Kỳ tích trà Thái 5 triệu/kg, quà xách tay lãnh đạo 21 quốc gia

Lần đầu tiên một kilogram trà Thái Nguyên được bán với giá 5 triệu đồng mà lại là trà La Bằng chứ không phải trà Tân Cương. Đó là sản phẩm đinh tâm trà, vốn được chọn làm quà tặng tại Hội nghị APEC tổ chức tại Việt Nam. 

Kỳ tích trà Thái 5 triệu/kg, quà xách tay lãnh đạo 21 quốc gia
Hương trao nỗi nhớ, vị quyến luyến tình
Lần đầu tiên một kilogram trà Thái Nguyên được bán với giá 5 triệu đồng mà đó lại là trà La Bằng chứ không phải trà Tân Cương như nhiều người quen tiếng từ xưa đến nay. Đó là sản phẩm đinh tâm trà của hợp tác xã chè La Bằng: trà tôm nõn (chỉ hái một tôm để chế biến), đựng trong hộp tre ép, khắc chữ bằng bút lửa, nhìn trang nhã, thân thiện với môi trường, lại mang cốt cách và tâm hồn Việt Nam.
Sản phẩm tích hợp văn hóa này đã được chọn làm quà tặng của Hội nghị cấp cao APEC tổ chức tại TP. Đà Nẵng từ ngày 6/11 đến ngày 11/11/2017. Kì tích ấy là kết quả của gần 11 năm phấn đấu không mệt mỏi của Hợp tác xã chè La Bằng (xóm Rừng Vần, xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên).
Nhắc lại chuyện sản phẩm đinh tâm trà của Hợp tác xã chè La Bằng trở thành một trong hai món quà của Thái Nguyên được Chính phủ chọn làm quà tặng của Hội nghị cấp cao APEC 2017, bà Nguyễn Thị Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị - Giám đốc HTX vẫn nghĩ rằng điều đó “Đẹp như một giấc mơ. Cho đến giờ tôi vẫn chưa tin có ngày chè La Bằng được đi xa đến thế”.
Ky tich tra Thai 5 trieu/kg, qua xach tay lanh dao 21 quoc gia
 Cùng với Tân Cương (TP. Thái Nguyên), Trại Cài (huyện Đồng Hỷ), La Bằng (huyện Đại Từ) được đánh giá là vùng đất sản xuất trà ngon đặc biệt của tỉnh Thái Nguyên. Ảnh Đỗ Quang Tuấn Hoàng
Ky tich tra Thai 5 trieu/kg, qua xach tay lanh dao 21 quoc gia-Hinh-2
 Trà La Bằng khi pha không có màu xanh trong như trà Tân Cương, trà Trại Cài mà có màu mật ong vàng óng, uống vào có mùi thơm mát của nếp cốm rất đặc trưng, nuốt ngụm nước, chép miệng, thấy vị ngọt thanh tao, sảng khoái. Ảnh Đỗ Quang Tuấn Hoàng
Bà Hải chia sẻ, ngay từ khi đọc công văn đề nghị lựa chọn sản phẩm với các tiêu chí: đồ thủ công mỹ nghệ, thân thiện với môi trường và đã gắn bó với đời sống vật chất, tinh thần của người Việt, bà đã suy nghĩ rất nhiều.
Quà tặng cho các lãnh đạo cấp cao dự APEC phải thể hiện được sự tinh túy của đất trời La Bằng, búp trà phải là loại tươi ngon nhất, đảm bảo an toàn cao nhất, được chế biến trên dây chuyền hiện đại. Trà trồng không bón phân hóa học, không phun thuốc kích thích và chỉ hái những búp trà non vào buổi sớm mai, mang về sao rất cẩn thận. Quy trình sao trà thủ công bằng tay hoàn toàn mang tính chất gia truyền để tạo ra những cánh trà mảnh mai như cánh hạc, màu xanh lục phủ lớp tuyết trắng huyền ảo.
