Ký ức người lính Tây Nguyên về những ngày 30/4 lịch sử

(Kiến Thức) - Chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch mở màn cho cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975, trong ký ức của mình, đại tá Lê Xuân Thư còn nhớ như in những ngày 30/4 lịch sử.

 

Trong không khí cả nước tưng bừng kỷ niệm 44 năm giải phóng mềm Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2019), đại tá Lê Xuân Thư (nguyên sĩ quan Bộ tư lệnh Tây Nguyên, thư ký đại tướng Chu Huy Mân) nhớ về những ký ức ngày 30/4 hào hùng. 
Những ngày tháng 4 của 44 năm trước, đại tá Thư cùng các đồng đội chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên, đây là chiến dịch mở đầu cho cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975.
Chia sẻ với PV Kiến Thức về những ký ức hào hùng, ông Thư nói: "Chiến tranh đã đi qua 44 năm, những trang sử hào hùng đã trở thành ký ức. Những chiến công hiển hách của quân và dân ta lịch sử đã ghi lại đầy đủ thành tư liệu. 
Để có được chiến thắng ngày hôm nay, ngoài những hy sinh xương máu của các chiến sĩ đã ngã xuống, đã để lại một phần thân thể của mình nơi chiến trường thì không thể không kể đến công lao của nhân dân... đặc biệt là của đồng bào Tây Nguyên đối với bộ đội cụ Hồ."
Ky uc nguoi linh Tay Nguyen ve nhung ngay 30/4 lich su
Sơ đồ chiến dịch Tây Nguyên năm 1975 
Nhân ngày kỷ niệm 44 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trong không khí ngày 30/4 lịch sử, đại tá Thư kể lại những tình cảm không thể nào quên trong những năm tháng chiến đấu, đặc biệt là sự giúp đỡ, che trở và hy sinh của đồng bào trong chiến dịch Tây Nguyên, tạo tiền đề mở  ra những trận thắng như chẻ tre để chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. 
Đồng bào nuôi bộ đội 
Đại tá Thư kể: Sau chiến thắng Mậu Thân(1968), Tây Nguyên mất đi sự chi viện của miền Bắc nên liên tiếp 2 năm không có gạo ăn. Trong hội nghị báo cáo công tác hậu cần, ban chỉ huy báo cáo: “Hiện nay lương thực ở trong kho chỉ đảm báo được một tuần. Nên bộ tư lệnh quyết định tất cả các đơn vị và cơ quan phải đi phát lương làm rẫy trồng sắn để ăn còn rau ngô đậu thì dành cho người ốm, thương binh”
Sắn được trồng ở khắp mọi nơi, được chế biến thành nhiều món nào là mài ra để đồ, mài ra để gói bánh trưng sắn …
Sắn ở Tây Nguyên được trồng ra không chỉ nuôi phục vụ lực lượng chiến đấu ở Tây Nguyên mà còn phải cung cấp cho anh em hành quân đường giao liên đi qua. Thời đấy, quy định nghiêm là tất cả đơn vị là nhổ một cây sắn anh phải chặt cây ra để trồng xuống.
Có lần tôi bị sốt rét 41 độ, vào bệnh viện nằm không có cơm, các anh em, y bác sĩ tráng bánh cuốn sắn , hôm đó lại vào dịp mùng 2/9 thế là mỗi người được đĩa bánh cuốn tráng bằng sắn hoặc là được bát lạc mà bệnh viện trồng được ăn tết Độc lập.
Không có muối, mấy anh em đi chở thồ, hành quân qua những cái kho người ta đựng muối để ở trên sàn, muối để lâu bị rỉ nước, anh em xuống hứng nước chảy xuống rồi cho vào cái lọ rồi đến bữa bỏ ra ăn. Nhiều đơn vị anh em phải đốt cỏ chanh xong hòa với nước lọc mà ra vì trong cỏ chanh nó cũng có 1 tỷ lệ muối nhất định.
