Kỷ nguyên tàu sân bay của Mỹ đang bị đe dọa bởi những "mối nguy" từ Nga, Trung Quốc

Kỷ nguyên tàu sân bay của Mỹ đang bị đe dọa bởi những "mối nguy" từ Nga, Trung Quốc

(Kiến Thức) - Liệu tên lửa chống hạm siêu vượt âm Kinzhal của Nga hay tên lửa đạn đạo chống hạm Dongfeng-21 của Trung Quốc, hoặc các nguyên nhân nào khác có thể làm kết thúc được kỷ nguyên tàu sân bay Mỹ trên các đại dương?

Hải quân Mỹ đang xem xét giảm số lượng  tàu sân bay đang hoạt động, chủ trương này có thể ảnh hưởng đến không chỉ thế hệ tàu sân bay thế hệ cũ, mà còn dẫn đến đóng băng, và thậm chí hủy bỏ việc chế tạo tàu sân bay mới như tàu Gerald Ford.
Hải quân Mỹ đang xem xét giảm số lượng tàu sân bay đang hoạt động, chủ trương này có thể ảnh hưởng đến không chỉ thế hệ tàu sân bay thế hệ cũ, mà còn dẫn đến đóng băng, và thậm chí hủy bỏ việc chế tạo tàu sân bay mới như tàu Gerald Ford.
Giới quân sự cho rằng, kỷ nguyên ngoại giao pháo hạm của đội tàu sân bay Mỹ đã qua, với sự phát triển của công nghệ, nhất là các loại tên lửa chống hạm như hiện nay, vì vậy nên thay tàu sân bay bằng tàu đổ bộ vạn năng (UDC) là phù hợp hơn.
Giới quân sự cho rằng, kỷ nguyên ngoại giao pháo hạm của đội tàu sân bay Mỹ đã qua, với sự phát triển của công nghệ, nhất là các loại tên lửa chống hạm như hiện nay, vì vậy nên thay tàu sân bay bằng tàu đổ bộ vạn năng (UDC) là phù hợp hơn.
Có hai lý do để xem xét sửa đổi căn bản chiến lược của hải quân Mỹ, lý do đầu tiên là vấn đề kinh tế. Với việc duy trì đội tàu sân bay khổng lồ, bao gồm 11 tàu sân bay, đi cùng với nó là gần một trăm tàu hộ vệ và tàu bảo đảm hậu cần, như vậy cần một nguồn kinh phí khổng lồ.
Có hai lý do để xem xét sửa đổi căn bản chiến lược của hải quân Mỹ, lý do đầu tiên là vấn đề kinh tế. Với việc duy trì đội tàu sân bay khổng lồ, bao gồm 11 tàu sân bay, đi cùng với nó là gần một trăm tàu hộ vệ và tàu bảo đảm hậu cần, như vậy cần một nguồn kinh phí khổng lồ.
Với sự áp dụng các công nghệ mới, dẫn đến giá thành đóng các tàu sân bay kiểu mới như tàu sân bay lớp Gerald Ford rất đắt đỏ; nhất là phần chế tạo động cơ cho tàu và hệ thống máy phóng máy bay trên hạm sử dụng công nghệ điện từ.
Với sự áp dụng các công nghệ mới, dẫn đến giá thành đóng các tàu sân bay kiểu mới như tàu sân bay lớp Gerald Ford rất đắt đỏ; nhất là phần chế tạo động cơ cho tàu và hệ thống máy phóng máy bay trên hạm sử dụng công nghệ điện từ.
Nếu các tàu sân bay thuộc lớp Nimitz cũ có giá 5,5 tỷ USD, thì chiếc tàu sân bay đầu tiên của lớp Gerald Ford đắt gấp ba lần. Đây là gánh nặng tài chính với cả với quốc gia có ngân sách quốc phòng dồi dào như Mỹ.
Nếu các tàu sân bay thuộc lớp Nimitz cũ có giá 5,5 tỷ USD, thì chiếc tàu sân bay đầu tiên của lớp Gerald Ford đắt gấp ba lần. Đây là gánh nặng tài chính với cả với quốc gia có ngân sách quốc phòng dồi dào như Mỹ.
Lý do thứ hai, cần được coi là lý do chính, đó là Nga và Trung Quốc, hai kình địch lớn nhất của Mỹ, đã phát triển thành công nhiều loại tên lửa chống hạm, với công nghệ hoàn toàn mới, có thể đánh chìm được hàng không mẫu hạm.
Lý do thứ hai, cần được coi là lý do chính, đó là Nga và Trung Quốc, hai kình địch lớn nhất của Mỹ, đã phát triển thành công nhiều loại tên lửa chống hạm, với công nghệ hoàn toàn mới, có thể đánh chìm được hàng không mẫu hạm.
