Kỳ dị núi Cấm: Cưa cây ra máu và đốt nhang không cháy

Có câu chuyện vô cùng kỳ hoặc được truyền miệng, đó là người dân trên đỉnh Thiên Cấm Sơn (núi Cấm) kể rành mạch về chuyện 1 cây cổ thụ không tài nào đốn hạ được. Có lần chủ nhân cây này quyết tâm thuê đội cưa hạ cây để đốn nhưng rốt cuộc chào thua. 

Kỳ dị núi Cấm: Cưa cây ra máu và đốt nhang không cháy
Bởi khi đưa máy cưa vào gốc cây cắt thì từ thân cây chảy ra dòng nước có màu đỏ y hệt như máu người. Từ đó, người ta không còn dám đốn cây.
Ky di nui Cam: Cua cay ra mau va dot nhang khong chay
Anh Hoài, người chứng kiến cây chảy máu khi bị cưa - Ảnh: Thanh Vĩnh. 
Cưa cây… chảy máu
Người ta đồn ở cách điện Kim Sơn (núi Cấm, H.Tịnh Biên, tỉnh An Giang) chừng 20m (tính theo đường chim bay) có 1 cây cổ thụ mà chẳng ai dám đốn hạ. Kể cả chủ nhân của cái cây này từng đốn nhưng không xong. Bởi khi cưa thì từ thân cây chảy ra loại nước giống như máu người, thật ghê gợn. Giống như có người khuất mặt trú dựa vào cây vậy. Những tưởng lời truyền miệng ấy là hoang đường...
Để diện kiến “cụ cây” kỳ dị ấy, chúng tôi đã tìm gặp anh Trần Văn Hoài (33 tuổi, nhà nằm trên đỉnh núi Cấm thuộc ấp Thiên Tuế, xã An Hảo, H.Tịnh Biên). Anh Hoài hành nghề chạy xe ôm, chở chúng tôi men theo con đường núi quanh co khúc khuỷu đến nơi cây cổ thụ kỳ lạ kia. Anh Hoài cho biết, anh là em rể của chủ khu đất khoảng 100 công (1 công = 1.000m2), nơi có cây Sơn Kim cổ thụ. Chủ đất là ông Nguyễn Văn Đức, một cán bộ ở H.Tịnh Biên.
Ky di nui Cam: Cua cay ra mau va dot nhang khong chay-Hinh-2
 Thân cây Sơn Kim cổ thụ - Ảnh: Thanh Vĩnh
Anh Hoài kể, khu đất núi rộng lớn nằm gần đỉnh núi Cấm thuộc ấp Rau Tần, xã An Hảo của ông Đức là do cha mẹ ông Đức ngày xưa khai khẩn để lại. Trên khu đất này có nhiều loài cây, nhưng trong đó có cây Sơn Kim độ chừng 200 năm tuổi, rất đặc biệt. Khoảng chục năm trước, ông Đức cho xây nhà ở trên khu đất này nhưng chưa biết gì về chuyện linh thiêng của cây Sơn Kim trong đất mình.
Ky di nui Cam: Cua cay ra mau va dot nhang khong chay-Hinh-3
 Anh Hoài chỉ chỗ gốc cây bị cưa chảy ra máu - Ảnh: Thanh Vĩnh.
Theo anh Hoài, cách đây khoảng 5 năm, do có nhu cầu chặt hạ cây để trồng lại cây ăn trái như dâu, mít, hồng quân… ông Đức thuê 1 đội quân cưa cây đến cưa hạ cây Sơn Kim trong đất mình. Đội cưa cây có 4 - 5 người, là người Khơme trong xã được thuê đến đốn cây. Khi họ đến gốc cây Sơn Kim thì anh Hoài và ông Đức có mặt chứng kiến. 3 - 4 cây cưa máy đặt vào rú ga cưa phần gốc cây Sơn Kim thì một chuyện vô cùng kỳ lạ xảy ra. Cây cưa này bị dính kẹt vào cây cổ thụ, còn cây cưa kia thì cưa không ra dăm gỗ mà chảy ra... thứ nước màu đỏ.
“Tui đứng coi mấy ông thợ cưa nhìn thấy rất rõ là từ trong thân cây Sơn Kim chảy ra loại nước màu đỏ hực, y hệt như máu người vậy. Khi đó 5 - 6 người có mặt tại chỗ đốn cây hốt hoảng và đầu óc bấn loạn như chẳng còn biết chuyện gì xảy ra. Giống như mình cưa vào người nào đó làm chảy máu vậy. Lúc đó mạnh ông nào ông nấy xách cưa bỏ chạy. Tôi và anh Đức cũng tốc chạy thục mạng”, anh Hoài nói.
Anh Hoài tâm sự tiếp: “Anh Đức là người làm việc nên vốn không tin mấy chuyện kỳ quặc. Nhưng ngay trong đêm của ngày cưa cây Sơn Kim cổ thụ đó, anh Đức kể đã nằm mộng thấy con rắn khổng lồ bò quanh nhà ảnh. Lúc ảnh ngủ thì nó bò lòng vòng như báo mộng có Sơn Thần trú dựa ở cây. Từ đó, anh Đức mới bỏ ý định đốn cây và lập luôn cái miếu nhỏ cạnh cây Sơn Kim để thờ. Tui cũng nghĩ chắc có thần linh nào đó ở dựa trong thân cây này. Vì chuyện cưa cây chảy ra máu là vô cùng kỳ lạ, mà mình chẳng biết giải thích làm sao”.
Ky di nui Cam: Cua cay ra mau va dot nhang khong chay-Hinh-4
 Ngôi miếu thờ gần cây Sơn Kim - Ảnh: Thanh Vĩnh. 
Đánh giá về chuyện cưa cây Sơn Kim chảy máu, anh Đồng Văn Được (43 tuổi, chủ điện Kim Sơn) cho biết, chuyện cưa cây Sơn Kim ở đất anh Đức chảy ra nước giống như máu người đỏ tươi là hoàn toàn có thật. “Khi tôi về núi Cấm sinh sống thì đã nghe và biết chuyện này. Cây Sơn Kim cổ thụ cao vút và ở cách điện Kim Sơn vài chục mét nên tôi rành nó lắm. Người không tu hành có thể không tin nhưng với tôi thì tin tưởng vào điều kỳ diệu này. Bây giờ mấy vết cưa vào gốc cây Sơn Kim chắc đã lành, không còn thấy được nữa”, anh nói.
