõ tre của nhân dân thôn Kiểu Trung, Thọ Lộc, Phúc Thọ, Sơn Tây (Hà Nội) dùng báo động khi quân Tưởng Giới Thạch đến cướp phá, 1946. Sau ngày độc lập, chủ quyền đất nước vẫn phải đối diện với nhiều thách thức lớn. Trong bối cảnh mới, một cuộc đấu tranh trường kỳ bắt đầu...
Mời bạn đọc xem video: Kỷ niệm 74 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2019). Nguồn VTV

GALLERY MỚI NHẤT