Ký ức 2/9/1945 của cụ bà cao tuổi nhất thế giới ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Ngày độc lập 70 năm trước, cụ bà cao tuổi nhất  thế giới là một trong số hàng chục nghìn người dân Nam Bộ có mặt tại lễ đài trên đường Cộng Hoà.

Ký ức 2/9/1945 của cụ bà cao tuổi nhất thế giới ở Việt Nam
Chiều một ngày cuối tháng 8/2015, chúng tôi tìm về nhà cụ Nguyễn Thị Trù (122 tuổi) - cụ bà cao tuổi nhất thế giới ở xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP HCM để thăm. Khi chúng tôi đến, con cháu đang quay quần bên cụ Trù cùng chia sẻ những niềm vui sau khi cụ được Hiệp hội Kỷ lục Thế giới (World Records Association – WRA) chính thức xác lập là “người cao tuổi nhất thế giới”.
Ky uc 2/9/1945 cua cu ba cao tuoi nhat the gioi o Viet Nam
Nhiều đoàn thể, cá nhân chúc mừng cụ Nguyễn Thị Trù được vinh danh người thọ nhất thế giới.
Bà Nguyễn Thị Ba (76 tuổi, con dâu út của cụ Trù) dẫn chúng tôi xuống phía sau căn nhà đơn sơ nhưng sạch sẽ, mát mẽ. Cụ Trù ngồi suy tư trên chiếc võng, bên cạnh là hai chiếc giường sát nhau để cụ và bà Ba nằm nghỉ.
Ky uc 2/9/1945 cua cu ba cao tuoi nhat the gioi o Viet Nam-Hinh-2
Cụ Nguyễn Thị Trù dù đã sắp bước sang tuổi 123 và là người sống qua 3 thế kỷ, chứng kiến mọi đổi thay của đất nước vẫn còn rất khoẻ mạnh, lạc quan. 
Trông cụ Trù vẫn khỏe mạnh như cách đây nhiều năm chúng tôi từng gặp; vẫn là nụ cười đôn hậu, vô tư trên khuôn mặt ấy. Thấy chúng tôi đến thăm, cụ bảo: “Tui ở hoài trong nhà nên các chú đến thăm tui mừng lắm”. Dù năm nay cụ đã ngoài 122 tuổi nhưng cụ Trù vẫn tự đi lại, ăn uống bình thường, có chăng trí nhớ của cụ không còn được minh mẫn như trước đây.
Theo bà Ba, hàng ngày cụ ăn uống rất nhiều, đặc biệt là những món như bánh kẹo, trái cây… cụ ăn hoài không chán. Mấy năm nay do trí nhớ của cụ giảm và khuyến cáo của bác sĩ về những tình huống bất ngờ có thể xảy ra nên bà Ba hầu như lúc nào cũng túc trực bên cạnh để chăm sóc, đáp ứng mọi nhu cầu của mẹ.
“Cách đây khoảng 5 tháng chồng tôi mất, má đến nhìn con trai của mình rồi nói “nó đang ngủ” chứ không hề hay biết con đã không còn trên cõi đời này nữa. Má chỉ nhìn một lúc rồi đi xuống nhà dưới khiến con cháu, họ hàng chứng kiến ai cũng không cầm được nước mắt”, bà Ba nghẹn ngào.
Ky uc 2/9/1945 cua cu ba cao tuoi nhat the gioi o Viet Nam-Hinh-3
 Bà Ba, con dâu út của cụ bà cao tuổi nhất thế giới Nguyễn Thị Trù đang kể lại những chuyện khó quên về mẹ chồng mình vào năm đất nước được Tuyên ngôn Độc lập.
Một điều khá thú vị mà chúng tôi được bà Ba kể lại, đó là vào ngày đất nước Độc lập cách nay đúng 70 năm trước, cụ Trù là một trong số hàng chục nghìn người miền Nam có mặt trên đại lộ Cộng Hoà (nay là đường Lê Duẩn) để mừng Tết độc lập đầu tiên trong không khí hân hoan, lời thề sắt son quyết đấu tranh giữ nước.
“Những năm về làm dâu, vợ chồng tôi được má Trù kể lại cái ngày hạnh phúc mà má cùng người dân xã Đa Phước đi bộ hàng chục cây số rat trung tâm Sài Gòn để mừng Tết độc lập, tham gia cuộc mít tinh, diễu hành lịch sử.”, bà Ba kể lại.
Ky uc 2/9/1945 cua cu ba cao tuoi nhat the gioi o Viet Nam-Hinh-4
Nhân dân Sài Gòn nổi dậy giành chính quyền vào ngày 25/8/1945 (ảnh tư liệu).
Theo bà Ba thì vài năm trước dù tuổi đã cao nên những biến cố trong đời có cái quên cái nhớ. Tuy nhiên với sự kiện ngày 2/9/1945 thì má chồng của bà hình như không phai trong ký ức. Cụ Trù vẫn nhắc hoài hình ảnh ông Trần Văn Giàu, lúc đó là Chủ tịch Uỷ ban Hành chính lâm thời Nam bộ đứng trên lễ đài đặt trên đường Cộng Hoà ứng khẩu bài diễn văn trong khi cùng thời điểm nay ở Thủ đô Hà Nội, Bác Hồ kính yêu đang đọc Tuyên ngôn độc lập tải quảng trường Ba Đình lịch sử.
