Kỳ quặc ăn Tết bằng... lá ngón

Ai cũng biết lá ngón là một thứ cực độc, ấy thế nhưng, có một nơi, người ta trồng và ăn lá ngón như một món khoái khẩu.

Lá ngón “làm sang” mâm cỗ
Trong chuyến đi công tác cuối năm về tỉnh Lai Châu, tôi được một người bạn học cũ mời về nhà chiêu đãi món… lá ngón. Vừa nghe tên, tôi đã giật thót bởi từ trước đến nay, mọi người đều biết lá ngón là một loại kịch độc gây chết người. Đoán biết sự hoang mang hiện rõ trên khuôn mặt tôi, anh bạn cười nắc nẻ, trấn an: “Đây là loại lá ngón ăn được, rất ngon là đằng khác. Với người Thái trắng bọn tớ, ngày lễ, ngày Tết mâm cỗ mà thiếu món lá ngón là mất sang”.
Ky quac an Tet bang... la ngon
 Một số vùng dân tộc, khi có cỗ mới được ăn lá ngón.
Câu chuyện của người bạn cũ khiến tôi đầy hoài nghi và tò mò. Như để chứng minh về loại lá ngón ăn được này, cậu bạn hứa sẽ đưa tôi về vùng đất Mường So - nơi mà người dân coi lá ngón là một món đặc sản.
5h sáng hôm sau, trong cái lạnh cuối năm, tôi và người bạn chạy xe máy về quê anh – một bản làng người Thái trắng - ở xã Mường So, huyện Phong Thổ, Lai Châu. Vượt qua những con đường ngoằn ngèo với cả trăm khúc cua, lại là vùng núi cao nên cả hai đều thấm mệt. Dù vậy, nghĩ đến món lá ngón ăn mà không chết do anh bạn kể, tôi vô cùng hào hứng.
Đến Mường So đúng phiên chợ sáng, tôi dạo quanh vài vòng chợ thì quả thật, có rất nhiều người chào mua… lá ngón. Thấy chúng tôi, người phụ nữ dân tộc Thái trắng nhanh miệng chào: “Các chú mua rau rừng đi, tươi ngon lắm. Hôm nay, có cả lá ngón, dịp Tết nên khan hiếm. Các chú mua nhiều về mà ăn dần”. Người phụ nữ này cũng cho biết, giá một bó lá ngón là 4.000 đồng, nấu canh được hai bữa, xào thì đầy một đĩa to.
Ky quac an Tet bang... la ngon-Hinh-2
 Tại các chợ cóc ven đường, nhiều người dân bày bán lá ngón ăn được. Ảnh: C.T
Mang theo sự hoang mang chưa dứt, tôi tìm đến nhà già làng Lò Văn Bắc - Người nắm giữ lịch sử lâu đời của dân tộc Thái trắng cũng như những gốc tích của nền văn hóa vùng cao riêng biệt. Vừa nghe giới thiệu có nhà báo dưới xuôi lên thăm, già Bắc cười vui như “bắt được vàng”. “Ở đây, xa trung tâm nên cứ có khách đến thăm là chúng tôi rất vui. Lại có dịp được khoe món lá ngón ăn không chết người của đồng bào Thái trắng. Mà chỉ Mường So chúng tôi mới có loại lá ngón này thôi nhé”, già Bắc vừa cười, vừa nói.
Theo già Bắc, cây lá ngón không độc được phát hiện từ rất lâu. Không ai biết lâu bao nhiêu mà chỉ hay, từ đời cha ông, các cụ đã biết vào rừng hái loại lá này về nấu ăn. Loại lá này nấu ăn rất ngon, có mùi thơm đặc biệt nên nhà này truyền tai nhà khác kéo nhau vào rừng hái lá ngón. Về sau, người dân lấy thân cây lá ngón về trồng tại vườn để tiện ăn dần và đãi khách phương xa như một thứ đặc sản của người Thái trắng.
Ăn Tết phải có món lá ngón
Ky quac an Tet bang... la ngon-Hinh-3
 Bà Trần Thị Thái, 70 tuổi ở thôn Tây Nguyên, xã Mường So đang hái lá ngón để mang ra chợ bán. Ảnh: Cao Tuân
Những cây lá ngón ăn chết người mà chúng tôi từng chứng kiến trong rất nhiều vụ việc đau lòng ở vùng cao còn có tên là cây cỏ ngón, thuốc rút ruột. Đây là loại cây cực độc, lá dài, đầu lá nhọn hình lưỡi mác. Hoa của loại lá ngón độc này màu vàng, mọc thành chùm ở đầu ngọn và kẽ lá. Loại lá này độc đến mức một người chỉ cần ăn 3 lá là chất độc ngấm vào cơ thể và tử vong ngay sau ít phút. Thành thử, cứ nghe đến lá ngón là người dân vùng cao nói riêng và mọi miền nói chung sợ hãi.
Khác biệt cách
Khác biệt cách "ăn" Tết xưa và Tết nay
Vntinnhanh.vn - Những ngày này, nghe trong gió thoảng đâu đó cũng thấy mùi Xuân sang, Tết đang về.