Ở chiến trường Tây Nguyên thiếu gạo, thiếu muối, thiếu đủ mọi thứ. 
Đặc điểm lớn nhất của Tây Nguyên là sốt rét, không ai vào chiến trường Tây Nguyên mà không sốt rét cả, dù anh có khỏe trẻ như thế nào đi chăng nữa mà hầu như vào chiến trường khi ấy toàn những thanh niên tuổi 19-20 thôi.
Có những đồng chí chưa vào đến đơn vị đi hành quân dọc đường giao liên bị sốt rét chọc hết cả đầu, chống cái gậy lụ khụ như ông già. Sốt rét mỏi quá đi hành quân không theo được kịp đơn vị được, nhiều anh mắc võng lên nằm mà sốt rét ác tính không có thuốc nên là chết mà chết đến hôm sau đơn vị đi tìm thì mối xông đến khoét hết cả 2 mắt, con mối ở Tây Nguyên nó kinh khủng lắm như đốt ngón tay vậy. Ở đây, mối vắt rất nhiều nếu đi đêm nó cứ rào rào ra.
Có những đồng chí sốt rét khát nước thế là xuống suối lấy nước uống thì lăn ra đấy chết, chết thảm thương lắm.
Ky uc nguoi linh Tay Nguyen ve nhung ngay 30/4 lich su-Hinh-2
 Đại tá Lê Xuân Thư (thời còn trẻ)
Khi trinh sát chuẩn bị đánh vào Đức Vinh, Đức Cơ hành quân đi 7 ngày thì 2 ngày đầu là mang một gói cơm nắm ăn 2 ngày, ngày thứ 3 trở đi là ăn bánh trưng gói bằng sắn đến ngày thứ 5 trở đi hết rồi thì ăn bằng gạo rang mà mỗi người đi phía trước thì đều có túi gạo rang (gạo nấu lên thành cơm xong bắt đầu cho vào chảo rang nó khô đi rồi đóng vào túi) để đề phòng khi nào lạc đường hoặc hết lương thực chưa về được đơn vị thì ăn. Nhưng mà ăn thì nó khát nước, mà thời kì đó đóng chốt ở núi Phượng Hoàng tất cả phải đi tìm vào đúng cái mùa khô, sông suối nó đều cạn mà ra sông có nước thì lộ địch nó phát hiện ra thì chết.
May lúc bấy giờ tìm được cái suối cạn, gốc cây cứ rỉ rỉ từng giọt một anh em phải lấy xẻng khoét cào cái vùng đấy ra cho nước dâng lên rồi múc cái đó cho vào bi đông đùm vào túi ni lông mang về. Mang về là mỗi cái bi đông đấy phải cho 2 viên thuốc để khử trùng nhưng cái nước chắt ở trong bùn ra nó tanh nên khi cho thuốc vào nó càng tanh hơn, đặt vào mồm không thể nuốt được nhưng mà lúc đấy giờ khát phải uống. Khổ lắm…!
Có những lần không còn gì để ăn cả, mới tìm được cái bản mà đồng bào người ta bỏ chạy vào rừng lập căn cứ. Chỉ vào chặt buồng chuối xanh để cho vào nồi luộc ăn. Nhưng có một lần, bất chợt gặp địch mải đánh nhau với bên địch đến lúc xong thì có một đồng chí chiến sĩ trúng đạn dựa người vào đống chuối, khẩu súng vẫn cầm trên tay quả chuối luộc bóc rồi mà chưa chưa kịp ăn đã hi sinh.
Anh em phải cõng đồng chí đấy về, cõng 3 ngày thì người cứng lại phải cho vào võng khênh về đơn vị chôn chứ không được chôn ở căn cứ của địch
Mà chôn thì nhiều trường hợp mất tích không tìm lại được xác vì ngày đấy chôn thì chỉ lấy cái xẻng bới bới ra lấp đất lên kín người thế thôi rồi viết một cái sơ đồ mà cái sơ đồ đó chỉ là gốc cây, hướng Nam, hướng Bắc mà mưa của Tây Nguyên thì nó to lắm chỉ một 2 trận mưa là những cái mô đó san phẳng hết không còn gì. Nên sau này nhiều liệt sĩ không tìm thấy mộ cũng vì thế
