Kỳ tài nào thay đổi lịch sử nước Việt thế kỷ XVIII?

(Kiến Thức) - Nguyễn Hữu Chỉnh đỗ Hương cống lúc mới 16 tuổi nên còn được gọi là Cống Chỉnh. 18 tuổi thi Tạo sĩ đỗ đến Tam trường. 

Kỳ tài nào thay đổi lịch sử nước Việt thế kỷ XVIII?
Nguyễn Hữu Chỉnh (1741 - 1787), tướng thời Tây Sơn; người làng Cổ Đan xã Đông Hải, huyện Chân Phúc (nay là xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An); con trai trưởng của Đại phu đô đốc, Phủ tả đô đốc Thái bảo Hải quận công - phú thương Nguyễn Mẫn; nhân vật đặc biệt có ảnh hưởng lớn tới lịch sử Việt Nam thế kỷ XVIII.
Nổi tiếng kỳ tài
Nguyễn Hữu Chỉnh đỗ Hương cống lúc mới 16 tuổi nên còn được gọi là Cống Chỉnh. 18 tuổi thi Tạo sĩ đỗ đến Tam trường. Ông là người hào hoa, phong nhã, có dung mạo tuấn tú, nổi tiếng Kinh kỳ về tài ứng đối chữ nghĩa; lên 9 tuổi đã ứng khẩu làm bài thơ “Vịnh cái pháo”. Nguyễn Hữu Chỉnh còn là người rất giỏi văn Nôm, tự soạn những ca khúc phổ vào đàn nhị, nuôi con hát trong nhà hơn 10 người, ngày đêm ca múa, phong lưu đệ nhất Kinh thành.
Cha Nguyễn Hữu Chỉnh thường ra vào cửa Quận Việp Hoàng Ngũ Phúc và khi vào yết kiến, Nguyễn Hữu Chỉnh được khen là kỳ tài và được dùng làm gia khách. Năm Giáp Ngọ 1774, khi Hoàng Ngũ Phúc vào Nam đánh chúa Nguyễn đã cho Chỉnh đi theo quân thứ, giữ chức Tư thừa Thư kí, rồi sai đến Tây Sơn khuyên Nguyễn Nhạc quy thuận với Triều đình.
Chúa Nguyễn thua chạy vào Nam, Tây Sơn sợ phải thụ địch hai đầu, nên Nguyễn Nhạc nghe theo, dâng lễ xin làm Tiền khu, giữ biên giới miền Nam cầm cự chúa Nguyễn. Hoàng Ngũ Phúc chấp nhận, sai Chỉnh đem cờ, ấn, gươm đến trại phong Nguyễn Nhạc làm tuyên uý đại sứ, trấn thủ Quảng Nam, tước Quận công. Thấy Chỉnh ăn nói lưu loát, Nguyễn Nhạc có lòng kính trọng.
Ky tai nao thay doi lich su nuoc Viet the ky XVIII?
 Ảnh minh họa.
Hết lòng với Tây Sơn
Năm 1776, Hoàng Ngũ Phúc mất, Nguyễn Hữu Chỉnh tiếp tục làm thủ hạ cho con nuôi Phúc là Quận Huy Hoàng Đình Bảo, người làm phụ chính cho Điện Đô vương Trịnh Cán. Khi Quận Huy trấn thủ Nghệ An cho Chỉnh giữ chức Hữu Tham quân, luyện thuỷ binh, giúp Quận Huy đánh dẹp giặc biển 1778. Chỉnh luôn thắng trận, nghề thuỷ vào bậc vô địch bấy giờ nên người vùng bể gọi Chỉnh là “Con cắt biển” (hải điêu). Quận Huy đi trấn thủ Sơn Nam, Chỉnh đổi sang Đội tiền Trung rồi Tiền cơ đóng ở Nghệ An. Có kẻ tố cáo Chỉnh thông đồng với Quận Huy tiêu lạm công quỹ mấy trăm vạn. Dù bị tra khảo gần chết, Chỉnh vẫn nhất định không khai nên Quận Huy  vô sự.
Năm Canh Tý 1780, Trịnh Tông mưu đoạt ngôi chúa, việc bại lộ, Tông bị cha là Trịnh Sâm nghiêm trừng. Trước khi chết, Trịnh Sâm gửi gắm Trịnh Cán, con Đặng Thị Huệ cho Quận Huy nhờ phò tá. Quận Huy chuyên quyền lại mang tiếng gian dâm với Đặng Thị Huệ nên kiêu binh giết Quận Huy, phế Cán, lập Tông làm chúa. Tông trả thù những người trước đó tố cáo mình, lùng bắt bè đảng Quận Huy để giết. Thấy vậy, Hoàng Viết Tuyển trước có chịu ơn, vượt biên vào Nghệ An báo cho Chỉnh hay. Chỉnh xui Dao Trung Hầu, em rể Quận Huy trấn thủ Nghệ An rằng, muốn thoát nạn nên chiếm Nghệ An, giữ những nơi hiểm yếu, liên kết với phó tướng Thuận Hoá, còn phần Chỉnh tự lo mặt bể. Dao Trung Hầu nhát gan không dám và cũng không chạy trốn, Chỉnh bèn đem vợ con cùng Hoàng Viết Tuyển xuống thuyền vào Nam theo Nguyễn Nhạc. Lúc ấy vào tháng 11 năm Nhâm Dần 1782. Trước khi nhổ neo, Chỉnh gọi 300 lính dưới quyền ra bờ sông giải tán, nói rõ duyên cớ, lại để cho mỗi người một quan tiền đen. 
Đến Quảng Nam vừa lúc Nguyễn Nhạc xưng vương, Nhạc tuy mến tài Chỉnh nhưng còn e dè, ngờ vực. Chỉnh kể rõ biến loạn ở Bắc Hà, đem cả gia đình ra làm con tin, Nhạc mới yên lòng cho dự bàn quốc sự. Từ đó, Chỉnh hết lòng với Tây Sơn, bầy mưu hiến kế, chứa tích lương thực, sắm sửa khí giới, luyện tập binh lính, kén chọn tướng sĩ, đánh Chiêm Thành, Xiêm La, Bồ Man thường cầm gươm đi trước và luôn thắng trận, dần dần được lòng tin của Nhạc. 