Già Bắc kể, ngày trước, dân làng cũng từng mang hai loại lá ngón này ra so sánh với nhau. Cây lá ngón ăn được ở xã Mường So cũng có thân leo giống như cây lá ngón độc, có điều lá của nó tròn và ngắn hơn, bản lá thì như bàn tay. Sau một thời gian mang về trồng tại vườn, người dân phát hiện hoa của hai loại cây này cũng khác nhau. Cây lá ngón độc thường nở hoa trong khoảng thời gian từ tháng 6 tới tháng 10, còn cây lá ngón ăn được lại nở hoa vào dịp gần Tết Nguyên đán. Từ đó, người Thái trắng ở Mường So bắt đầu dùng lá và hoa của cây này để luộc, nấu canh hoặc làm các món xào thay rau rừng. Những món ăn này dần trở nên phổ biến và quen thuộc trong những bữa cơm của dân bản. Trong lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu ngày Tết của người Thái trắng ở Mường So thì nhất định phải có món… lá ngón.
Nói rồi ông Bắc mời chúng tôi ở lại ăn bữa cơm với món lá ngón xào hoa tỏi để biết mùi vị của loài cây cực lạ này. Ban đầu tôi cứ rờn rợn, sợ nhỡ ra ở cái chốn thâm sơn cùng cốc này thì biết làm sao… Vậy nhưng trước sự nhiệt tình của chủ nhà, lẫn lời đảm bảo ban đầu của anh bạn thân, tôi đành quyết định “đánh quả liều” để thưởng thức món đặc sản này. Bữa cơm rau lá ngón dọn lên trong nỗi hoang mang của tôi. Gìn dứ một lúc, nhìn chủ nhà “ăn mẫu” mấy gắp, tôi mới dám đưa nhón lá ngón nhỏ vào miệng. Lạ kỳ, miếng rai lá ngón xào đầu tiên đã cho tôi cảm nhận mùi vị ngọt bùi như rau rừng nhưng lại thơm hơn. Lúc này thì tôi vừa ăn vừa nhâm nhi cái vị ngon khó tả của nó. Cùng với những chén rượu ngô nồng ấm, chúng tôi đã được ăn bữa cơm rất ngon, đặc biệt là hương vị không thể nào quên của món rau ngón rừng với gia đình già làng Bắc.
Trước khi chuẩn bị tạm biệt bản So, già Bắc giới thiệu chúng tôi sang nhà bà Trần Thị Thái (70 tuổi, thôn Tây Nguyên, xã Mường So) để mua vài bó lá ngón về xuôi làm quà. Dẫn chúng tôi ra vườn, vừa hái lá ngón bà Thái vừa giới thiệu: “Loại lá ngón này ăn ngon lắm, xào với thịt thì hết ý. Còn nếu xào với hoa đu đủ đực thì khắc chế được cả bệnh ung thư gan và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ (?)”.
Bà Thái cũng cho biết, từ 7 năm trước, khi bà đi làm rừng phát hiện loại cây giống hệt cây lá ngón mà mọi người vẫn thường ăn nên lấy về trồng. Loại cây này ra lá quanh năm, đến mùa xuân thì nhiều hoa. Do nhà bà trồng nhiều nên mỗi buổi sáng bà thường hái khoảng chục bó mang ra chợ bán với giá 3.000 – 4.000 đồng/bó.
“Cứ mang ra bao nhiêu là hết bấy nhiêu. Nhiều hôm không còn lá ngón để mang ra chợ bán một số người thích ăn lại vào tận nhà tôi hỏi mua. Một số người đang dùng để chữa bệnh gan nhiễm mỡ thấy hiệu quả nên cứ gạ mua bằng được. Còn nếu dùng lá ngón để gói thịt chua thì rất hợp và dậy mùi. Ngày Tết, nhà nào mà có vườn cây lá ngón để đãi khách là nhất Mường So đấy”, bà Thái chia sẻ.
Theo lời bà Thái, đặc biệt nhất, trong lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu (lễ hội ẩm thực) của người Thái Mường So ngày xuân thì chắc chắn phải có lá ngón. Đây là dịp để người dân tạ ơn thần linh, ông bà, tổ tiên đã ban phúc cho một vụ mùa bội thu. Lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu được tổ chức tại bản Huổi Én, xã Mường So với cuộc thi nấu ăn của người Thái. Các món ăn được người Thái kết hợp với các loại gia vị lấy trong rừng như: Mắc khén (hay còn gọi là hạt tiêu rừng), thảo quả… Những loại gia vị này được tẩm ướp cùng với thực phẩm tạo nên hương vị đặc trưng trong các món ăn của núi rừng Tây Bắc nói chung và người Thái trắng nói riêng.

