Ký hợp đồng cung cấp than hơn 3.300 tỷ, Việt Phát làm ăn sao?

Công ty Việt Phát vừa ký thêm hợp đồng bán than nhiệt trị giá khoảng 3.332,6 tỷ đồng. Doanh nghiệp này đang là nhà cấp than nhiệt cho các nhà máy nhiệt điện than.

Mới đây, Công ty CP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (HoSE: VPG) thông qua việc ký kết hợp đồng bán than nhiệt giữa liên danh Việt Phát, Pine Energy Pte. Ltd và Tổng công ty Phát điện 1, giá trị hợp đồng tạm tính là 206,5 tỷ đồng và 123,9 triệu USD, thời gian thực hiện hợp đồng là 18 tháng kể từ ngày ký.
Nếu tính theo tỷ giá tại Vietcombank 1 USD đổi 25.234 đồng, ước tính tổng giá trị hợp đồng bán than nhiệt trị giá khoảng 3.332,6 tỷ đồng.
Ky hop dong cung cap than hon 3.300 ty, Viet Phat lam an sao?
 Hội đồng quản trị của Công ty Việt Phát thông qua việc ký kết hợp đồng bán than nhiệt trị giá khoảng 3.332,6 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, Công ty CP Đầu tư Thương mại Xuất nhập khẩu Việt Phát (gọi tắt Công ty Việt Phát) được thành lập từ năm 2008, có trụ sở tại Hải Phòng. Doanh nghiệp này đăng ký ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn kim loại và quặng kim loại. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Văn Bình.
Ky hop dong cung cap than hon 3.300 ty, Viet Phat lam an sao?-Hinh-2
Ông Nguyễn Văn Bình - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện theo pháp luật của Công ty Việt Phát.
Công ty Việt Phát đang là nhà cung cấp than nhiệt vào các nhà máy nhiệt điện của Tập đoàn Điện lực (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) như Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu, Nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhiệt điện Vĩnh Tân, Nhiệt điện Hải Phòng, Nhiệt điện Duyên Hải … với sản lượng hàng năm từ 2 - 3 triệu tấn và các nhà máy xi măng.
Ngoài ra, công ty cũng đang cung cấp nguyên liệu hàng đầu cho các nhà máy sản xuất thép, như cung cấp nguyên liệu quặng sắt cho Công ty CP Thép Hoà Phát Hải Dương, Công ty TNHH Gang Thép Tuyên Quang, dự kiến mỗi năm cung cấp cho các nhà máy khoảng 1 triệu tấn/năm; cung cấp nguyên liệu than cốc cho Công ty CP Tập đoàn PC1, Công ty CP Luyện Kim Đen Thái Nguyên, Công ty TNHH Vinh Thịnh Tuyên Quang, Công ty TNHH Gang Thép Tuyên Quang, Công ty CP Thép Hoà Phát Dung Quất từ 200.000 - 300.000 tấn; cung cấp phôi thép cho một số Nhà máy cán thép và thép thành phẩm cho các dự án, công trình lớn với sản lượng hàng năm dự kiến 10.000 - 20.000 tấn.
Ky hop dong cung cap than hon 3.300 ty, Viet Phat lam an sao?-Hinh-3
 Công ty Việt Phát đang cung cấp than nhiệt cho các nhà máy nhiệt điện than.
Bên cạnh lĩnh vực cung cấp than nhiệt và nguyên liệu quặng sắt, than cốc…, tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024, Ban lãnh đạo Việt Phát còn chia sẻ, công ty thông qua công ty con là Công ty CP Đầu tư Xây dựng Newland (sở hữu 90%) đã đầu tư dự án tại số 80 Hạ Lý, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng với diện tích 18.003 m2, tổng vốn đầu tư 800 tỷ đồng, cung cấp 124 căn liền kề với diện tích mỗi căn gồm 5 tầng và diện tích mỗi sàn từ 67 đến 100 m2.
Trong đó, dự án dự kiến bàn giao tháng 7/2024 (được cấp giấy đủ điều kiện để bán nhà ở hình thành trong tương lai từ ngày 1/2/2024) và có thể hạch toán lợi nhuận khi bàn giao.
Về tình hình kinh doanh, năm 2023 vừa qua, than nhiệt đã chính thức “soán ngôi” than cốc trên báo cáo tài chính của Công ty Việt Phát khi mang về gần 2.788 tỷ đồng, đóng góp tới 44% vào cơ cấu doanh thu.
Dù “góp công lớn” giúp Việt Phát xác lập mức doanh thu kỷ lục 6.338 tỷ đồng song mảng kinh doanh này lại chẳng thể giúp lợi nhuận của doanh nghiệp trở nên “dày dặn” hơn. Thậm chí, lãi sau thuế còn giảm tới 69% so với năm 2022, từ mức 63 tỷ đồng xuống còn vỏn vẹn 19 tỷ đồng.
Ky hop dong cung cap than hon 3.300 ty, Viet Phat lam an sao?-Hinh-4
 Báo cáo tài chính năm 2023 của Công ty Việt Phát.
Báo cáo tài chính của Công ty Việt Phát ghi nhận, giá vốn của than nhiệt lên tới 2.548 tỷ đồng, ở mức khá cao so với doanh thu, khiến cho lợi nhuận gộp bị “bào mòn”. Giải trình sự suy giảm về lợi nhuận sau thuế, Việt Phát cho biết, một trong những nguyên nhân là do sản lượng than nhiệt bán ra tăng cao, khiến doanh nghiệp cần huy động nhiều vốn, làm chi phí tài chính tăng tới 68,72% so với năm 2022.
Trong 3 tháng đầu năm nay, than nhiệt tiếp tục cho thấy sự tăng trưởng vượt trội lên tới 264% so với cùng kỳ, qua đó mang về 2.167 tỷ đồng doanh thu, đưa tổng doanh thu quý I của Công ty Việt Phát lên mức cao kỷ lục 3.244 tỷ đồng. Tuy nhiên, lợi nhuận gộp của doanh nghiệp lại “bốc hơi” tới 98%, mạnh hơn cả mảng than cốc (87%) vốn được Việt Phát nhận định là đang gặp khó.
Kết quả, lợi nhuận sau thuế quý I/2024 của Công ty Việt Phát chỉ đạt xấp xỉ 1,8 tỷ đồng, giảm 95% so với cùng kỳ.
Ky hop dong cung cap than hon 3.300 ty, Viet Phat lam an sao?-Hinh-5
Báo cáo tài chính quý I/2024 của Công ty Việt Phát. 
Năm 2024, Công ty Việt Phát đặt mục tiêu doanh thu đạt 10.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 105 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 3 tháng đầu năm, dù đã hoàn thành 31% chỉ tiêu doanh thu song doanh nghiệp này mới chỉ thực hiện được 1,7% chỉ tiêu lợi nhuận.
Đối với mảng bất động sản, đầu năm 2024, Công ty Việt Phát bắt tay với Aeon Mall Việt Nam triển khai dự án trung tâm thương mại lớn nhất miền Bắc tại phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) có tổng mức đầu tư trên 5.200 tỷ đồng và một trung tâm thương mại quy mô 6.111 tỷ đồng tại phường Hiệp Hòa, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Tuy nhiên, doanh thu ở mảng bất động sản của doanh nghiệp này còn rất khiêm tốn.

