Kỳ lạ chiếc trực thăng tấn công “Mi-24” của Quân đội Mỹ

Kỳ lạ chiếc trực thăng tấn công “Mi-24” của Quân đội Mỹ

(Kiến Thức) - Cất cánh thử lần đầu tiên vào năm 1970, trực thăng tấn công S-67 được thiết kế để không những có thể tham gia các nhiệm vụ không chiến mà nó còn được thiết kế để chở quân như chiếc Mi-24 lưỡng dụng của Liên Xô.

Thiết kế "siêu mỏng cánh" của  trực thăng tấn công Sikorsky S-67 Blackhawk do hãng Sikorsky phát triển suýt chút nữa đã trở thành huyền thoại, đánh bật Apache trở thành trực thăng tấn công phổ biến nhất thế giới nếu như nó không gặp phải một tai nạn chết người do phô diễn khả năng bay một cách thái quá của phi công thử nghiệm. Nguồn ảnh: Common.
Thiết kế "siêu mỏng cánh" của trực thăng tấn công Sikorsky S-67 Blackhawk do hãng Sikorsky phát triển suýt chút nữa đã trở thành huyền thoại, đánh bật Apache trở thành trực thăng tấn công phổ biến nhất thế giới nếu như nó không gặp phải một tai nạn chết người do phô diễn khả năng bay một cách thái quá của phi công thử nghiệm. Nguồn ảnh: Common.
Cất cánh thử lần đầu tiên vào năm 1970, trực thăng tấn công S-67 được thiết kế để không những có thể tham gia các nhiệm vụ giao tranh mà nó còn được thiết kế để chở quân như chiếc Mi-24 lưỡng dụng của Liên Xô. Loại trực thăng này được cho là có thể chở tới 8 lính với đầy đủ trang bị vũ khí trong khoang chứa của nó. Nguồn ảnh: Wiki.
Cất cánh thử lần đầu tiên vào năm 1970, trực thăng tấn công S-67 được thiết kế để không những có thể tham gia các nhiệm vụ giao tranh mà nó còn được thiết kế để chở quân như chiếc Mi-24 lưỡng dụng của Liên Xô. Loại trực thăng này được cho là có thể chở tới 8 lính với đầy đủ trang bị vũ khí trong khoang chứa của nó. Nguồn ảnh: Wiki.
Có phi hành đoàn 2 người, loại trực thăng này có trọng lượng rỗng chỉ 5,6 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa 11 tấn. S-67 được trang bị 2 động cơ T58-GE-5 với công suất mỗi động cơ 1500 mã lực kèm theo cánh quạt chính 5 lá và cánh quạt đuôi cũng có tới 5 lá. Nguồn ảnh: Vanced.
Có phi hành đoàn 2 người, loại trực thăng này có trọng lượng rỗng chỉ 5,6 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa 11 tấn. S-67 được trang bị 2 động cơ T58-GE-5 với công suất mỗi động cơ 1500 mã lực kèm theo cánh quạt chính 5 lá và cánh quạt đuôi cũng có tới 5 lá. Nguồn ảnh: Vanced.
Việc cánh quạt đuôi của S-67 có 5 lá cũng đủ để cho ta thấy khả năng sức mạnh của cánh quạt chính khi nó cần tới lực đẩy cực mạnh ở đuôi để triệt tiêu được mô-men xoắn ở cánh quạt chính. Để tiện so sánh, trực thăng Apache cũng chỉ có 4 lá cánh quạt đuôi trong khi Mi-28 cũng tương tự với 4 lá. Nguồn ảnh: Museum.
Việc cánh quạt đuôi của S-67 có 5 lá cũng đủ để cho ta thấy khả năng sức mạnh của cánh quạt chính khi nó cần tới lực đẩy cực mạnh ở đuôi để triệt tiêu được mô-men xoắn ở cánh quạt chính. Để tiện so sánh, trực thăng Apache cũng chỉ có 4 lá cánh quạt đuôi trong khi Mi-28 cũng tương tự với 4 lá. Nguồn ảnh: Museum.
Do mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm, trực thăng S-67 chỉ được trang bị hoả lực tối thiểu với một khẩu pháo nòng xoay 30mm được gắn ở dưới bụng - một vị trí khá dị và tổng cộng 6 giá treo hai bên cánh mang vũ khí cho phép nó mang được tổng cộng 16 tên lửa TOW chống tăng hoặc 8 pod pháo phản lực phóng loạt. Nguồn ảnh: Flickr.
Do mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm, trực thăng S-67 chỉ được trang bị hoả lực tối thiểu với một khẩu pháo nòng xoay 30mm được gắn ở dưới bụng - một vị trí khá dị và tổng cộng 6 giá treo hai bên cánh mang vũ khí cho phép nó mang được tổng cộng 16 tên lửa TOW chống tăng hoặc 8 pod pháo phản lực phóng loạt. Nguồn ảnh: Flickr.