Nơi lá Ngón sẵn hơn cơm gạo

(Kiến Thức) - Cây lá Ngón mọc khắp nơi trên những thung lũng của vùng cao Phan Thanh. Có giáo viên mới được chuyển công tác lên đây suýt mất mạng vì nhầm hoa lá Ngón với hoa Thiên lý.

Phan Thanh là 1 xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Bảo Lạc, Cao Bằng. Trung tâm xã cách huyện 14 km, từ quốc lộ 34 đi qua thị trấn Bảo Lạc chạy về phía tây.

Những thung lũng mây trên đường từ trung tâm Thị trấn Bảo Lạc vào xã Phan Thanh
 Những thung lũng mây trên đường từ trung tâm Thị trấn Bảo Lạc vào xã Phan Thanh

Trên con đường độc đạo dẫn vào xã Phan Thanh, những biển mây nằm chơi vơi dọc các thung lũng, phủ kín các ruộng bậc thang. Phải chờ đến tận trưa, khi mặt trời lên cao, sương tan thì các ngọn núi mới dần hiện ra. Đường vào xã đang được rải đá, thỉnh thoảng gặp những đoạn núi lở chắn ngang cả đường đi.

Dù đã 12h nhưng mây vẫn bao phủ đường đi
Dù đã 12h nhưng mây vẫn bao phủ đường đi 

Theo anh giáo bản dẫn đường, mất khoảng 1 tiếng đồng hồ đi xe máy mới đến được trung tâm xã. Trước khi đi khảo sát các thôn trên địa bàn, chúng tôi được ngồi nói chuyện cùng chủ tịch xã và những giáo viên vùng cao Phan Thanh để nắm bắt tình hình địa phương cũng như phong tục tập quán của đồng bào.

"Dân ở đây cái gì cũng cần, cái gì cũng thiếu đồng chí ạ. Cây lá Ngón thì mọc khắp nơi nhưng đất để làm nương rẫy thì ít vì địa hình quá phức tạp. Người dân ở đây thiếu ăn quanh năm, có những hộ dân quanh năm không biết đến cơm, gạo", ông Quan Văn Huy, Chủ tịch xã Phan Thanh chia sẻ.

Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 5.236 ha. Trên địa bàn xã dân chung sống rải rác nhỏ lẻ, có 16 xóm hành chính, gồm 4 dân tộc anh em cùng chung sống: Tày, Nùng, Mông, Dao. Xóm Phần Quang chỉ có mình đồng bào dân tộc Nùng sinh sống.