Và tuyệt kỹ hơn là bí quyết lấy hương cho trà. Khi pha trà sẽ thưởng thức được hương cốm non man mác, vị ngọt thanh có chút vị mật ong rừng và màu nước xanh tươi, pha đến nước thứ tư mà vẫn sánh. Đặc biệt vị đắng và chát của trà đã biến mất. Đây là một sự khác biệt với tất cả các loại trà xanh khác.
Điều làm bà đau đầu nhất là hộp đựng sản phẩm. Suy nghĩ mãi, bà nhận ra, cây tre từ bao đời nay đã gắn bó với người Việt Nam, tre hiện diện trong mọi ngõ ngách đời sống của người dân, rừng bương, tre, nứa, vầu,... bạt ngàn bao quanh những đồi trà La Bằng, thế là bà quyết định chọn tre là chất liệu chính. Sau khi đặt hàng làm mẫu, ai cũng hài lòng vì sản phẩm được làm thủ công, bên ngoài rất mộc mạc nhưng cũng không kém phần tinh tế, sang trọng. Cuối cùng, qua nhiều vòng tuyển chọn khắt khe, sản phẩm đinh tâm trà đã mang lại vinh dự cho những người làm trà La Bằng.
Ky tich tra Thai 5 trieu/kg, qua xach tay lanh dao 21 quoc gia-Hinh-3
 Theo chuyên gia về trà, trà ngon là nước phải xanh, sánh, hậu ngọt, dư vị lan tỏa; phải đạt được ngũ quý là sắc - khí - hương - vị - thần.
Ky tich tra Thai 5 trieu/kg, qua xach tay lanh dao 21 quoc gia-Hinh-4
 Đinh tâm trà, sản phẩm chất lượng cao của hợp tác xã chè La Bằng được Chính phủ chọn làm quà tặng hội nghị cấp cao APEC 2017. Ảnh: Đỗ Quang Tuấn Hoàng  
Sánh vai trà Tân Cương
Xã La Bằng nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 35 km về phía Bắc và cách trung tâm huyện Đại Từ khoảng 4 km. La Bằng mát mắt với những đồi trà bát ngát nằm bao quanh chân núi Tam Đảo. Người dân nơi đây bảo quê hương mình là một vùng đất rộng rãi, thoai thoải, bằng phẳng, không có đồi bát úp, thế nên có tên La Bằng.
La Bằng có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình ở mức 22-23 độ C, khí hậu tiểu vùng miền núi mang sắc thái của khí hậu ôn đới, đất đai màu mỡ, lại có dòng suối Tiên Sa ngày đêm róc rách chảy nên La Bằng rất thích hợp với cây trà. Trên khu đất thuộc đèo Khế, núi Ðiệng của xã hiện còn có bãi trà cổ, nhiều cây có đường kính rộng tới 50 cm. Trà trở thành cây trồng chủ lực của xã từ cuối thế kỷ 19.
Ông Nguyễn Ngọc Thép, Bí thư Đảng ủy xã La Bằng, cho biết: Toàn xã hiện có trên 430 ha trà, được phân bố ở cả mười xóm, trong đó có 55% diện tích trà cành chất lượng cao, góp phần nâng năng suất trà của xã từ 80 lên 120 tạ búp tươi/ha/năm. Năm 2011, La Bằng được UBND tỉnh Thái Nguyên công nhận là làng nghề chè truyền thống với hai hợp tác xã chè, 5 câu lạc bộ chè, 5 tổ hợp tác chè. Năm 2012, sản phẩm chè La Bằng được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) trao giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể.