Tình quân dân như cá với nước
"Đồng bào tốt lắm cho đến giờ vẫn không thể quên được, bộ đội cần gì đồng bào giúp, thiếu gì đồng bào cho nếu như đồng bào có. Có những bản bà con nói: Bộ đội không sợ đói, bộ đôi cứ đánh được thằng giặc, thằng Mỹ nó ác như con thú rừng nếu đánh thắng được thằng Mỹ giành lại được núi rừng, có núi rừng là có tất cả” - đại tá Thư nói.
Đại tá kể tiếp: Trồng được lúa, thu hoạch được gạo thì về cả bản giã gạo xong hôm sau mang ra giúp bộ đội. Có những khu vực đồng bào giành ra hẳn một cái rẫy trồng ngô trồng mướp trồng rau. Đồng bào bảo: “Đây là nương rẫy dành cho bộ đội, bộ đội đi qua cứ vào lấy mà ăn”
Nhưng mà quân đội mình có kỉ luật, không được lấy của dân cho dù người ta nói thế. Có 1 hôm 1 đồng chí đi qua rẫy thì lấy mấy quả mướp của dân thì có người phát hiện được người ta vào người ta báo đơn vị, ông chỉ huy đơn vị mới dẫn đồng chí chiến sĩ đến tận bản gặp ông trưởng bản và gặp gia đình có lương rẫy này để xin lỗi bộ đội có khuyết điểm với dân lấy mướp của đồng bào thì bà ấy vừa khóc: “chính chúng tôi mới là người có lỗi, bởi vì đồng bào không có cho bộ đội ăn đủ chính đồng bòa Tây Nguyên mới là người có lỗi”.
Đại tá Thư nhớ những ngày chiến dịch Tây Nguyên: "Khi đánh nhau với giặc, đồng bào ra giúp đỡ bộ đội gùi súng đạn, gạo... cả bản được huy động ra mặt trận. Hồi đấy, có một bà mẹ vùi 2 quả đầu đạn B40, tay phải dắt thằng bé 4 tuổi, phía trước dìu 1 thằng bé hơn 1 tuổi mang đạn ra bàn giao cho quân đội. Khi bàn giao xong, đồng bào cứ ngồi xung quanh không về hỏi sao người ta không về thì đồng bào bảo: “đồng bào ngồi đây để giúp bộ đội nếu có thương binh thì đồng bào lại giúp bộ đội khênh cán về hậu cứ."
Ky uc nguoi linh Tay Nguyen ve nhung ngay 30/4 lich su-Hinh-3
Đại tá Lê Xuân Thư.
Trước những tình cảm của đồng bào, bộ đội như được tiếp thêm sức mạnh và tinh thần để chiến đấu. Nhờ đó, chiến dịch Tây Nguyên đã chiến thắng vang dội với những trận thắng làm suy sụp hệ thống quân sự của ngụy quân, ngụy quyền như chiến thắng Buôn Ma Thuột... 
Từ những trận thắng mở màn trong chiến dịch Tây Nguyên, các cánh quân của ta đồng loạt nổ súng, làm nên cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đại tá Lê Xuân Thư sinh ngày 22/12/1946, ông nhập ngũ ngày 22/2/1965 khi còn chưa đầy 19 tuổi. Sau khi tham gia chiến dịch Thượng Lào rồi hành quân vào Nam đóng ở trung đoàn 40 trực thuộc B3 Tây Nguyên, năm 1970 ông đi học sĩ quan chính trị đến 1971 ông được cử về Bộ tư lệnh Tây Nguyên cho đến khi giải phóng miền Nam. Sau giải phóng ông tiếp tục tham gia các chiến dịch bảo vệ biên giới Tây – Nam, giải phóng Campuchia, chiến dịch biên giới phía Bắc. Trải qua nhiều chức vụ với nhiều khu vực đóng quân khác nhau. Tới giữa năm 1985 sau khi kết thúc chiến tranh biên giới phía Bắc ông được điều về Bộ trực thuộc Cục Tổ chức Tổng cục Chính trị và làm thư kí cho Đại tướng Chu Huy Mân. Đến tháng 10/2008 ông nhận quyết định nghỉ hưu kết thúc gần 44 năm quân đội.