Nhà ở của giáo viên điểm lẻ Pác Lác
Nhà ở của giáo viên điểm lẻ Pác Lác 
Người Mông chiếm tỉ lệ 55,43% dân số toàn xã. Có 7 xóm sống xen kẽ, có 8 xóm là dân tộc Mông. Có 16/16 xóm với 517 hộ = 2.868 nhân khẩu, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn với tỉ lệ hộ nghèo còn cao. 292 hộ nghèo trên tổng số 517 hộ dân.
Địa hình núi non khá hiểm trở, chủ yếu là thung lũng, đường đi lại đèo dốc, khúc khuỷu, ngoằn ngoèo. Vì vậy, từ xóm này sang xóm khác chỉ có thể đi bộ. Có những xóm cách xa nhau mấy chục cây số. Thậm chí, từ hộ dân này sang hộ dân khác trong cùng một xóm phải đi hết gần nửa ngày do phải trèo đèo, vượt quá nhiều vách đá.

Xã thường xuyên bị sương mù bao phủ dày đặc. Khí hậu của Phan Thanh luôn luôn thấp hơn ở Bảo Lạc một vài độ. Do đó, người dân luôn phải đón nhận cái rét sớm hơn những vùng khác.

Đồng bào ở vùng cao Phan Thanh chủ yếu sống dựa vào trồng trọt, nương rẫy và chăn nuôi. Do đất có thể canh tác được rất ít, nên thường xuyên xảy ra cảnh thiếu ăn. Các cô giáo dẫn đường cho chúng tôi vào Pác Lác chia sẻ, gia đình được xếp vào hàng có điều kiện nhất của Pác Lác thì ít nhất cũng phải thiếu gạo ăn từ 2 đến 3 tháng trong năm.

Ngô nương được dự trữ, vừa là lương thực cứu đói khi hết gạo, vừa cung cấp thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiê, đối với nhiều hộ gia đình khó khăn thì ngô đôi khi cũng không đủ ăn.
 Ngô nương được dự trữ, vừa là lương thực cứu đói khi hết gạo, vừa cung cấp thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiê, đối với nhiều hộ gia đình khó khăn thì ngô đôi khi cũng không đủ ăn.
Đáng chú ý có 9 hộ đồng bào người dân tộc Mông sống trên dãy núi cao, giáp ranh với xã Phi Giáp. Họ sống gần nhau trong thung lũng Po Cố Tản và quanh năm chỉ mong đủ ngô ăn chứ chưa dám nghĩ đến cơm, gạo. Do sống nơi núi đá cao, nên cây lương thực chính của họ không có gì ngoài ngô nương.
Ông Hoàng A Dẻ (người mặc áo nâu), Bí thư chi bộ Pác Lác cho biết: "Người bản địa như chúng tôi, đi từ đây (từ điểm trường Pác Lác) để đến được nơi có 9 hộ gia đình cũng cần khoảng 2 tiếng đồng hồ đi bộ liên tục".
Ông Hoàng A Dẻ (người mặc áo nâu), Bí thư chi bộ Pác Lác cho biết: "Người bản địa như chúng tôi, đi từ đây (từ điểm trường Pác Lác) để đến được nơi có 9 hộ gia đình cũng cần khoảng 2 tiếng đồng hồ đi bộ liên tục". 

Trình độ nhận thức của đồng bào ở đây còn lạc hậu. Dó đó, việc học hành của con em cũng ít được họ quan tâm. Đa số các em học sinh nữ sau khi học lớp 9 thường ở nhà chứ không tiếp tục theo học câp 3. Có những em đang học lớp 6, 7 nghỉ học lấy chồng (chủ yếu là những học sinh người Mông).

Khu nấu ăn của các em học sinh bán trú được người dân và các thầy cô giáo cùng nhau làm.
 Khu nấu ăn của các em học sinh bán trú được người dân và các thầy cô giáo cùng nhau làm.

Hiện tại, toàn xã có 490 em học sinh thuộc diện hộ nghèo, gặp khó khăn trong việc đến trường. Có nhiều em thuộc diện mồ côi, có hoàn cảnh éo le. Riêng THCS có 93 học sinh thuộc diện hộ nghèo trong tổng số 148 học sinh; Tiểu học chia làm10 phân trường, có 283/359 học sinh diện hộ nghèo; Mầm non có 114 em (trên tổng số 145 em) nhỏ thuộc diện hộ nghèo và diện mồ côi, có hoàn cảnh éo le.