Hai cánh của S-67 thậm chí còn có thiết kế kèm theo các cánh phụ có thể mở - gập theo từng góc khác nhau. Kèm theo sự điều khiển của máy tính trung tâm, các "cánh tà" này có thể giúp S-67 thực hiện được các động tác bay cơ động cực kỳ khó mà ngay cả Apache AH-64 cũng không thể thực hiện được. Nguồn ảnh: Sikorsky.
Hai cánh của S-67 thậm chí còn có thiết kế kèm theo các cánh phụ có thể mở - gập theo từng góc khác nhau. Kèm theo sự điều khiển của máy tính trung tâm, các "cánh tà" này có thể giúp S-67 thực hiện được các động tác bay cơ động cực kỳ khó mà ngay cả Apache AH-64 cũng không thể thực hiện được. Nguồn ảnh: Sikorsky.
Tốc độ tối đa của loại trực thăng này có thể lên tới 311 km/h. Khi thực hiện động tác bổ nhào, tốc độ tối đa được phép của S-67 không được vượt quá 370 km/h. Tuy nhiên tầm hoạt động của loại trực thăng này lại khá ngắn, chỉ khoảng 350 km và trần bay của nó cũng khá thấp chỉ khoảng 5000 mét. Nguồn ảnh: USarmy.
Tốc độ tối đa của loại trực thăng này có thể lên tới 311 km/h. Khi thực hiện động tác bổ nhào, tốc độ tối đa được phép của S-67 không được vượt quá 370 km/h. Tuy nhiên tầm hoạt động của loại trực thăng này lại khá ngắn, chỉ khoảng 350 km và trần bay của nó cũng khá thấp chỉ khoảng 5000 mét. Nguồn ảnh: USarmy.
Trong quá khứ, S-67 đã được thử nghiệm bay liên tục cùng với Bell 309 KingCobra để tìm ra loại trực thăng tấn công thay thế cho chiếc AH-56 Cheyenne - khi đó cũng mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm nhưng được coi là cực kỳ có triển vọng. Nguồn ảnh: Flickr.
Trong quá khứ, S-67 đã được thử nghiệm bay liên tục cùng với Bell 309 KingCobra để tìm ra loại trực thăng tấn công thay thế cho chiếc AH-56 Cheyenne - khi đó cũng mới chỉ trong giai đoạn thử nghiệm nhưng được coi là cực kỳ có triển vọng. Nguồn ảnh: Flickr.
Đáng tiếc là cả ba cái tên kể trên đều không lọt được vào mắt xanh của quân đội Mỹ, cuối cùng lực lượng Lục quân phải tự bắt tay vào thiết kế Chương trình Trực thăng Tấn công Nâng cao và kết quả của nó là siêu phẩm AH-64 huyền thoại tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đáng tiếc là cả ba cái tên kể trên đều không lọt được vào mắt xanh của quân đội Mỹ, cuối cùng lực lượng Lục quân phải tự bắt tay vào thiết kế Chương trình Trực thăng Tấn công Nâng cao và kết quả của nó là siêu phẩm AH-64 huyền thoại tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với S-67, đáng lẽ ra số phận của nó đã không kết thúc sớm nếu như trong một màn bay thử diễn ra vào năm 1974 không trở thành thảm hoạ khi nguyên mẫu S-67 duy nhất bị phá huỷ, giết chết cả hai thành viên kíp lái bay thử ngày hôm đó. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với S-67, đáng lẽ ra số phận của nó đã không kết thúc sớm nếu như trong một màn bay thử diễn ra vào năm 1974 không trở thành thảm hoạ khi nguyên mẫu S-67 duy nhất bị phá huỷ, giết chết cả hai thành viên kíp lái bay thử ngày hôm đó. Nguồn ảnh: Pinterest.
Vụ tai nạn xảy ra khi hai phi công đang cố thực hiện động tác cơ động ở độ cao thấp. Tuy nhiên không rõ do lỗi của máy tính hay lỗi của phi công, phần mũi của máy bay đã chúc xuống hơi thấp khiến cánh quạt chính va chạm với mặt đất. Chiếc trực thăng ngay lập tức đâm xuống đất, giết chết tại chỗ một phi công và phi công còn lại qua đời 9 ngày sau đó. Chương trình S-67 kết thúc vĩnh viễn kể từ thảm hoạ đó. Nguồn ảnh: Aircraftphoto.
Vụ tai nạn xảy ra khi hai phi công đang cố thực hiện động tác cơ động ở độ cao thấp. Tuy nhiên không rõ do lỗi của máy tính hay lỗi của phi công, phần mũi của máy bay đã chúc xuống hơi thấp khiến cánh quạt chính va chạm với mặt đất. Chiếc trực thăng ngay lập tức đâm xuống đất, giết chết tại chỗ một phi công và phi công còn lại qua đời 9 ngày sau đó. Chương trình S-67 kết thúc vĩnh viễn kể từ thảm hoạ đó. Nguồn ảnh: Aircraftphoto.
Mời độc giả xem Video: Thiết kế siêu mỏng của trực thăng tấn công S-67.

GALLERY MỚI NHẤT