Kỳ lạ nhà tù dùng ngỗng gác cổng thay chó nghiệp vụ

Nhà tù ở bang Santa Cantarina (Brazil) mới đây thay thế chó canh gác bằng một đàn ngỗng, loài động vật được xem là rất "nhạy cảm" với kẻ tẩu thoát, đột nhập.

Kỳ lạ nhà tù dùng ngỗng gác cổng thay chó nghiệp vụ
Tại bang Santa Catarina phía nam Brazil, chương trình cải cách tội phạm tìm ra một cách sáng tạo để cắt giảm chi phí: Thay thế chó nghiệp vụ gác cổng bằng ngỗng canh gác. Lạch bạch quanh chu vi của nhà tù Sao Pedro de Alcantara, những "đặc vụ" ngỗng này cứng rắn hơn vẻ ngoài của chúng.
Giám đốc nhà tù Marcos Roberto de Souza cho biết: "Chúng tôi có hệ thống giám sát điện tử, giám sát trực tiếp... và cuối cùng là giám sát đàn ngỗng, thay thế cho chó".
Ngỗng có thính giác rất tốt và sẽ phát ra tiếng động lớn bất cứ khi nào chúng phát hiện ra tiếng động lạ, từ đó cảnh báo cho những sĩ quan canh gác, ông đánh giá.
Ky la nha tu dung ngong gac cong thay cho nghiep vu
Các "đặc vụ" ngỗng tại nhà tù bang Santa Catarina. Ảnh: Reuters. 
Đàn ngỗng canh gác nhà tù sẽ ăn nghỉ trong ao ngay quanh khuôn viên, chịu trách nhiệm tuần tra phần không gian xanh giữa hàng rào bên trong và bức tường chính bên ngoài của nhà tù. Các quản giáo tại đây cho biết tính cảnh giác của ngỗng khiến chúng trở thành loài động vật bảo vệ tuyệt vời, thậm chí còn hơn cả chó.
Piu-Piu, một chú ngỗng "tiểu đội trưởng", sẽ dẫn đầu đàn đi "tuần tra, giám sát", đôi khi song hành cùng các sĩ quan nhà tù. Khi các sĩ quan này gọi tên, Pi Piu sẽ đáp lại ngay lập tức bằng một tràng âm thanh đặc biệt. Chúng được đánh giá rất khôn ngoan, nghe lời và cũng khá hung dữ khi cần thiết.
Trên thực tế, các nhà tù ở Brazil đã sử dụng đàn ngỗng canh gác để ngăn tù nhân trốn thoát ít nhất 12 năm nay.
Năm 2011, nhà tù Sobral ở Sao Paolo gây xôn xao dư luận quốc tế khi giới thiệu về một đàn ngỗng kêu rít như một phương tiện cảnh báo những người canh gác về hoạt động đáng ngờ.
Tại Trung Quốc, ngỗng đã giúp lực lượng tuần tra biên giới ngăn chặn những người nhập cư bất hợp pháp trong ít nhất 2 năm nay, vì chúng giỏi hơn nhiều so với chó trong việc phát hiện tiếng động và dẫn người chăm sóc chúng đến nơi phát ra tiếng động.

>>> Mời độc giả xem thêm video: Cuộc sống trong siêu nhà tù “không thể trốn thoát” gây ám ảnh

Bên trong nhà tù nguy hiểm nhất Venezuela do chính tù nhân cai quản

Ở nhà tù nguy hiểm nhất Venezuela, vợ con, bạn gái của các tù nhân được thoải mái vào bên trong nhà tù bất cứ khi nào họ muốn.

Bên trong nhà tù nguy hiểm nhất Venezuela do chính tù nhân cai quản
Nhà tù chung của Venezuela (the General Penitentiary of Venezuela) được coi là “nhà tù nguy hiểm nhất thế giới”. Tại nơi đây, các cai ngục có vũ trang không can thiệp và các tù nhân công khai vận hành các quầy bán ma túy.
Nhà tù chung của Venezuela có sức chứa 750 tù nhân, mặc dù vậy có thời điểm nơi này còn giam giữ gấp 10 lần con số đó.

Bên trong nhà tù Na Uy - “thiên đường nghỉ dưỡng” của tù nhân

Không giống hầu hết các trại giam trên thế giới, nhà tù Bastoy ở Na Uy được ví như thiên đường nghỉ dưỡng của những tù nhân vì cách hoạt động khác biệt.

Bên trong nhà tù Na Uy - “thiên đường nghỉ dưỡng” của tù nhân
Ben trong nha tu Na Uy - “thien duong nghi duong” cua tu nhan

Nhà tù Bastoy tọa lạc trên một hòn đảo Bastoy, ngoài khơi bờ biển Oslo, Na Uy, cách đất liền chỉ khoảng 2,4 km. Để đến được đây, con đường duy nhất là đường thủy.