Những năm gần đây, xã liên tục mở rộng diện tích sản xuất trà theo tiêu chuẩn VietGAP và là địa phương tiên phong trong sản xuất trà hữu cơ. Đến nay, gần 100 ha đã được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ vậy, giá bán các sản phẩm trà La Bằng thường cao hơn nhiều so với một số địa phương. La Bằng tiếp tục khẳng định cây trà là cây mũi nhọn, đồng thời phát triển du lịch truyền thống, trong đó đặc biệt quan tâm đến du lịch làng nghề trà,... nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần đưa sản phẩm trà của Việt Nam đến với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ.
Ky tich tra Thai 5 trieu/kg, qua xach tay lanh dao 21 quoc gia-Hinh-5
Những nương trà xanh mướt của hợp tác xã chè La Bằng được chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP, nông nghiệp hữu cơ, thuận tự nhiên để cho chất lượng sạch, ngon. Ảnh: Đỗ Quang Tuấn Hoàng  
Theo bà Nguyễn Thị Hải, hợp tác xã hiện có 26 xã viên và 40 hộ liên kết, canh tác 20 hecta trồng những giống trà: trung du, keo am tích, hoa nhật kim... Sản phẩm của hợp tác xã được kiểm soát chặt chẽ từ khâu làm đất, chọn giống, trồng, chăm sóc, chế biến theo quy trình sản xuất trà sạch tiêu chuẩn VietGAP. Họ cũng áp dụng mô hình nông nghiệp hữu cơ, thuận tự nhiên: bón phân chuồng ủ hoai, phun thuốc trừ sâu làm từ thảo dược (tỏi, hạt và lá xoan, vôi bột, ớt,... ).
Từ những búp trà xanh non mơn mởn, xã viên thu hái về sản xuất theo công nghệ hiện đại: phơi giàn, vò máy, sao gas,... để làm ra những sản phẩm chất lượng cao như đinh tâm trà, Thanh Hải trà, búp chè vàng, trà sen, trà nhài...
Trà La Bằng có hậu ngọt, hương vị độc đáo, phong phú và đa dạng, có loại nước xanh trong sáng, có loại nước xanh trong viền vàng. Hương nổi bật nhất là mùi hương như hương hoa rừng, vừa thơm mát vừa dịu êm.
Các sản phẩm chè của hợp tác xã chè La Bằng không chỉ được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường trong nước mà đã bay đến 21 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khối APEC.
Ngày trước, dân La Bằng phải ăn theo trà Tân Cương để bán được hàng. Ngày nay, tại các hội chợ, triển lãm, bà Nguyễn Thị Hải nhất nhất phải thuê vị trí ở ngay bên cạnh gian trưng bày của trà Tân Cương mà bày trà La Bằng. Bà khẳng định: “Tôi muốn khẳng định chất lượng sản phẩm của chè La Bằng. Chè La Bằng đã tự tin sánh vai cùng chè Tân Cương”.
Nhờ chất lượng thơm ngon nên các sản phẩm của hợp tác xã chè La Bằng ngày càng được nhiều người tiêu dùng tin tưởng, giá bán từ 150.000 đồng/kg đến 5 triệu đồng/kg.
Michael E. Porter, “cha đẻ” của chiến lược cạnh tranh, trong cuốn sách Lợi thế cạnh tranh quốc gia, đã viết rằng: “Với các doanh nghiệp, thông điệp trung tâm của cuốn sách là nhiều lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp lại nằm ngoài doanh nghiệp và có nguồn gốc từ địa điểm sản xuất và các tổ hợp ngành.” Vì vậy, cùng với việc xây dựng thương hiệu, nâng chất lượng sản phẩm trà, bà Nguyễn Thị Hải còn quyết tâm khai thác du lịch ở vùng trà quê hương.