“Tôi nhớ hoài lời kể của má khi tại lễ mít tinh chiều 2/9/1945, lúc ông Trần Văn Giàu dõng dạt: Đồng bào ở đây có ai thừa nhận một quan toàn quyền cai trị xứ mình không? Có ai chịu bó tay để cho chế độ thực dân ra mặt hay giấu mặt trở lại không? thì biển người phía dưới đồng thanh đáp không! khôn! không!. Câu chuyện của má đã khiến con, cháu nghe qua đều cảm nhận được niềm hạnh phúc của cụ bà”, bà Ba nhớ lại.
Ky uc 2/9/1945 cua cu ba cao tuoi nhat the gioi o Viet Nam-Hinh-5
Lễ đài độc lập ngày 2-9-1945 tại Sài Gòn (Bức tranh trưng bày tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh) 
Nói về bí quyết sống trường thọ của mẹ, bà Ba chia sẻ: “Thời còn trẻ má tôi làm việc như nam giới, tất cả mọi công việc trong gia đình má đều đảm đương hết. Trong bữa ăn, má chỉ ăn sôi uống chín, thích ăn bánh, trái cây và uống nước nhiều. Điều tôi khâm phục là trong cuộc sống má rất thương yêu mọi người và con cháu, dù trong hoàn cảnh khó khăn nào nhưng bà ấy vẫn sống vô tư, không quan tâm đến chuyện tiền bạc… có lẽ vì những điều đó mà má sống trường thọ được như hôm nay.
Bà Ba kể, cụ Trù có tất cả 11 người con (3 người con gái, 8 người con trai), hiện chỉ duy nhất 1 người còn sống đó là bà Nguyễn Thị Đê năm nay đã 82 tuổi.
“Sau ngày đất nước thống nhất, lúc đó má tôi cũng gần bước sang tuổi 80 nhưng vẫn luôn ao ước một lần được ra Hà Nội viếng lăng vị lãnh tụ vĩ đại Chủ tịch Hồ Chí Minh. Con cháu cũng có những dự định để đưa cụ ra thăm lăng Bác nhưng thời điểm sau ngày đất nước giải phóng việc đi lại từ Nam ra Bắc còn khó khăn, điều kiện gia đình chưa có. Bây giờ thì chắc điều ước của má chúng tôi không thực hiện được nữa rồi”, bà Ba đượm buồn chia sẻ.
Đúng 14h ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà trên đường Lê Duẩn, quận 1 ngày nay. Từ sáng sớm, hàng chục nghìn người dân khắp nơi đã tề tựu về để chờ đợi thời khắc lịch sử, ai cũng hân hoan, hô vang lời thề sắt son quyết đấu tranh giữ nước.
Ky uc 2/9/1945 cua cu ba cao tuoi nhat the gioi o Viet Nam-Hinh-6
Bộ tem kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Giáo sư Trần Văn Giàu, nguyên Bí thư Xứ ủy Nam bộ, Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Nam bộ, Chủ tịch Ủy ban Hành chính lâm thời Nam bộ… 
Trước đó vài ngày, Uỷ ban Hành chính lâm thời Nam bộ nhận điện báo từ Trung ương cho biết thời điểm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập và Đài tiếng nói Việt Nam sẽ truyền thanh trực tiếp để đồng bào Sài Gòn nghe được bản Tuyên ngôn lịch sử này và tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân Nam bộ hoà chung không khí Tết độc lập của cả nước.
Mọi sự chuẩn bị hoàn tất, đúng 14h ngày 2/9/1945, do thời điểm đó việc truyền thanh còn yếu, máy thu phát quá cũ cùng với thời tiết hôm đó lại xấu nơi ở Sài Gòn không thể nghe được Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Để trấn an hàng chục nghìn nhân dân có mặt, Ban tổ chức đã mời giáo sư Trần Văn Giàu, lúc đó là Bí thư Xứ uỷ Nam bộ, Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Nam bộ kiêm Chủ tịch Uỷ ban Hành chính lâm thời Nam bộ lên lễ đài phát biểu. Giáo sư Trần Văn Giàu đã ứng khẩu bài diễn văn sâu sắc, hùng hồn và nhận được sự hưởng ứng, ủng hộ nồng nhiệt của hàng chục nghìn người dân có mặt.