Chiến dịch Tây Nguyên 1975: Thành công kế hoạch giam chân địch

(Kiến Thức) - Nhiệm vụ của Sư đoàn 968 được giao nghi binh mở màn chiến dịch Tây Nguyên 1975, được thực hiện theo bài bản...

Ta sử dụng cả Sư đoàn 968 để thực hiện mưu kế này. Khi về đến Tây Nguyên, sư đoàn bắt tay ngay vào việc trinh sát địa hình, nhận bàn giao chiến trường của hai sư đoàn và từ đầu tháng 2/1975, cho một trung đoàn bố trí ở Bắc Kon Tum, tiếp nhận các trận địa của Sư đoàn 10 để lại, thường xuyên duy trì các hoạt động trinh sát, bắn tỉa, pháo kích, đánh địch lấn ra như Sư đoàn 10 vẫn làm.
Nghi binh qua làn sóng điện

Vị tướng “Trương Phi” và giọt nước mắt đánh đòn con trai út

Thượng tướng Vũ Lăng có tiếng là vị tướng “Trương Phi”. Còn đối với các con, ông là một người cha như thế nào?

Vi tuong “Truong Phi” va giot nuoc mat danh don con trai ut
Thượng tướng Vũ Lăng và vợ con trước khi đi Chiến dịch Tây Nguyên. 
“Ai đã từng làm việc với Thượng tướng Vũ Lăng, một vị tướng tài ba của Quân đội ta, đều nhắc mình rằng, mỗi khi có chuyện bất bình, cặp râu xồm của ông dựng lên, thì tốt nhất là tìm cách lánh xa rồi “hạ hồi phân giải”.
Tài năng đi kèm với những cơn nổi trận lôi đình của vị tướng này thì nhiều người đã biết, nhưng còn thế giới nội tâm giàu tình cảm, chân thành với đồng chí, đồng đội của ông thì không phải ai cũng hay” – Đây là những dòng hồi tưởng của Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, với tư cách một người đồng đội cùng làm việc trên chiến trường.
Còn trong cuộc sống gia đình, ông là một người cha như thế nào?
Anh Vũ Quân, cậu con trai út ra đời khi Thượng tướng Vũ Lăng gần 50 tuổi, chia sẻ những kỷ niệm rất riêng tư về người cha thân yêu của mình.
Thượng tướng Vũ Lăng
Thượng tướng Vũ Lăng (1921–1988) tên thật là Đỗ Đức Liêm, quê quán tại xã Ngũ Hiệp, Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Ông là một trong những vị tướng lập được nhiều chiến công lớn trong những trận đánh quan trọng của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông là một trong những chiến sĩ Nam tiến đầu tiên chiến đấu ở mặt trận Nha Trang - Ninh Hòa. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông là quyết tử quân của trung đoàn Thủ Đô, tham gia chiến đấu bảo vệ Bắc Bộ phủ, sau đó là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 54, trung đoàn Thủ đô (E102), đại đoàn 308.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung đoàn 98, đại đoàn 316 do Vũ Lăng là trung đoàn trưởng đã thắng trong trận đánh đồi C1 góp phần quan trọng vào chiến thắng của chiến dịch.
Ông là người đã có công lao to lớn trong chiến thắng của Chiến dịch Tây Nguyên mà trận Buôn Ma Thuột là điển hình, với cương vị là Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên và Phó Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên.
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ông là Tư lệnh Quân đoàn 3, có nhiệm vụ giải phóng sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu Ngụy. Quân đoàn của ông là đơn vị đầu tiên đặt chân đến cửa ngõ Sài gòn (chiều ngày 29/4/1975)
Từ năm 1977 - 1988, ông là Viện trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Học viện Lục quân.
Ông là 1 trong 6 người đầu tiên của quân đội được phong hàm Giáo sư khoa học quân sự.
Giản dị và chỉn chu
Anh Quân cho biết “Ba tôi là một người rất nóng tính, không chỉ trong công việc mà cả trong cuộc sống hàng ngày, nhưng ông không bao giờ cáu giận vô cớ.
Ông là một người rất nghiêm khắc, nguyên tắc và chỉn chu. Trong gia đình tôi có một số nguyên tắc sống nhất định mà ông dạy dỗ, con cái nhà buộc phải tuân thủ, mà đối với nhiều người có thể thấy đây là những điều khá kỳ lạ.
Bên cạnh việc nhất định phải sống có trên có dưới, phải biết nhường nhịn, ra ngoài đường phải ăn mặc sạch sẽ, chỉn chu, phải lễ phép với người lớn, thì khi ăn chúng tôi không được mặc áo may ô 3 lỗ...”.
Mỗi khi có lễ lạt, ông đều tự chuẩn bị quần áo, là lượt cho thẳng thớm, cài huân huy chương cho ngay hàng thẳng lối. Mỗi khi đi ra ngoài, ông đều ăn mặc chỉnh tề và yêu cầu những người quanh ông cũng phải như thế.
“Hồi ở Học viện Lục quân ở Đà Lạt, các cán bộ chiến sĩ của học viện rất ngại chạm mặt ông ở đơn vị vì nếu ăn mặc lúi xùi thì thể nào cũng bị ông gọi lại và chỉnh đốn tác phong, trang phục” – anh Quân vui vẻ nhớ lại.
Thượng tướng Vũ Lăng sống giản dị, tiết kiệm. Những năm ông làm Viện trưởng Học viện Lục quân ở Đà Lạt, thường xuyên phải đi công tác Sài Gòn bằng đường bộ, lúc đó đường xá đi lại khó khăn phải mất 7 - 8 tiếng nên luôn phải nghỉ chân để ăn trưa dọc đường, nhưng ông không bao giờ ghé hàng quán nào mà thường xuyên mang cơm nắm, muối vừng, thịt dim theo và ghé vào rừng cao su ở dọc đường để nghỉ chân.
Đám cưới của các con, ông cũng yêu cầu phải làm thật tiết kiệm và giản dị. Riêng khách của ông - chỉ có vài cán bộ thân thiết ở Học viện - ông mời đến nhà ăn cơm thân mật chứ không mời ra nhà hàng.
Nóng tính nhưng rất tình cảm, điều này đồng đội ngoài chiến trường còn cảm nhận được, nên những người trong nhà càng đặc biệt thấm thía điều này. “Ba tôi rất chiều và nhường nhịn phụ nữ, ông luôn có một sự ưu ái dành cho mẹ tôi, chị tôi nói riêng trong gia đình và những người phụ nữ khác ngoài xã hội”.
Vi tuong “Truong Phi” va giot nuoc mat danh don con trai ut-Hinh-2
Thượng tướng Vũ Lăng và gia đình dịp Tết năm 1985. 

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.