Đa phần học sinh thường không có áo ấm và học sinh bán trú có những em không có chăn màn nên tạm thời ghép giường mới đủ chăn màn cho các em.
Đa phần học sinh thường không có áo ấm và học sinh bán trú có những em không có chăn màn nên tạm thời ghép giường mới đủ chăn màn cho các em. 

Năm nay các em thuộc diện bán trú sẽ được 15kg gạo và 406.000 đồng/tháng. Số tiền này có thể dành để nấu ăn cho các em. Nhà trường đang có kế hoạch tổ chức nấu ăn chung cho học sinh bán trú...

Mong muốn cùng chính quyền và nhân dân địa phương chia sẻ những khó khăn trước mắt, Báo điện tử Kiến Thức cùng nhóm Sống Hướng Thiện tổ chức kêu gọi, quyên góp ủng hộ cho 292 hộ nghèo và 490 em học sinh thuộc diện hộ nghèo của xã Phan Thanh.

Dự kiến: 
Thời gian vận động, nhận quyên góp, ủng hộ: Từ 25/9/2013 – 03/11/2013.
Thời gian đi thăm và trao tặng quà: 01/11/2013

Nhận ủng hộ: Tiền, gạo, muối, quần áo ấm, tất, mũ, khăn, chăn, màn, sách truyện, vở ghi, bút, sáp màu, mì tôm, bánh, kẹo,…

Nơi nhận ủng hộ:

1) Tòa soạn Báo điện tử Kiến Thức: Số 465B Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội.

Số tài khoản ngân hàng: 126.10.000.119.106 tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Ba Đình (Hà Nội). Chủ tài khoản: Báo điện tử Kiến Thức.

2) Nhóm Sống Hướng Thiện: Số 6 Trấn Vũ, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.

Tài khoản Vietcombank chi nhánh Chương Dương:  0541001611935 (Lê Thị Bích Thảo)

Lộ trình: Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng – Bảo Lạc – Phan Thanh (435 km)

(Hà Nội – Cao Bằng: 286 km; Cao Bằng – Bảo Lạc: 135 km; Bảo Lạc – Phan Thanh: 14 km)

Lịch trình:

Ngày 01/11:

- 18h00: Một số thành viên Sống Hướng Thiện có mặt tại ô 58, lô 6 Phúc Xá (số 42, ngõ 41 Hồng Hà, Ba Đình, Hà Nội để xếp đồ lên xe.

- 19h30: Đoàn từ thiện Báo Kiến Thức, Nhóm SHT và các nhà hảo tâm tập trung tại Báo điện tử Kiến Thức (465B Hoàng Hoa Thám) xuất phát từ Báo điện tử Kiến Thức (có chỗ để xe máy).

Ngày 02/11

- 05h00: có mặt tại TP.Cao Bằng ăn sáng

- 06h00: xuất phát từ TP Cao Bằng – Bảo Lạc

- 11h00: có mặt tại Bảo Lạc, ăn cơm trưa tại Thị trấn Bảo Lạc

- 12h10: có mặt tại TT xã Phan Thanh. Gặp gỡ, trao đổi với chính quyền địa phương và Lãnh đạo ngành GD xã Phan Thanh.

- 12h20: trao quà tập trung tại điểm trường trung tâm cho 490 học sinh nghèo của xã Phan Thanh (Theo danh sách mà ngành giáo dục địa phương cung cấp: 93 học sinh THCS; 283 học sinh TH; 114 học sinh mầm non). Tặng sách truyện để xây dựng thư viện cho trường TH, THCS.

- Trao tặng cho 292 hộ dân nghèo, khó nhất xã Phan Thanh tại trung tâm xã, mỗi hộ 10kg gạo, 1 thùng mì tôm, quần áo,…

- 13h00: Đoàn từ thiện chia thành 3 Nhóm nhỏ

+ Địa phương bố trí xe máy và cán bộ dẫn đường cho đoàn từ thiện vào bản Phiêng Dịt thăm, tặng quà 4 hộ nghèo (Hoàng Thị Lê; Hoàng A Ngài; Sùng A Vư; Lò A Vàng).