"Nhân sĩ Bắc Hà chỉ có mình tôi"

Thắng trận, Chỉnh khuyên nên thừa thắng tiến ra Bắc, Huệ ngần ngại e Bắc Hà nhiều nhân tài, Chỉnh hăng hái thuyết: “Nhân tài Bắc Hà chỉ có mình tôi, tôi đi là cái nước rỗng, xin ngài chớ ngại”. Huệ cười: "Ấy chẳng ngại ai chỉ ngại có mỗi mình ông mà thôi”. Chỉnh biến sắc từ tạ: “Tôi chỉ muốn nói ngoài Bắc không có nhân tài, đánh lấy rất dễ”, Huệ do dự sợ mang tiếng, Chỉnh xui lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh” thì không ai bắt bẻ vào đâu được, Huệ vẫn bất quyết vì chưa có lệnh của Nhạc. Chỉnh lại thuyết “Tướng ở xa không cần phải có mệnh trên, dù có mệnh lệnh thì không cần phải nghe”.

Theo lời Nguyễn Hữu Chỉnh, Nguyễn Huệ bèn để Nguyễn Lữ ở lại còn mình cùng Chỉnh mang quân ra Bắc. Chỉnh làm tiên phong tập kích Vị Hoàng, cùng đại quân Tây Sơn đánh như gió cuốn. Quân Trịnh vốn rệu rã thua trận tan vỡ và bỏ chạy. Quân Tây Sơn tiến thẳng vào Thăng Long, Trịnh Tông thấy nguy, bỏ chạy bị Tuần Trang bắt, giữa đường Tông tự sát.

Nguyễn Huệ yết kiến vua Lê Hiển Tông và được Chỉnh sắp đặt lấy công chúa Lê Ngọc Hân, con gái thứ của vua. Tuy nhiên, tại kinh kỳ Bắc Hà, phe cánh họ Trịnh còn đông, nhiều người cho rằng Chỉnh đã rước Tây Sơn ra trả thù cho chủ.

Trong khi đó, Nguyễn Nhạc không muốn Nguyễn Huệ đánh ra Bắc Hà nên thân hành ra gọi em về. Anh em Tây Sơn biết Nguyễn Hữu Chỉnh là người dễ thay lòng đổi dạ nên không muốn dung nạp, lập kế đột ngột rút quân. Chỉnh biết nhiều người ghét mình, sợ bị giết nên khi phát hiện quân Tây Sơn rút, vội vã chạy theo, bị người Kinh ném đá vì cho Chỉnh có tội “cõng rắn cắn gà nhà”. Thấy vậy, Nguyễn Huệ giao cho Chỉnh trấn thủ Nghệ An.

Mưu lập thế lực riêng

Lúc này Bắc Hà, các tướng ủng hộ Trịnh như Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phùng Cơ, Dương Trọng Tế nổi dậy, dựng Trịnh Bồng làm chúa mới, tức án Đô vương, lại lấn át vua Lê mới là Lê Chiêu Thống. Vua Lê sai người vào Nghệ An mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra dẹp họ Trịnh.