Lá rừng được giá, chị em nườm nượp rủ nhau dậy sớm băng rừng đi hái

Từ sáng sớm, từng tốp phụ nữ ở xã Nghi Công Nam, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã rủ nhau vào rừng để hái chè vằng. Mỗi kg chè vằng tươi có giá 15.000 đồng, nếu may mắn gặp được nhiều cây chè vằng, mỗi người kiếm được 300.000 – 350.000 đồng/ngày.

Lá rừng được giá, chị em nườm nượp rủ nhau dậy sớm băng rừng đi hái
 
Cây chè vằng là một trong những loại thuốc quý được ưa chuộng sử dụng bởi những công dụng đa dạng của nó. Nhiều địa phương đã tiến hành thu mua chè vằng tươi và khô nhập cho đại lý đồng thời tạo điều kiện cho người dân tăng thêm thu nhập nhờ vào rừng hái loại thảo dược này.
 
Hằng ngày, cứ vào 5h sáng, các chị đã dậy sớm chuẩn bị đầy đủ cho hành trình vào rừng hái chè vằng. Chỉ với một cây liềm, một dây trói cùng một chai nước đã đủ cho cả một ngày dài vất vả vào rừng của mình.
Cây chè vằng mọc nhiều ở vùng đồi núi Bắc miền Trung, chúng thường mọc thành bụi hoặc leo nhờ thân cây lớn khác. Thân cây chè vằng nhẵn, màu lục dài tới hàng chục mét, thân phân đốt và có nhiều nhánh. Lá cây mọc đối hình mác, bề mặt có ba gân lớn nổi lên và càng lên ngọn cành lá càng nhỏ lại. Hoa của cây chè vằng màu trắng và mọc thành chùm ở đầu cành.
 
Đường vào rừng hái chè vằng không hề bằng phẳng, phải vào sâu trong rừng mới có nhiều cây chè vằng để hái. Cây chè vằng rất thích bám vào những bụi cây rậm nhiều cành để chúng có thể vươn lên cao quang hợp ánh nắng mặt trời tốt hơn.
 
Các chị vẫn hăng say leo đồi hái chè vằng dù cho nắng miền Trung có khắc nghiệt, mồ hôi có làm ướt cả vạt áo của người nông dân. Các chị chia sẻ, thường ngày ở nhà chỉ lo việc đồng áng không kiếm ra tiền mặt để tiêu nên đây là cơ hội lao động kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
Chị Nguyễn Thị Liên (Nghi Lộc – Nghệ An) cho hay: “Trước đây, đi rừng chặt cúi nếu gặp cây chè vằng leo vào thân cây, hai đem về phơi khô để trắc nước uống. Giờ có người đến tận nơi mua chè vằng tươi với giá 15.000 đồng/kg nên rủ nhau vào rừng hái chè vằng về bán. Hôm nào may mắn gặp được nhiều cây chè vằng, mỗi người kiếm được 300.000 – 350.000 đồng, tăng thêm thu nhập cho gia đình.”
 

Phát sốt chè tím mới lạ thu trăm triệu đồng mỗi năm

(Kiến Thức) - Phát hiện và bắt đầu trồng giống chè tím cách đây 4 năm, ông Phạm Văn Dung (Phú Lương, Thái Nguyên) đã sở hữu vườn chè gần 2.000m2. Trung bình, mỗi năm ông thu hoạch 6-7 lứa, gần trăm triệu đồng.

Phát sốt chè tím mới lạ thu trăm triệu đồng mỗi năm
Mấy chục năm gắn bó ở vùng chè nổi tiếng thuộc xã Tức Tranh, huyện Phú Lương (Thái Nguyên), nhưng ông Phạm Văn Dung đang chọn cho mình một hướng đi khác với giống chè tím mới lạ. Ảnh: Báo Thái Nguyên.
Mấy chục năm gắn bó ở vùng chè nổi tiếng thuộc xã Tức Tranh, huyện Phú Lương (Thái Nguyên), nhưng ông Phạm Văn Dung đang chọn cho mình một hướng đi khác với giống chè tím mới lạ. Ảnh: Báo Thái Nguyên. 

Bí mật ướp chè sen của người Hà Nội không phải ai cũng biết

Để làm ra một cân chè sen hảo hạng có giá cả chục triệu đồng, bên cạnh cách ướp ủ cầu kỳ, người Hà Nội còn có nhiều những điều kiêng kỵ mà không phải ai cũng biết.