105 tuổi, 12 con, 100 cháu, giành giải cụ ông đẹp lão

105 tuổi, 12 con, 100 cháu, giành giải cụ ông đẹp lão

(Kienthuc.net.vn) - “Nhờ bà ấy “nuôi” tốt nên già này mới sáng suốt, minh mẫn, mắt tỏ để đọc báo, làm thơ, thi thố tài năng và quan trọng hơn là sống thọ nhất cái TP. Đà Nẵng này.” - cụ Đinh Thử (SN 1907, làng La Châu, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng) cười tếu trong niềm tự hào về người bạn “trăm năm”.

12 con, 100 cháu

Cụ bà đơn độc ở Đà Lạt qua đời ở tuổi 108

Cụ bà đơn độc ở Đà Lạt qua đời ở tuổi 108
Cụ là Đinh Thị Cảnh, sinh năm 1906 quê gốc Hà Tĩnh. Cụ vốn là người phụ nữ sớm gặp bất hạnh, lấy chồng được ít năm thì chồng qua đời khi cụ mới chỉ 27 tuổi. Sau khi chồng mất, không ít người đàn ông có hoàn cảnh tương tự ngỏ ý cưới cụ về làm vợ nhưng cụ một mực từ chối, sống đơn độc thờ chồng và một mình nuôi hai con, một trai, một gái.

Di ảnh cụ Đinh Thị Cảnh.
 Di ảnh cụ Đinh Thị Cảnh.

Năm 50 tuổi, cụ Cảnh đưa hai người con vào Đà Lạt định cư ở khu vực Thánh Mẫu, phường 7, TP Đà Lạt từ đó đến nay. 

Ảnh về cuộc sống bà cụ 121 tuổi, thọ nhất Việt Nam

121 năm trời, cụ Nguyễn Thị Trù chưa từng vào bệnh viện vì bệnh tật lần nào. Cụ duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đúng giờ, chừng mực.

Ảnh về cuộc sống bà cụ 121 tuổi, thọ nhất Việt Nam
Cụ Nguyễn Thị Trù hiện là cụ bà cao tuổi nhất Việt Nam, năm nay cụ 121 tuổi.
Cụ Nguyễn Thị Trù hiện là cụ bà cao tuổi nhất Việt Nam, năm nay cụ 121 tuổi. 

Đọc nhiều nhất

Chi tiết nơi an nghỉ của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

Chi tiết nơi an nghỉ của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

(Kiến Thức) - Sau lễ tang tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, linh cữu của Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy sẽ được đưa về quê nhà Đồng Tháp, mộ phần Anh hùng phi công sẽ được đặt dưới rặng tre trong vườn nhà.
 Chân dung 12 đại tá vừa được bổ nhiệm Giám đốc công an tỉnh

Chân dung 12 đại tá vừa được bổ nhiệm Giám đốc công an tỉnh

(Kiến Thức) - Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công an đã điều động, bổ nhiệm nhiều giám đốc công an tỉnh, các tân giám đốc công an tỉnh đa phần đều không phải người địa phương. Đây là điểm mới trong công tác nhân sự, được kỳ vọng sẽ góp phần hạn chế tiêu cực.

Tin mới