Nhân cơ hội này, Chỉnh chiêu tập hơn một vạn quân, lại Bắc tiến như chẻ tre. Quân Trịnh do Lê Trung Nghĩa, Phan Huy Ích chỉ huy nghênh chiến với Chỉnh bị đại bại. Nghĩa bị giết, Ích bị bắt sống. Thừa thắng, quân Chỉnh đánh thốc ra Thăng Long, các tướng Trịnh thua trận bỏ chạy. Án Đô vương Trịnh Bồng bỏ đi mất tích. Chiêu Thống sai đốt phủ chúa, họ Trịnh từ đó không quay lại ngôi vị được nữa.

Dẹp được chúa Trịnh, Chỉnh được vua Chiêu Thống phong là Bình vương Quân Quốc Trọng Sự, Đại Tư đồ, Bằng Trung công. Chỉnh một tay lần lượt đánh dẹp và giết cả Đinh Tích Nhưỡng, Dương Trọng Tế và Hoàng Phùng Cơ. Bắc Hà không còn đối thủ, Chỉnh cậy quyền thế lại coi thường và lấn át vua Lê.

Biết anh em Tây Sơn bất hoà, Chỉnh có ý chống đối lại, mưu lập thế lực riêng như chúa Trịnh trước đây. Mặt khác, Chỉnh muốn mở rộng ảnh hưởng vào Nam nên đã thông đồng với Nguyễn Duệ, bầy tôi của Nhạc chiếm đất Nghệ An, sửa luỹ Hoành Sơn, lấy Linh giang (tức Sông Gianh) làm giới hạn với Thuận Hoá. Vũ Văn Nhậm con rể Nguyễn Nhạc, hay tin bèn cáo biến với Nguyễn Huệ, ý định của Chỉnh không thành. Vũ Văn Nhậm được cử ra Nghệ An tăng cường lực lượng của Tây Sơn.

Cay cú vì bị phát hiện ra ý đồ xấu, nhưng không chịu từ bỏ, Chỉnh lại sai Trần Công Xán vào đòi Tây Sơn đất Nghệ An do Nguyễn Văn Duệ và Vũ Văn Dũng đang trấn thủ. Không thể chấp nhận được, cuối năm 1787, Nguyễn Huệ cử Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân mang quân ra Nghệ An, cùng Vũ Văn Nhậm hợp sức tiến ra Bắc hỏi tội Chỉnh.

Quân của Nhậm giết Lê Luật, Nguyễn Như Thái rồi kéo thẳng ra Thăng Long. Chỉnh đang ăn cơm hay tin quăng đũa, sai con là Nguyễn Hữu Du đi trước ứng chiến, tự mình cầm 3 vạn quân chống cự ở sông Thanh Quyết. Tuy nhiên, quân của Chỉnh không thể chống cự nổi, nửa đêm, Chỉnh trốn từ Thanh Quyết về Thăng Long, thu gom được vài ngàn quân, hộ tống Lê Chiêu Thống chạy sang Kinh Bắc. Vua tôi chạy đến Mục Sơn thì quân Tây Sơn đuổi kịp. Bộ tướng của Vũ Văn Nhậm là Nguyễn Văn Hoà chia quân đánh mặt trước, đồng thời bí mật vòng phía sau núi đánh úp. Quân của Chỉnh rối loạn tự tan vỡ, Du bị giết, Chỉnh vì ngựa què nên bị quân Tây Sơn tóm được.

Nguyễn Văn Hoà đưa Chỉnh về Thăng Long. Vũ Văn Nhậm cho chặt chân tay, xé xác ở Cửa Đông. Theo một số tài liệu, Chỉnh bị bêu đầu ngày 15/01/1788, tức tháng chạp năm Đinh Mùi. Nguyễn Hữu Chỉnh thọ 47 tuổi. “Loạn thế xuất anh hùng”, thời đại loạn đã sản sinh Nguyễn Hữu Chỉnh và Nguyễn Hữu Chỉnh cũng đã kịp để lại dấu ấn đậm trên gương mặt thời đại.

Mô hình nhân cách mà Nguyễn Hữu Chỉnh tự thể hiện, tự bộc lộ bằng chính cuộc đời mình, đó là kiểu người vượt thoát ra ngoài sự ràng buộc của những tiêu chí thông thường, con người hành động với khát vọng tìm kiếm mọi con đường giải phóng năng lực và tham vọng của mình - con người tự do.