Thắp nhang không cháy
Anh Được chia sẻ: “Tôi là người tu hành nên không biết nói dối. Chuyện cây cổ thụ và những tảng đá lớn có thần linh ngự theo tôi là có thật. Mà chuyện này chỉ có thể giải thích về mặt vô vi, chứ khoa học thì khó chứng minh lắm. Tại sao có những cây cổ thụ người ta đến dùng búa đốn, rồi cứ chặt vào tay mình chảy máu. Rốt cuộc không đốn được cây. Chỉ có thể lý giải là do thần thánh ngự ở đó thôi. Ở điện Kim Sơn có những tảng đá mà tôi tin là có thần linh ở. Do vậy mà tôi thờ cúng mỗi ngày, nhằm cầu cho quốc thới dân an, bá tánh trăm họ được mạnh giàu”.
Ngoài cây Sơn Kim thì trên khu đất của ông Đức còn có 1 cây Sộp thuộc hàng cổ thụ, ước chừng 150 năm tuổi. Cây Sộp nằm trong khuôn viên và trước cửa nhà anh Đức. Nó không cao như cây Sơn Kim nhưng thân rất to, mọc cheo leo bên vực và chung quanh là đá. Thế nhưng vào mùa khô nắng hốc những ngày này, cây Sộp nhà ông Đức vẫn um tùm bóng mát, lá xanh biêng biếc một màu.
Ky di nui Cam: Cua cay ra mau va dot nhang khong chay-Hinh-5
Cây Sộp cổ thụ kỳ lạ - Ảnh: Thanh Vĩnh.  
Nhìn vẻ ngoài thì cây Sộp chẳng thấy gì đặc biệt, ngoài chuyện quanh đó có nhiều cây cao héo lá nhưng “cụ Sộp” vẫn xanh tươi. Tuy nhiên, anh Trần Văn Hoài cho hay đó cũng là cây cổ thụ mà theo cảm nhận của anh cũng có thần linh ngự ở. Bởi sau sự việc cưa cây Sơn Kim đầy ghê rợn thì có người đến hỏi ông Đức mua cây Sộp định mang về làm cây kiểng. Nhưng ông Đức từ chối bán và lập lư hương thờ cúng. Bởi có lần anh Hoài đi vào vườn hái dâu ăn thì cảm nhận như trong thân cây Sộp ẩn chứa điều gì đó huyền bí mà không giải thích được.
Anh Hoài cho biết, do có cảm nhận cây Sộp có người khuất mặt trú ngụ như ở cây Sơn Kim nên anh ngăn không cho ông Đức bán cây. Thấy vậy ông Đức thuê người mé nhánh vào mùa nắng hạn. Thế nhưng không lâu sau cây Sộp vẫn đâm nhánh um tùm và tươi tốt. Biết có điềm gì đó nên anh Hoài nói với ông Đức rằng: “Anh đừng bán cây mà lập lư hương thờ cúng, vái cho vợ chồng anh làm ăn phát đạt”. Nghe lời anh Hoài nên ông Đức làm theo, thì rõ ràng vợ chồng ông Đức mua bán rất khá.
Anh Hoài chia sẻ, anh là người được ông Đức cậy nhờ lui tới chăm sóc, trông coi căn nhà trên núi Cấm, chỗ có mấy cây cổ thụ. Chiều đến, sau khi chạy xe hết khách, anh Hoài vào nhà ông Đức rồi ra chỗ cây Sộp và miếu cây Sơn Kim thắp nhang khấn nguyện. Đôi khi đến chỗ cây Sộp và cây Sơn Kim thắp hương, anh Hoài có cảm giác hơi ớn lạnh trong người, như gặp phải điều gì đó khó lột tả. Đặc biệt là sau khi lập lư hương thờ cúng ở chân cây Sộp, thì lại xảy ra một chuyện vô cùng kỳ dị. Và điều đó càng minh chứng cho cảm nhận của anh Hoài có thật.
Ky di nui Cam: Cua cay ra mau va dot nhang khong chay-Hinh-6
Lư hương ông Đức nhiều lần đốt nhang bị tắt giữa chừng - Ảnh: Thanh Vĩnh.  
“Có lần anh Đức đốt nén nhang cháy rồi mang đến cắm lên lư hương đặt dưới gốc cây Sộp thì 2 - 3 phút sau là cây nhang đó tắt ngấm. Lần đầu anh Đức nghĩ là chuyện bình thường, chắc gió trên núi cao thổi mạnh nên nhang tắt. Nhưng anh Đức thắp lần khác thì cây nhang cũng tắt giống y như vậy. Kỳ lạ ở chỗ là, khi tôi và chị Hương (vợ ông Đức) đến thắp nhang tại cây Sộp, thì cây nhang cháy đến tàn lụi chứ không tắt giữa chừng như anh Đức thắp. Tôi nghĩ điều đó do thần linh ở cây Sộp muốn nói điều gì đó. Từ đó anh Đức mới tin và thỉnh thoảng chị Hương mua heo quay về cúng ở cây Sộp này”, anh Hoài thổ lộ.
Ông Đinh Văn Chắc - Giám đốc Ban quản lý Khu du lịch núi Cấm, cho biết: “Bộ mặt Khu du lịch núi Cấm hôm nay đã đổi mới so với trước. Chúng tôi đã hạn chế tối đa “những thứ cấm” nhằm làm khó du khách và người dân, từng tồn tại trước đây. Đây là “nóc nhà miền Tây” và là “Đà Lạt 2” của vùng. Nó ẩn chứa rất nhiều huyền tích mà có những chuyện có thật nhưng chưa thể giải thích nổi. Chuyện về cây Sơn Kim và cây Sộp là một hiện thực kỳ bí mà khó lý giải như thế”.

