Kỳ lạ tàu sân bay "nhỏ nhưng có võ" của Mỹ trong Thế chiến thứ 2

Kỳ lạ tàu sân bay "nhỏ nhưng có võ" của Mỹ trong Thế chiến thứ 2

(Kiến Thức) - Có kích thước rất nhỏ, các tàu sân bay chiến đấu ven bờ được coi là một trong những lớp tàu chiến kỳ dị nhưng hiệu quả bậc nhất được Mỹ và đồng minh sử dụng trong Thế chiến thứ 2.

 Tàu sân bay chiến đấu ven bờ hay còn được gọi với cái tên lóng khác đó là "Tàu sân bay Jeep" với chữ "Jeep" ám chỉ độ nhỏ gọn và cơ động của loại tàu sân bay này là loại tàu sân bay được Mỹ, Anh và Hải quân Nhật sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Vans.
Tàu sân bay chiến đấu ven bờ hay còn được gọi với cái tên lóng khác đó là "Tàu sân bay Jeep" với chữ "Jeep" ám chỉ độ nhỏ gọn và cơ động của loại tàu sân bay này là loại tàu sân bay được Mỹ, Anh và Hải quân Nhật sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Vans.
Loại tàu sân bay này có chiều dài chỉ bằng một nửa so với tàu sân bay thông thường cùng thời và độ giãn nước chỉ bằng một phần ba. Nguồn ảnh: Longbeach.
Loại tàu sân bay này có chiều dài chỉ bằng một nửa so với tàu sân bay thông thường cùng thời và độ giãn nước chỉ bằng một phần ba. Nguồn ảnh: Longbeach.
Điều này đồng nghĩa với việc các tàu sân bay ven bờ sẽ có tốc độ chậm hơn và có được bọc giáp kém hơn nhiều so với một tàu sân bay tiêu chuẩn. Bù lại, chúng lại rẻ hơn và tốn ít thời gian hơn để đóng mới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Điều này đồng nghĩa với việc các tàu sân bay ven bờ sẽ có tốc độ chậm hơn và có được bọc giáp kém hơn nhiều so với một tàu sân bay tiêu chuẩn. Bù lại, chúng lại rẻ hơn và tốn ít thời gian hơn để đóng mới. Nguồn ảnh: Pinterest.
Việc thiếu giáp và thiếu hoả lực khiến những tàu sân bay này dễ bị tấn công và tiêu diệt bởi hoả lực của đối phương. Thực tế là đã có rất nhiều tàu sân bay ven bờ bị ép buộc phải "ra biển lớn" và rồi nhận được kết cục thảm hoạ sau đó. Nguồn ảnh: Invictus.
Việc thiếu giáp và thiếu hoả lực khiến những tàu sân bay này dễ bị tấn công và tiêu diệt bởi hoả lực của đối phương. Thực tế là đã có rất nhiều tàu sân bay ven bờ bị ép buộc phải "ra biển lớn" và rồi nhận được kết cục thảm hoạ sau đó. Nguồn ảnh: Invictus.
Tuỳ từng quốc gia sử dụng mà khái niệm "tàu sân bay ven bờ" sẽ được thay thế bằng "tàu sân bay hạng nhẹ". Vào thời điểm cuối chiến tranh, một vài lớp tàu sân bay ven bờ đã được cải tiến để nó có đủ tốc độ nhằm theo kịp khả năng hành quân của tàu sân bay "xịn". Nguồn ảnh: Archive.
Tuỳ từng quốc gia sử dụng mà khái niệm "tàu sân bay ven bờ" sẽ được thay thế bằng "tàu sân bay hạng nhẹ". Vào thời điểm cuối chiến tranh, một vài lớp tàu sân bay ven bờ đã được cải tiến để nó có đủ tốc độ nhằm theo kịp khả năng hành quân của tàu sân bay "xịn". Nguồn ảnh: Archive.
Tuy nhiên khả năng bọc giáp của những tàu sân bay này vẫn là rất kém và chúng có thể dễ dàng bị đánh đắm chỉ bởi một pha tấn công trúng đích duy nhất. Nguồn ảnh: Archive.
Tuy nhiên khả năng bọc giáp của những tàu sân bay này vẫn là rất kém và chúng có thể dễ dàng bị đánh đắm chỉ bởi một pha tấn công trúng đích duy nhất. Nguồn ảnh: Archive.
Thực tế, phần lớn các tàu sân bay ven bờ chỉ là các tàu thương mại được ra đời trước chiến tranh và sau đó bị quân đội thu mua lại, hoán cải thiết kế và đặt lên trên nó một mặt sàn làm đường băng. Do là tàu thương mại, chúng được thiết kế để tiết kiệm tối đa chi phí vận hành nên động cơ có công suất rất nhỏ. Nguồn ảnh: Archive.