Nguyễn Hữu Chỉnh tài mạo song toàn, ăn ở có nghĩa không kém ai, tàn nhẫn không hơn ai, song gặp toàn nghịch cảnh, suốt đời lận đận. Đã không gặp thời, không thoả trí nguyện, ngậm oan chết thảm mà còn đời đời bị phỉ báng. Chữ “tài” quả nhiên cùng với chữ “tai” một vần. Câu cuối cùng Nguyễn Hữu Chỉnh để lại, cũng là lời muốn minh giải cho cuộc đời đầy thăng trầm, bi kịch, lắm tiếng khen chê của mình: “Chỉ vì cái thế mà thôi”.

Hoàng đế Quang Trung: Luôn biết kiềm chế, dừng đúng chỗ

Hoàng đế Quang Trung: Luôn biết kiềm chế, dừng đúng chỗ

- Là một người quyền uy tối thượng nhưng Nguyễn Huệ không bao giờ cậy quyền mà luôn biết kiềm chế mình, biết dừng đúng chỗ.

[links()]

Tượng đài vua Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Tượng đài vua Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Giai thoại Thăng Long còn kể lại sự kiện sau khi đánh tan họ Trịnh, Nguyễn Huệ vào yết kiến vua Lê Hiển Tông ở điện Vạn Thọ. Sân điện vắng teo. Nguyễn Huệ mặc võ phục, đeo bảo kiếm dẫn đầu đoàn võ tướng Tây Sơn, bước lên điện. Bỗng một người bước ra cản đường ông và nói: Dám thưa tướng quân, theo phép nước, khi lên chầu vua, không được mang gươm, xin tướng quân cởi gươm cho.

Lời yêu cầu rất lễ phép nhưng rất cứng cỏi, kiên quyết. Đây là lệ từ xưa của triều đình nhà Lê. Có thể Nguyễn Huệ không biết đến lệ này. Ông trừng mắt nhìn người vừa nói. Các tướng lĩnh Tây Sơn dấn bước lên, tay sờ vào đốc gươm. Tưởng chừng như Nguyễn Huệ chỉ cần đưa mắt là kẻ bướng bỉnh dám cản đường kia sẽ rơi đầu trong giây lát. Thế nhưng, Nguyễn Huệ đã từ từ cởi gươm ra, để lại.

Người dám cản đường Nguyễn Huệ là Phương Đình Pháp, một trong số ít ỏi các viên quan còn ở lại bên vua Lê. Sau này, người đời đều khen cả hai ông. Người ta khen Nguyễn Huệ biết kiềm chế đúng mực, biết xử sự hợp lý và cũng khen Phương Đình Pháp can đảm, dám đứng ra duy trì bảo vệ nghi lễ tôn nghiêm của triều đình. Sau này, chính Nguyễn Huệ cũng coi trọng Phương Đình Pháp.

Trong xử sự đời thường, Nguyễn huệ cũng rất cẩn trọng. Khi vua Lê Hiển Tông bệnh nặng sắp mất, Ngọc Hân muốn mời ông vào thăm vua cha lần cuối, nhưng Nguyễn Huệ giữ ý, nói: "Hoàng thượng với tôi, nghĩa như cha con. Song tôi mới từ xa tới đây, người trong nước chưa chắc đã tin hết cả.

Tận mục dấu tích Tử Cấm Thành của vương triều Tây Sơn

(Kiến Thức) - Xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, Bình Định ngày nay vẫn còn lưu giữ một di tích đặc biệt của triều đại Tây Sơn.

Tận mục dấu tích Tử Cấm Thành của vương triều Tây Sơn
Tan muc dau tich Tu Cam Thanh cua vuong trieu Tay Son
 Đó là thành Hoàng Đế - kinh đô của triều Tây Sơn trong giai đoạn 1776 - 1793. Ảnh: Cổng Tử Cấm Thành thời Nguyễn Nhạc, nay là cổng vào di tích thành Hoàng Đế.

Hé lộ tiên tri giật mình về vận mệnh thế giới 2017

(Kiến Thức) - Trong số nhiều tiên đoán về thế giới 2017, đáng chú ý là lời tiên tri của Nostradamus về một cuộc xâm chiếm Trái đất của người ngoài hành tinh.

Hé lộ tiên tri giật mình về vận mệnh thế giới 2017
Michael Nostradamus (1503 - 1566) là nhà tiên tri người Pháp nổi tiếng thế giới. Sinh thời, Nostradamus đã đưa ra hơn 1.000 lời tiên tri và hơn 1/2 lời tiên đoán trở thành sự thật. Thế giới chuẩn bị bước sang năm 2017, nhiều người lại nhớ đến những lời tiên tri của Nostradamus về vận mệnh thế giới.

Đọc nhiều nhất

Tin mới