Bí mật ướp chè sen của người Hà Nội không phải ai cũng biết
Sang tháng 6, khi những bông sen bắt đầu hé nở, người Hà Nội lại bắt đầu bước vào vụ thu hoạch sen. Không chỉ để cắm bình, hoa sen còn được nhiều người Hà Nội dùng để ướp trà.
 Sang tháng 6, khi những bông sen bắt đầu hé nở, người Hà Nội lại bắt đầu bước vào vụ thu hoạch sen. Không chỉ để cắm bình, hoa sen còn được nhiều người Hà Nội dùng để ướp trà.
Những bông sen dùng để ướp trà được người dân hái vào lúc sáng sớm. Đây là thời điểm sen vẫn chưa bung nở, lý tưởng khi sử dụng để gói chè. Nếu vào ngày mưa, việc thu hoạch sen sẽ dừng lại, bởi phần nhụy bên trong bị ảnh hưởng bởi nước.
 Những bông sen dùng để ướp trà được người dân hái vào lúc sáng sớm. Đây là thời điểm sen vẫn chưa bung nở, lý tưởng khi sử dụng để gói chè. Nếu vào ngày mưa, việc thu hoạch sen sẽ dừng lại, bởi phần nhụy bên trong bị ảnh hưởng bởi nước.
Rất nhiều nơi tại Hà Nội sử dụng sen để ướp chè, nhưng hương vị tinh tế, độc đáo vẫn phải kể tới chè sen ở Quảng An, Tây Hồ.
 Rất nhiều nơi tại Hà Nội sử dụng sen để ướp chè, nhưng hương vị tinh tế, độc đáo vẫn phải kể tới chè sen ở Quảng An, Tây Hồ.
Theo thời gian, nghề ướp chè sen của người Quảng An đã dần mai một, hiện còn ít gia đình theo nghề này. Nếu có thì cũng chỉ là những người xưa cũ mong muốn giữ nghề.
 Theo thời gian, nghề ướp chè sen của người Quảng An đã dần mai một, hiện còn ít gia đình theo nghề này. Nếu có thì cũng chỉ là những người xưa cũ mong muốn giữ nghề.
Không nhiều người theo nghề, bởi ướp chè sen cũng chỉ làm theo mùa vụ, hơn nữa để làm ra một cân chè sen mất nhiều thời gian. Chỉ cần nghe tới các công đoạn, người ta cũng đủ để biết vì sao một cân chè sen lại có giá cả chục triệu đồng.
 Không nhiều người theo nghề, bởi ướp chè sen cũng chỉ làm theo mùa vụ, hơn nữa để làm ra một cân chè sen mất nhiều thời gian. Chỉ cần nghe tới các công đoạn, người ta cũng đủ để biết vì sao một cân chè sen lại có giá cả chục triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Dần (95 tuổi, phố Tô Ngọc Vân, Hà Nội) người có nhiều năm gắn bó với nghề truyền thống cho biết, công nghệ ướp chè sen ở thời điểm hiện tại đã có nhiều cải tiến, nhưng không thể mất đi những giá trị truyền thống. Trong đó, việc ướp chè hoàn toàn ước bằng thủ công, không thêm bất kỳ một loại hương liệu nào khác ngoài mùi hương tự nhiên của sen.
 Bà Nguyễn Thị Dần (95 tuổi, phố Tô Ngọc Vân, Hà Nội) người có nhiều năm gắn bó với nghề truyền thống cho biết, công nghệ ướp chè sen ở thời điểm hiện tại đã có nhiều cải tiến, nhưng không thể mất đi những giá trị truyền thống. Trong đó, việc ướp chè hoàn toàn ước bằng thủ công, không thêm bất kỳ một loại hương liệu nào khác ngoài mùi hương tự nhiên của sen.
Theo cụ Dần, loại sen để làm trà phải là những bông sen mọc trong đầm làng Quảng Bá, có cánh phớt hồng, vừa mới chớm nở còn chúm chím nụ.
 Theo cụ Dần, loại sen để làm trà phải là những bông sen mọc trong đầm làng Quảng Bá, có cánh phớt hồng, vừa mới chớm nở còn chúm chím nụ.
