Ký ức tang thương sau 15 năm sóng thần Ấn Độ Dương giết chết 230.000 người

Ký ức tang thương sau 15 năm sóng thần Ấn Độ Dương giết chết 230.000 người

Những ký ức về trận sóng thần giết chết 230.000 người khắp nhiều nước châu Á năm 2004 vẫn còn là nỗi ám ảnh sau 15 năm.

Ngày 26/12 năm nay đánh dấu 15 năm kể từ khi một trận động đất 9,1 độ làm rung chuyển bờ biển tỉnh Aceh của Indonesia, gây ra trận sóng thần làm thiệt mạng hơn 230.000 người ở Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan và 9 nước khác.
Ngày 26/12 năm nay đánh dấu 15 năm kể từ khi một trận động đất 9,1 độ làm rung chuyển bờ biển tỉnh Aceh của Indonesia, gây ra trận sóng thần làm thiệt mạng hơn 230.000 người ở Indonesia, Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan và 9 nước khác.
Khi cơn địa chấn tạo ra một đứt gãy sâu dưới Ấn Độ Dương, từng đợt sóng cao đến gần 18 mét tràn vào bờ, cuốn trôi các khu dân cư chỉ trong vài giây.
Khi cơn địa chấn tạo ra một đứt gãy sâu dưới Ấn Độ Dương, từng đợt sóng cao đến gần 18 mét tràn vào bờ, cuốn trôi các khu dân cư chỉ trong vài giây.
Aceh, tỉnh tự trị nằm về phía bắc đảo Sumatra của Indonesia, là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất, với tổng cộng 128.858 người thiệt mạng, theo thống kê của chính phủ và các tổ chức cứu tế.
Aceh, tỉnh tự trị nằm về phía bắc đảo Sumatra của Indonesia, là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất, với tổng cộng 128.858 người thiệt mạng, theo thống kê của chính phủ và các tổ chức cứu tế.
Số người chết tăng lên từng ngày. Thi thể nằm rải rác trên đường chờ được mang đi, trong khi xác các nạn nhân vẫn tiếp tục trôi dạt vào bờ và bắt đầu phân hủy.
Số người chết tăng lên từng ngày. Thi thể nằm rải rác trên đường chờ được mang đi, trong khi xác các nạn nhân vẫn tiếp tục trôi dạt vào bờ và bắt đầu phân hủy.
Các bệnh viện và nhà xác chật vật chữa trị người bị thương cũng như xử lý số thi thể đang trương lên từng ngày.
Các bệnh viện và nhà xác chật vật chữa trị người bị thương cũng như xử lý số thi thể đang trương lên từng ngày.
Hơn 570.000 người mất nhà cửa và 179.000 ngôi nhà, cao ốc bị phá hủy tại Indonesia, khi con sóng tấn công một vùng rộng lớn dọc theo bờ biển.
Hơn 570.000 người mất nhà cửa và 179.000 ngôi nhà, cao ốc bị phá hủy tại Indonesia, khi con sóng tấn công một vùng rộng lớn dọc theo bờ biển.
Sri Lanka là nơi chịu thiệt hại nặng nề thứ hai với khoảng 40.000 người chết.
Sri Lanka là nơi chịu thiệt hại nặng nề thứ hai với khoảng 40.000 người chết.
Thái Lan, nơi sóng thần ập vào các thị trấn nghỉ mát ven biển phía nam, cũng có 5.400 người thiệt mạng, trong đó có nhiều du khách nước ngoài.
Thái Lan, nơi sóng thần ập vào các thị trấn nghỉ mát ven biển phía nam, cũng có 5.400 người thiệt mạng, trong đó có nhiều du khách nước ngoài.
Tại Ấn Độ, gần 42.000 người, hay khoảng 10.000 gia đình, mất nhà cửa sau khi sóng thần tấn công các đảo ngoài khơi bờ biển phía đông.
Tại Ấn Độ, gần 42.000 người, hay khoảng 10.000 gia đình, mất nhà cửa sau khi sóng thần tấn công các đảo ngoài khơi bờ biển phía đông.
Hơn 3.500 người đã thiệt mạng trên các đảo này, trong khi gần 9.000 người thiệt mạng trên đất liền Ấn Độ, chủ yếu ở bang Tamil Nadu.
Hơn 3.500 người đã thiệt mạng trên các đảo này, trong khi gần 9.000 người thiệt mạng trên đất liền Ấn Độ, chủ yếu ở bang Tamil Nadu.
Cộng đồng quốc tế đã thực hiện một chiến dịch cứu tế khổng lồ, với ước tính 13,6 tỷ USD viện trợ chính thức và quyên góp cá nhân.
Cộng đồng quốc tế đã thực hiện một chiến dịch cứu tế khổng lồ, với ước tính 13,6 tỷ USD viện trợ chính thức và quyên góp cá nhân.
Những người thiệt mạng trong thảm kịch sóng thần 2004 đã không nhận được bất cứ cảnh báo nào từ chính quyền và gần như không có cơ hội thoát thân.
Những người thiệt mạng trong thảm kịch sóng thần 2004 đã không nhận được bất cứ cảnh báo nào từ chính quyền và gần như không có cơ hội thoát thân.
Từ đó, hàng triệu đô-la đã được đổ vào một mạng lưới trung tâm thông tin động đất, sóng thần rộng lớn, lắp đặt các thiết bị trên biển và bờ biển cũng như các tháp cảnh báo.
Từ đó, hàng triệu đô-la đã được đổ vào một mạng lưới trung tâm thông tin động đất, sóng thần rộng lớn, lắp đặt các thiết bị trên biển và bờ biển cũng như các tháp cảnh báo.
Hơn 400 triệu USD đã được chi ở 28 quốc gia cho hệ thống cảnh báo sớm, bao gồm 101 máy đo mực nước biển, 148 máy đo địa chấn và 9 phao.
Hơn 400 triệu USD đã được chi ở 28 quốc gia cho hệ thống cảnh báo sớm, bao gồm 101 máy đo mực nước biển, 148 máy đo địa chấn và 9 phao.
Dù vậy, vẫn còn những nghi ngờ về khả năng ứng phó thực sự của các quốc gia ven bờ Ấn Độ Dương nếu một trận sóng thần khác xảy ra.
Dù vậy, vẫn còn những nghi ngờ về khả năng ứng phó thực sự của các quốc gia ven bờ Ấn Độ Dương nếu một trận sóng thần khác xảy ra.

GALLERY MỚI NHẤT