Tại Nga, họ đã phát triển thành công tên lửa có tốc độ siêu vượt âm Kinzhal, có tốc độ đến 10 M, được phóng đi bởi loại máy bay chiến đấu cũng có tốc độ nhanh nhất thế giới đó là MiG-31BM; và trong tương lai, các loại máy bay có tốc độ siêu âm như Tu-22M3, Tu-160M và cả máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của Nga Su-57 đều có thể trang bị loại tên lửa này.
Tại Nga, họ đã phát triển thành công tên lửa có tốc độ siêu vượt âm Kinzhal, có tốc độ đến 10 M, được phóng đi bởi loại máy bay chiến đấu cũng có tốc độ nhanh nhất thế giới đó là MiG-31BM; và trong tương lai, các loại máy bay có tốc độ siêu âm như Tu-22M3, Tu-160M và cả máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 của Nga Su-57 đều có thể trang bị loại tên lửa này.
Giới quân sự Mỹ cũng không hề đánh giá thấp vai trò của một loại tên lửa chống hạm khác của Nga cũng có tốc độ siêu vượt âm, được phóng đi từ các tàu chiến đó là tên lửa chống hạm Zircon, có tốc độ đạt tới 8 M; họ cho rằng mối đe dọa của Zircon đối với các hàng không mẫu hạm là không thể xem nhẹ.
Giới quân sự Mỹ cũng không hề đánh giá thấp vai trò của một loại tên lửa chống hạm khác của Nga cũng có tốc độ siêu vượt âm, được phóng đi từ các tàu chiến đó là tên lửa chống hạm Zircon, có tốc độ đạt tới 8 M; họ cho rằng mối đe dọa của Zircon đối với các hàng không mẫu hạm là không thể xem nhẹ.
Một loại tên lửa chống hạm khác phóng từ máy bay, mặc dù chưa đạt tốc độ siêu vượt âm (từ 5 M trở lên), nhưng cũng là mối đe dọa chết người với các tàu sân bay của Mỹ, đó là tên lửa hành trình chống hạm Kh-32, được trang bị trên máy bay ném bom chiến lược siêu âm tầm xa Tu-22M3M.
Một loại tên lửa chống hạm khác phóng từ máy bay, mặc dù chưa đạt tốc độ siêu vượt âm (từ 5 M trở lên), nhưng cũng là mối đe dọa chết người với các tàu sân bay của Mỹ, đó là tên lửa hành trình chống hạm Kh-32, được trang bị trên máy bay ném bom chiến lược siêu âm tầm xa Tu-22M3M.
Tốc độ của tên lửa Kh-32 cũng tiệm cận tốc độ siêu vượt âm (4,6 M), tầm bắn đến 1.000 km, do vậy máy bay có thể phóng tên lửa từ ngoài khu vực phòng không của nhóm tàu hộ vệ tàu sân bay; với bán kính chiến đấu của máy bay Tu-22M3 là 2.000 km, như vậy một biên đội Tu-22M3 có thể đẩy biên đội tàu sân bay Mỹ cách xa bờ biển của Nga 3.000 km.
Tốc độ của tên lửa Kh-32 cũng tiệm cận tốc độ siêu vượt âm (4,6 M), tầm bắn đến 1.000 km, do vậy máy bay có thể phóng tên lửa từ ngoài khu vực phòng không của nhóm tàu hộ vệ tàu sân bay; với bán kính chiến đấu của máy bay Tu-22M3 là 2.000 km, như vậy một biên đội Tu-22M3 có thể đẩy biên đội tàu sân bay Mỹ cách xa bờ biển của Nga 3.000 km.
Theo Cục thiết kế Raduga, nơi phát triển Kh-32, mẫu tên lửa hành trình này có thể được phóng lên ở độ cao trên tầng bình lưu (lên tới 40 km), sau đó lao xuống tấn công mục tiêu khi gần kết thúc hành trình bay với gia tốc cực lớn; do vậy Kh-32 cũng xứng đáng được xếp vào diện “sát thủ tàu sân bay” của Nga hiện nay.
Theo Cục thiết kế Raduga, nơi phát triển Kh-32, mẫu tên lửa hành trình này có thể được phóng lên ở độ cao trên tầng bình lưu (lên tới 40 km), sau đó lao xuống tấn công mục tiêu khi gần kết thúc hành trình bay với gia tốc cực lớn; do vậy Kh-32 cũng xứng đáng được xếp vào diện “sát thủ tàu sân bay” của Nga hiện nay.
Không chỉ với Nga, Hải quân Trung Quốc gần đây cũng nổi lên là mối đe dọa lớn với Hải quân Mỹ, với việc đưa vào biên chế tên lửa đạn đạo chống hạm đầu tiên trên thế giới Dongfeng DF-21D.