Ben trong nha tu Na Uy - “thien duong nghi duong” cua tu nhan-Hinh-2
Nhà tù Na Uy này là nơi giam giữ hơn 100 tù nhân với đủ mọi thể loại tội phạm từ cưỡng bức, giết người đến buôn bán ma túy.
Ben trong nha tu Na Uy - “thien duong nghi duong” cua tu nhan-Hinh-3
Nếu như nhà tù ở nơi khác kinh khủng không khác gì “địa ngục trần gian” thì nhà tù Bastoy lại được xem là thiên đường nghỉ dưỡng sang chảnh dành cho các tù nhân.
Ben trong nha tu Na Uy - “thien duong nghi duong” cua tu nhan-Hinh-4
Tại Bastoy, các tù nhân không phải mặc áo tù, không sống trong không gian chật hẹp đằng sau song sắt. Thay vào đó, họ được mặc trang phục thoải mái, sinh hoạt dưới cùng một mái nhà, mỗi người đều có phòng riêng và sử dụng chung không gian nhà bếp rộng rãi.
Ben trong nha tu Na Uy - “thien duong nghi duong” cua tu nhan-Hinh-5
Mỗi ngày, tù nhân tự chế biến thức ăn từ thực phẩm mua từ siêu thị địa phương được cai ngục cung cấp đầy đủ. Không chỉ vậy, mỗi người còn được nhận khoản trợ cấp 90 USD (hơn 2 triệu đồng) cho mỗi tháng ở tù.    
Ben trong nha tu Na Uy - “thien duong nghi duong” cua tu nhan-Hinh-6
Nhiều người cho rằng  Bastoy trông giống một khu nghỉ dưỡng cao cấp hơn là nhà tù. Tuy nhiên, chính phủ Na Uy tin rằng việc tiếp cận một cách nhẹ nhàng những tên tội phạm nguy hiểm sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Ben trong nha tu Na Uy - “thien duong nghi duong” cua tu nhan-Hinh-7
Bastoy được Na Uy gọi là “nhà tù sinh thái”. Ở đây, tù nhân vẫn có thể làm việc, kiếm thêm thu nhập bằng nhiều công việc khác nhau như trồng trọt, chăm sóc ngựa, sửa xe đạp, làm đồ gỗ… 
Ben trong nha tu Na Uy - “thien duong nghi duong” cua tu nhan-Hinh-8
Tất cả mọi người sẽ được tham gia lớp học, các khóa huấn luyện để học hỏi những kỹ năng mới trước khi ra tù.
Ben trong nha tu Na Uy - “thien duong nghi duong” cua tu nhan-Hinh-9
Thời gian rảnh rỗi, các tù nhân được phép lui tới trường học, nhà thờ, thư viện hoặc tham gia các hoạt động vui chơi giải trí như cưỡi ngựa, câu cá, tennis, tập gym, tắm biển…
Ben trong nha tu Na Uy - “thien duong nghi duong” cua tu nhan-Hinh-10
Để làm việc tại nhà tù Bastoy, người lính gác phải trải qua 3 năm rèn luyện các kỹ năng như một nhân viên xã hội thay vì chỉ đơn giản là sĩ quan nhà giam cứng nhắc.
Ben trong nha tu Na Uy - “thien duong nghi duong” cua tu nhan-Hinh-11
Ý tưởng của đảo tù Bastoy không phải là trừng phạt mà là thay đổi bản chất con người trong họ. Ông Arne Kvernvik Nilsen, quản lý nhà tù, cho hay: “Hình phạt không tồn tại nơi đây, mọi hoạt động đều cố gắng khơi dậy phần người ở mỗi tù nhân”.
Ben trong nha tu Na Uy - “thien duong nghi duong” cua tu nhan-Hinh-12
Chế độ ở nhà tù Bastoy được xem là giúp giảm tỉ lệ tái phạm tội của tù nhân ở Na Uy. Kết quả là, chỉ 20% tù nhân ở Na-uy tái phạm sau khi được thả tự do. Ở Bastoy, con số này chỉ ở mức 16%. Trong khi đó, ở Mỹ, tỷ lệ này chiếm 43%. Ảnh: IT. 

Hoàng tử William sở hữu nhà tù khét tiếng tuổi đời 200 năm

Nhà tù Dartmoor là một trong những bất động sản đã được chuyển cho Hoàng tử xứ Wales hiện tại là Hoàng tử William, như một phần của danh mục đầu tư bất động sản trị giá 330 triệu bảng mà anh đang phụ trách

Hoàng tử William sở hữu nhà tù khét tiếng tuổi đời 200 năm
Hoàng tử William, con trai cả của Vua Charles III, đã được tiếp quản danh mục tài sản trị giá 330 triệu bảng Anh của cha mình, được gọi là Duchy of Cornwall, sau cái chết của bà ngoại, Nữ hoàng Elizabeth II.

Sau khi trở thành Thân vương xứ Wales và là Công tước thứ 25 của Cornwall, Hoàng tử William nghiễm nhiên được thừa kế Công quốc Cornwall, nơi đã mang lại nguồn thu nhập chính cho cha anh trong hơn nửa thế kỷ qua. Nguồn thu này nhờ vào việc Công quốc Cornwall sở hữu bất động sản rộng hơn 52.000 ha, khiến vua Charles trở thành một trong những chủ sở hữu đất lớn nhất nước Anh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.