Giá điện giảm 10% trong bao lâu, cách tính như nào?

(Kiến Thức) - Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Cùng ngày,  EVN chính thức triển khai thực hiện giảm giá điện, tiền điện cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Dư luận quan tâm, giá điện giảm 10% trong bao lâu, cách tính như thế nào?

Giá điện giảm 10% trong 3 tháng thực hiện từ kỳ hóa đơn tháng 5,6,7
Ngày 16/4, Bộ Công Thương đã có văn bản 2698 về việc hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.

8 dự án điện gió, điện mặt trời chốt giá điện tạm thời

Chủ đầu tư của 8 nhà máy điện gió, điện mặt trời trong số các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã thống nhất được giá điện tạm thời với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Chia sẻ tại buổi họp báo thường kỳ do Bộ Công thương tổ chức chiều 18/5 vừa qua, liên quan đến giải pháp cung ứng điện trong cao điểm mùa nắng nóng năm 2023, ông Trần Việt Hòa, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho hay chủ đầu tư của 8 nhà máy điện gió, điện mặt trời trong số các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã thống nhất được giá điện tạm thời với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), khi các dự án này đáp ứng đầy đủ điều kiện sẽ được đưa điện lên lưới.

Ông Trần Việt Hòa cho biết, trong thời kỳ nắng nóng và mùa khô hàng năm, luôn phải đối mặt khó khăn về đảm bảo cung ứng điện. Thực tế nhiều hồ thủy điện thiếu nước, về mực nước chết và gây khó khăn cho vận hành, cung ứng điện.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.