Không chỉ với Nga, Hải quân Trung Quốc gần đây cũng nổi lên là mối đe dọa lớn với Hải quân Mỹ, với việc đưa vào biên chế tên lửa đạn đạo chống hạm đầu tiên trên thế giới Dongfeng DF-21D.
Sự độc đáo của DF-21D ở chỗ, thứ nhất tên lửa được phóng từ đất liền, do vậy đảm bảo được tính bí mật, bất ngờ; thứ hai, với sức công phá của một tên lửa đạn đạo, hoàn toàn có thể vô hiệu hóa một tàu sân bay chỉ với một phát bắn trúng duy nhất; thứ ba, các hệ thống đánh chặn tên lửa của biên đội tàu sân bay của Mỹ đến thời điểm hiện tại hoàn toàn chưa thể đánh chặn.
Sự độc đáo của DF-21D ở chỗ, thứ nhất tên lửa được phóng từ đất liền, do vậy đảm bảo được tính bí mật, bất ngờ; thứ hai, với sức công phá của một tên lửa đạn đạo, hoàn toàn có thể vô hiệu hóa một tàu sân bay chỉ với một phát bắn trúng duy nhất; thứ ba, các hệ thống đánh chặn tên lửa của biên đội tàu sân bay của Mỹ đến thời điểm hiện tại hoàn toàn chưa thể đánh chặn.
Để phóng được tên lửa DF-21D đến mục tiêu, Trung Quốc đã đầu tư phát triển một hệ thống bao gồm các loại radar trinh sát, các hệ thống quang điện tử và vệ tinh trinh sát; theo thông tin được tiết lộ, độ lệch mục tiêu của tên lửa không vượt quá 40 m; tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường có trọng lượng 1.000 kg; đủ sức làm tê liệt tàu sân bay M
Để phóng được tên lửa DF-21D đến mục tiêu, Trung Quốc đã đầu tư phát triển một hệ thống bao gồm các loại radar trinh sát, các hệ thống quang điện tử và vệ tinh trinh sát; theo thông tin được tiết lộ, độ lệch mục tiêu của tên lửa không vượt quá 40 m; tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường có trọng lượng 1.000 kg; đủ sức làm tê liệt tàu sân bay M
Việc đưa tên lửa DF-21D vào kho vũ khí của PLA, khiến Hải quân Mỹ phải cấp tốc tìm các biện pháp đối phó. Do tầm bắn của tên lửa này đạt tới 1.800 km, các hàng không mẫu hạm Mỹ không còn có cơ hội tiếp cận bờ biển Trung Quốc ở khoảng cách, đủ để các loại tiêm kích hạm tiếp cận lãnh thổ Trung Quốc
Việc đưa tên lửa DF-21D vào kho vũ khí của PLA, khiến Hải quân Mỹ phải cấp tốc tìm các biện pháp đối phó. Do tầm bắn của tên lửa này đạt tới 1.800 km, các hàng không mẫu hạm Mỹ không còn có cơ hội tiếp cận bờ biển Trung Quốc ở khoảng cách, đủ để các loại tiêm kích hạm tiếp cận lãnh thổ Trung Quốc
Loại tên lửa đạn đạo thứ hai, tương tự DF-21D, là loại DF-26, bắt đầu được đưa vào biên chế năm 2015, tên lửa đạn đạo chống hạm DF-26 đã đẩy tàu sân bay của Mỹ ra xa bờ biển Trung Quốc đến cự ly 3.500 km. Không chỉ phạm vi tăng cự ly bắn, mà cả khối lượng của đầu đạn đạt tới 1.800 kg.
Loại tên lửa đạn đạo thứ hai, tương tự DF-21D, là loại DF-26, bắt đầu được đưa vào biên chế năm 2015, tên lửa đạn đạo chống hạm DF-26 đã đẩy tàu sân bay của Mỹ ra xa bờ biển Trung Quốc đến cự ly 3.500 km. Không chỉ phạm vi tăng cự ly bắn, mà cả khối lượng của đầu đạn đạt tới 1.800 kg.
Sự xuất hiện của vũ khí siêu thanh thế hệ mới khiến tàu sân bay trở thành mục tiêu dễ tổn thương và khó bảo vệ. Những vấn đề trên có thể là dấu hiệu của buổi hoàng hôn đối với kỷ nguyên của tàu sân bay hiện đại của Mỹ.
Sự xuất hiện của vũ khí siêu thanh thế hệ mới khiến tàu sân bay trở thành mục tiêu dễ tổn thương và khó bảo vệ. Những vấn đề trên có thể là dấu hiệu của buổi hoàng hôn đối với kỷ nguyên của tàu sân bay hiện đại của Mỹ.
Video Tàu sân bay hạt nhân 50 năm mới cần nạp nhiên liệu của Hải quân M ỹ.

GALLERY MỚI NHẤT