+ Địa phương bố trí phương tiện và cán bộ dẫn đường thăm 2 hộ nghèo ở Thẳm Thon (hộ gia đình Sầm Văn Tuân; hộ gia đình Giàng Thị Khìao).

- 17h00: tất cả thành viên thuộc các Nhóm tập trung tại TT xã, ăn tối

- 19h00: chuẩn bị giao lưu văn nghệ cùng cán bộ, giáo viên, học sinh và bà con nhân dân xã Phan Thanh.

- 19h30: giao lưu văn nghệ, lửa trại

- 21h30: Đoàn nghỉ ngơi để để mai về Hà Nội

Ngày 03/11

- 06h00: Tất cả thành viên đoàn từ thiện dậy chia tay Phan Thanh, chuẩn bị lên đường về Hà Nội.

- 07h30: Ăn sáng tại TT Bảo Lạc

- 08h10: Lên xe tiến thẳng TP Cao Bằng

- 13h00: Tạm nghỉ thăm chợ Xanh Cao Bằng và ăn trưa.

- 14h00: Thành viên đoàn lên xe về Hà Nội

- 22h30: Xe về tới Hà Nội


Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: PHẠM ĐÌNH MẠNH

Phụ trách Công tác xã hội Báo điện tử Kiến thức.

Số 465B Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội.

DĐ: 0974.974.104

Email: manhxuandu@gmail.com.


Nhận diện những loài hoa “tử thần” của Việt Nam

Trong thiên nhiên đa dạng của Việt Nam, có rất nhiều loài thực vật, nhìn rất bắt mắt, nhưng độc tố thì cực kỳ cao mà bạn nên tránh.

CÂY LÁ NGÓN Gelsemium elegans – thần chết được báo trước. Khi có cơ hội xâm nhập vào cơ thể các loài máu nóng, độc tính của lá ngón phát tác kiến cho các ancaloit chứa trong toàn bộ cây gây ra các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp. Trật tự độc của cây được giảm từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây. Khi có triệu chứng ngộ độc chúng ta nên uống nước rau má, rau muống sống, hoặc cho nạn nhân uống nước phân trâu, phân bò để nôn ra độc tố...
CÂY LÁ NGÓN Gelsemium elegans – thần chết được báo trước. Khi có cơ hội xâm nhập vào cơ thể các loài máu nóng, độc tính của lá ngón phát tác kiến cho các ancaloit chứa trong toàn bộ cây gây ra các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp. Trật tự độc của cây được giảm từ rễ, lá, hoa, quả và thân cây.  Khi có triệu chứng ngộ độc chúng ta nên uống nước rau má, rau muống sống, hoặc cho nạn nhân uống nước phân trâu, phân bò để nôn ra độc tố...

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 
Bật nắp quan tài nặng 90 tấn, phát hiện điều khó tin

Bật nắp quan tài nặng 90 tấn, phát hiện điều khó tin

(Kiến Thức) - Trong cuộc khai quật tại nghĩa trang cổ đại Saqqara, Ai Cập, các chuyên gia phát hiện một cỗ quan tài nặng 90 tấn. Sau khi dùng thuốc nổ mở nắp quan tài, các chuyên gia kinh ngạc phát hiện một xác ướp bò đực thay vì thi hài Pharaoh. 
Tên tội phạm mang bộ óc thiên tài khiến Mỹ khó bắt nhất

Tên tội phạm mang bộ óc thiên tài khiến Mỹ khó bắt nhất

(Kiến Thức) - Ted Kaczynski là tên tội phạm mang bộ óc thiên tài khét tiếng nước Mỹ với chỉ số IQ lên đến 167. Kaczynski trở thành đối tượng trong cuộc điều tra dài nhất và tốn kém nhất trong lịch sử của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI). 

Tin mới

Hyundai Elantra 2023 'lộ hàng' 4 phiên bản

Hyundai Elantra 2023 'lộ hàng' 4 phiên bản

Hyundai Elantra 2023 mới sẽ vẫn tiếp tục bán ra với 4 phiên bản tại thị trường Việt Nam bao gồm 2 phiên bản động cơ xăng 1.6L, 1 phiên bản động cơ xăng 2.0L và 1 phiên bản động cơ xăng tăng áp 1.6T-GDi.