Kỳ quái xe chiến đấu bộ binh mới của Mỹ: Thân nhỏ, súng to

Kỳ quái xe chiến đấu bộ binh mới của Mỹ: Thân nhỏ, súng to

(Kiến Thức) - Thật không thể hiểu con mắt thẩm mỹ của người người Mỹ khi họ đã thiết kế mẫu xe chiến đấu bộ binh tương lai có chút bất thường. 

Trong một bản báo cáo mới đây, quân đội Mỹ lần đầu tiên công bố hình ảnh về khái niệm  xe chiến đấu bộ binh thế hệ tiếp theo để thay thế dòng xe Bradley đã phục vụ từ cuối thế kỷ 20 tới nay. Nguồn ảnh: U.S. Army illustration courtesy of CCDC GVSC
Trong một bản báo cáo mới đây, quân đội Mỹ lần đầu tiên công bố hình ảnh về khái niệm xe chiến đấu bộ binh thế hệ tiếp theo để thay thế dòng xe Bradley đã phục vụ từ cuối thế kỷ 20 tới nay. Nguồn ảnh: U.S. Army illustration courtesy of CCDC GVSC
Tham số kỹ thuật của dòng xe chiến đấu bộ binh thế hệ mới dĩ nhiên vẫn chưa được công bố vì mọi thứ còn đang trên máy tính. Chỉ biết rằng, trông hình ảnh thì chiếc xe có phần hơi lạ về kích thước khi thân xe tương đối nhỏ, trong khi nòng súng khá dài. Có khả năng, chúng sẽ được trang bị pháo cỡ nòng trung bình kết hợp tên lửa chống tăng. Nguồn ảnh: U.S. Army illustration courtesy of CCDC GVSC
Tham số kỹ thuật của dòng xe chiến đấu bộ binh thế hệ mới dĩ nhiên vẫn chưa được công bố vì mọi thứ còn đang trên máy tính. Chỉ biết rằng, trông hình ảnh thì chiếc xe có phần hơi lạ về kích thước khi thân xe tương đối nhỏ, trong khi nòng súng khá dài. Có khả năng, chúng sẽ được trang bị pháo cỡ nòng trung bình kết hợp tên lửa chống tăng. Nguồn ảnh: U.S. Army illustration courtesy of CCDC GVSC
Dự kiến, mẫu xe chiến đấu bộ binh mới sẽ bắt đầu xuất hiện trên chiến trường vào năm 2026. Đặc biệt, chúng sẽ có phiên bản không người lái và có người lái để chuẩn bị cho hình thức chiến tranh tương lai. Nguồn ảnh: U.S. Army illustration courtesy of CCDC GVSC
Dự kiến, mẫu xe chiến đấu bộ binh mới sẽ bắt đầu xuất hiện trên chiến trường vào năm 2026. Đặc biệt, chúng sẽ có phiên bản không người lái và có người lái để chuẩn bị cho hình thức chiến tranh tương lai. Nguồn ảnh: U.S. Army illustration courtesy of CCDC GVSC
Kể từ năm 1981 tới nay, đóng vai trò chủ lực trong các sư đoàn, lữ đoàn bộ binh cơ giới của Quân đội Mỹ vẫn là dòng xe chiến đấu bộ binh Bradley. Ước tính khoảng 6.000 chiếc Bradley gồm nhiều phiên bản đã được đưa vào phục vụ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Kể từ năm 1981 tới nay, đóng vai trò chủ lực trong các sư đoàn, lữ đoàn bộ binh cơ giới của Quân đội Mỹ vẫn là dòng xe chiến đấu bộ binh Bradley. Ước tính khoảng 6.000 chiếc Bradley gồm nhiều phiên bản đã được đưa vào phục vụ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong đó hai phiên bản được chế tạo nhiều nhất gồm: xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley và xe chiến đấu kỵ binh M3 Bradley. Trong đó, loại M3 được nhận diện giống M2 nhưng thay đổi bên trong tối ưu cho vai trò trinh sát chiến trường. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trong đó hai phiên bản được chế tạo nhiều nhất gồm: xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley và xe chiến đấu kỵ binh M3 Bradley. Trong đó, loại M3 được nhận diện giống M2 nhưng thay đổi bên trong tối ưu cho vai trò trinh sát chiến trường. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cả hai dòng xe chiến đấu M2/M3 Bradley đều nặng khoảng 27 tấn, nhưng có thể tăng lên 33 tấn nếu trang bị thêm các gói giáp tăng cường tăng khả năng sống sót. Theo một số nguồn tin, Bradley có khả năng kháng chịu đạn xuyên thép 30mm và các phát bắn từ súng chống tăng RPG-7 (B41). Nguồn ảnh: Wikipedia
Cả hai dòng xe chiến đấu M2/M3 Bradley đều nặng khoảng 27 tấn, nhưng có thể tăng lên 33 tấn nếu trang bị thêm các gói giáp tăng cường tăng khả năng sống sót. Theo một số nguồn tin, Bradley có khả năng kháng chịu đạn xuyên thép 30mm và các phát bắn từ súng chống tăng RPG-7 (B41). Nguồn ảnh: Wikipedia
Đã có phương án tích hợp hệ thống phòng vệ chủ động như loại Trophy APS (Israel) cho xe chiến đấu bộ binh Bradley tăng khả năng sống sót trước tên lửa chống tăng hay RPG. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đã có phương án tích hợp hệ thống phòng vệ chủ động như loại Trophy APS (Israel) cho xe chiến đấu bộ binh Bradley tăng khả năng sống sót trước tên lửa chống tăng hay RPG. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về mặt hỏa lực, tháp pháo của Bradley trang bị khẩu pháo tự động 25mm M242 Bushmaster với 300 viên đạn trong hai hộp tiếp đạn và có thêm 600 viên dự trữ. Loại pháo này hữu hiệu khi đối phó bộ binh và các xe thiết giáp nhẹ, tuy vậy với đạn xuyên thép M791 lõi tungsten có khả năng xuyên phá cả xe tăng T-55. Nguồn ảnh: Wikipedia
Về mặt hỏa lực, tháp pháo của Bradley trang bị khẩu pháo tự động 25mm M242 Bushmaster với 300 viên đạn trong hai hộp tiếp đạn và có thêm 600 viên dự trữ. Loại pháo này hữu hiệu khi đối phó bộ binh và các xe thiết giáp nhẹ, tuy vậy với đạn xuyên thép M791 lõi tungsten có khả năng xuyên phá cả xe tăng T-55. Nguồn ảnh: Wikipedia
Bên cạnh đó, tháp pháo của Bradley còn tích hợp bệ phóng tên lửa chống tăng với 2 quả TOW II cực mạnh - xuyên 900mm thép sau giáp phản ứng nổ ERA, tầm bắn 65-3.700m. Nguồn ảnh: Wikipedia
Bên cạnh đó, tháp pháo của Bradley còn tích hợp bệ phóng tên lửa chống tăng với 2 quả TOW II cực mạnh - xuyên 900mm thép sau giáp phản ứng nổ ERA, tầm bắn 65-3.700m. Nguồn ảnh: Wikipedia
Bradley đạt tốc độ di chuyển 56km/h, dự trữ hành trình 400km với động cơ diesel 600hp Cummins VTA-903T. Kíp lái gồm 3 người và có thể chở thêm 6 binh sĩ nai nịt đầy đủ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Bradley đạt tốc độ di chuyển 56km/h, dự trữ hành trình 400km với động cơ diesel 600hp Cummins VTA-903T. Kíp lái gồm 3 người và có thể chở thêm 6 binh sĩ nai nịt đầy đủ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Video xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley phóng tên lửa TOW. Nguồn: Youtube

GALLERY MỚI NHẤT