Kỳ lạ chuyện khai thác vàng bằng cách... trồng cây

Công nghệ được ứng dụng trong quy trình này được gọi là Phytomining-một phương pháp tìm vàng, sử dụng cây trồng để chiết xuất những phân tử kim loại quý từ đất. Một vài cây có khả năng thu thập và lấy nikel, cadmium và kẽm từ rễ cây, để đưa lên lá và chồi non. Từ nhiều năm nay, các nhà khoa học cũng đã sử dụng những cây này để khử độc.
Tiếc là phương pháp này chưa thể ứng dụng đối với vàng. Nguyên nhân là vàng không tan trong nước nên cây không có cách nào để lấy phân tử vàng qua rễ.
“Dưới những điều kiện hóa học nhất định, tính tan của vàng có thể được điều khiển”- Chris Anderson, một nhà địa hóa môi trường tại đại học Massey, New Zealand.
50 năm trước, Anderson đã lần đầu tiên chứng minh được rằng cây mù tạt có thể lấy được vàng từ những khu đất có vàng đã được xử lý.
Trồng cây, thu hoạch...vàng.
 Trồng cây, thu hoạch...vàng.

Công nghệ đó được tiến hành như sau: Tìm một loại cây có thể lớn nhanh, với những tán lá rộng, như cây mù tạt, hoa hướng dương, cây thuốc lá. Trồng những loại cây đó trên những mảnh đất có chứa vàng, tốt nhất là ở quanh khu vực mỏ vàng. Khi cây đã lớn đủ tầm, chúng ta sẽ xử lý đất bằng chất hóa học để vàng có thể tan được. Khi cây lấy nước và chuyển nước đến lá cây, nó lấy luôn cả nước có chứa vàng từ đất.
Phần khó khăn nhất của công đoạn này là chiết xuất vàng từ cây.
“Vàng ở trong những loại cây khác nhau sẽ khác nhau”- Anderson co biết. Khi đốt cây lên, một vài loại vàng có thể sẽ dính với tro, một vài sẽ hoàn toàn biến mất. Xử lý tro cũng có nhiều khó khắn và đòi hỏi phải sử dụng một lượng lớn axit mạnh, có thể gây nguy hiểm khi vận chuyển.
Vàng tìm thấy trong cây là dạng phân tử nano, và nó rất có triển vọng sử dụng trong ngành công nghiệp hóa học.

Phytomining vàng chưa bao giờ được coi là một phương pháp khai thác vàng truyền thống. Giá trị của phương pháp này ở chỗ xử lý tình trạng ô nhiễm tại các khu khai thác vàng.
Những hóa chất dùng trong quá trình hòa tan vàng có thể được dùng để khử các chất độc khác như thủy ngân, thạch tín, đồng.
“Vừa có thể thu được vàng, vừa có thể khử độc đất là một kết quả tuyệt vời”-Anderson nói.
Anderson đang cùng các nhà nghiên cứu tại Indonesia phát triển một hệ thống khai thác vàng thủ công quy mô nhỏ, sử dụng công nghệ phytomining để giảm bớt sự nhiễm độc của thủy ngân.
Nhiều nhà khoa học cho rằng nguy cơ với môi trường từ công nghệ trồng vàng này cũng khá lớn. Xyanua và thioxyanate, những hóa chất cũng vô cùng độc hại , cũng sẽ được sử dụng để hòa tan các phân tử vàng trong nước.

TIN LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC NHIỀU:

Đọc nhiều nhất

Tin mới