Thực tế, phần lớn các tàu sân bay ven bờ chỉ là các tàu thương mại được ra đời trước chiến tranh và sau đó bị quân đội thu mua lại, hoán cải thiết kế và đặt lên trên nó một mặt sàn làm đường băng. Do là tàu thương mại, chúng được thiết kế để tiết kiệm tối đa chi phí vận hành nên động cơ có công suất rất nhỏ. Nguồn ảnh: Archive.
Trong các chiến dịch ở châu Âu và châu Á Thái Bình Dương thời Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhiệm vụ của các tàu sân bay ven bờ phần lớn chỉ là phòng thủ, chiếm ưu thế trên không bằng cách tăng tầm bay cho máy bay chiến đấu, hạn chế hoặc phát hiện sớm các kế hoạch đổ bộ của đối phương. Nguồn ảnh: WWII.
Trong các chiến dịch ở châu Âu và châu Á Thái Bình Dương thời Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhiệm vụ của các tàu sân bay ven bờ phần lớn chỉ là phòng thủ, chiếm ưu thế trên không bằng cách tăng tầm bay cho máy bay chiến đấu, hạn chế hoặc phát hiện sớm các kế hoạch đổ bộ của đối phương. Nguồn ảnh: WWII.
Các tàu này cũng có thể đảm nhận tốt vai trò vận tải máy bay và hàng hậu cần cho các tàu sân bay tiêu chuẩn đang ở ngoài đại dương - giúp các tàu sân bay này không phải quay lại đất liền để nhận máy bay khi đang tham chiến ở khu vực ác liệt. Nguồn ảnh: WWII.
Các tàu này cũng có thể đảm nhận tốt vai trò vận tải máy bay và hàng hậu cần cho các tàu sân bay tiêu chuẩn đang ở ngoài đại dương - giúp các tàu sân bay này không phải quay lại đất liền để nhận máy bay khi đang tham chiến ở khu vực ác liệt. Nguồn ảnh: WWII.
Trong trận chiến Đại Tây Dương, các tàu sân bay bỏ túi này được Hải quân Hoàng gia Anh sử dụng làm nhiệm vụ phát hiện tàu ngầm của đối phương, bảo vệ các đoàn tàu vận tải - vốn cũng phần lớn là tàu thương mại, có tốc độ không cao. Nguồn ảnh: WWII.
Trong trận chiến Đại Tây Dương, các tàu sân bay bỏ túi này được Hải quân Hoàng gia Anh sử dụng làm nhiệm vụ phát hiện tàu ngầm của đối phương, bảo vệ các đoàn tàu vận tải - vốn cũng phần lớn là tàu thương mại, có tốc độ không cao. Nguồn ảnh: WWII.
Khả năng phòng thủ của tàu sân bay ven bờ là khá tốt, ví dụ như trong trận chiến ở Samar, một nhóm tàu sân bay ven bờ của Hải quân Mỹ đã phối hợp rất tốt để tự vệ trước sự tấn công của các thiết giáp hạm và tuần dương hạm cỡ lớn của Nhật. Nguồn ảnh: WWII.
Khả năng phòng thủ của tàu sân bay ven bờ là khá tốt, ví dụ như trong trận chiến ở Samar, một nhóm tàu sân bay ven bờ của Hải quân Mỹ đã phối hợp rất tốt để tự vệ trước sự tấn công của các thiết giáp hạm và tuần dương hạm cỡ lớn của Nhật. Nguồn ảnh: WWII.
Tổng cộng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Mỹ đã đóng tới 151 tàu sân bay và trong đó có tới 122 tàu sân bay ven bờ. Mặc dù vậy, ngày nay không còn một tàu nào còn sót lại, tất cả đã bị dỡ làm sắt vụn sau cuộc chiến. Lớp tàu sân bay ven bờ thành công nhất lịch sử là lớp Casablanca với tổng cộng 50 chiếc từng được hạ thuỷ, tiếp sau đó là lớp Bogue với 45 chiếc. Nguồn ảnh: WWII.
Tổng cộng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Mỹ đã đóng tới 151 tàu sân bay và trong đó có tới 122 tàu sân bay ven bờ. Mặc dù vậy, ngày nay không còn một tàu nào còn sót lại, tất cả đã bị dỡ làm sắt vụn sau cuộc chiến. Lớp tàu sân bay ven bờ thành công nhất lịch sử là lớp Casablanca với tổng cộng 50 chiếc từng được hạ thuỷ, tiếp sau đó là lớp Bogue với 45 chiếc. Nguồn ảnh: WWII.
Mời độc giả xem Video: Một hạm đội của hải quân Mỹ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

GALLERY MỚI NHẤT

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.