Hoa sen sau khi hái về, được tách lấy gạo – thứ được ví như túi hương của bông sen rồi mới đem ướp. Trong các khâu, việc lấy gạo sen là công đoạn khó nhất, bởi cần sự nhanh tay để hạt gạo không nát, bay mất hương thơm.
 Hoa sen sau khi hái về, được tách lấy gạo – thứ được ví như túi hương của bông sen rồi mới đem ướp. Trong các khâu, việc lấy gạo sen là công đoạn khó nhất, bởi cần sự nhanh tay để hạt gạo không nát, bay mất hương thơm.
Hiện những người ướp chè sen ở Quảng An đưa ra thị trường 3 loại, nhưng loại hảo hạng vẫn là loại kỳ công nhất. Loại này, một năm, người ướp sen chỉ làm được rất ít.
 Hiện những người ướp chè sen ở Quảng An đưa ra thị trường 3 loại, nhưng loại hảo hạng vẫn là loại kỳ công nhất. Loại này, một năm, người ướp sen chỉ làm được rất ít.
Theo bà Ngô Thị Thân (Tô Ngọc Vân, Tây Hồ), để có chè sen ngon thì chè dùng để ướp cùng có giá tiền triệu, thường thì người ta sử dụng chè Thái Nguyên.
 Theo bà Ngô Thị Thân (Tô Ngọc Vân, Tây Hồ), để có chè sen ngon thì chè dùng để ướp cùng có giá tiền triệu, thường thì người ta sử dụng chè Thái Nguyên.
Cứ mỗi kg chè cần đến 2 lạng gạo sen để ướp, mà muốn có được 2 lạng gạo sen thì phải cần khoảng 1.000 bông sen. Sau khi trộn gạo sen với trà người ta đem ướp, rồi sấy khô và ướp tiếp lần hai. Để hương sen ngấm sâu vào từng búp trà, các công đoạn ướp sấy cứ lặp đi lặp lại đến 7 lần.
 Cứ mỗi kg chè cần đến 2 lạng gạo sen để ướp, mà muốn có được 2 lạng gạo sen thì phải cần khoảng 1.000 bông sen. Sau khi trộn gạo sen với trà người ta đem ướp, rồi sấy khô và ướp tiếp lần hai. Để hương sen ngấm sâu vào từng búp trà, các công đoạn ướp sấy cứ lặp đi lặp lại đến 7 lần.
Làm chè sen không chỉ cầu kỳ trong cách ướp ủ, mà với những người Quảng An họ còn có cả những thứ phải kiêng kỵ. Theo bà Thân, những người phụ nữ tới tháng sẽ không được tiếp xúc với sen, hay trong nhà có người chết thì toàn bộ số chè sen đều phải chuyển tới nơi khác. Rất khó lý giải vì sao, nhưng bà Thân cho hay, chè sen sẽ mất đi hương vị của nó nếu gặp phải hai điều vừa kể. "Đã có không ít lần chúng tôi phải đổ đi vì chè ướp không được như mong muốn", bà Thân nói.
 Làm chè sen không chỉ cầu kỳ trong cách ướp ủ, mà với những người Quảng An họ còn có cả những thứ phải kiêng kỵ. Theo bà Thân, những người phụ nữ tới tháng sẽ không được tiếp xúc với sen, hay trong nhà có người chết thì toàn bộ số chè sen đều phải chuyển tới nơi khác. Rất khó lý giải vì sao, nhưng bà Thân cho hay, chè sen sẽ mất đi hương vị của nó nếu gặp phải hai điều vừa kể. "Đã có không ít lần chúng tôi phải đổ đi vì chè ướp không được như mong muốn", bà Thân nói.
Ngoài ra, để có được một ấm chè sen đúng điệu phải dùng ấm sứ hoặc ấm tử sa (loại ấm pha trà làm bằng đất nung ở nhiệt độ cao). Đặc biệt, không nên tráng trà vì sẽ làm giảm đi hương vị của sen.
Ngoài ra, để có được một ấm chè sen đúng điệu phải dùng ấm sứ hoặc ấm tử sa (loại ấm pha trà làm bằng đất nung ở nhiệt độ cao). Đặc biệt, không nên tráng trà vì sẽ làm giảm đi hương vị của sen. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.