Chuyện kỳ bí về trăn tinh khổng lồ ở Thất Sơn

Chuyện kỳ bí về trăn tinh khổng lồ ở Thất Sơn
Người dân trong vùng tin rằng, giai nhân đó chính là con trăn tinh cái, tức là con nưa đã thành tinh.

Con vua Quang Trung ở Thất Sơn?

Không những kỳ bí từ tên gọi, Thất Sơn (An Giang) luôn hấp dẫn nhân gian với bao câu chuyện nửa hư nửa thực về vùng đất của kỳ nhân dị sĩ...

Con vua Quang Trung ở Thất Sơn?

Bí ẩn chưa được giải mã

Khám phá ngọn núi Cấm huyền thoại của Nam Bộ

(Kiến Thức) - Xung quanh núi Cấm An Giang có rất nhiều giai thoại dân gian kỳ bí về những bậc đạo sư có phép màu thần thông, những lời nguyền khủng khiếp...

Khám phá ngọn núi Cấm huyền thoại của Nam Bộ
Kham pha ngon nui Cam huyen thoai cua Nam Bo
Nằm ở huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, Núi Cấm (Cấm Sơn) là một ngọn núi thiêng nối tiếng, có vai trò quan trọng trong lịch sử và văn hóa của miền đất Nam Bộ.
Kham pha ngon nui Cam huyen thoai cua Nam Bo-Hinh-2
Cấm Sơn là tên gọi chính thức bằng văn tự đầu tiên xuất hiện trong Đại Nam nhất thống chí được biên soạn vào cuối thế kỷ 19. Sách đã miêu tả: Thế núi cao ngất, cây cối tươi tốt, là một trong Bảy Núi. Vì núi cao nên ít người lên đến chót. Ảnh: Đường lên núi Cấm.
Kham pha ngon nui Cam huyen thoai cua Nam Bo-Hinh-3
Có nhiều giả thuyết về tên gọi của núi Cấm An Giang. Theo GS. Nguyễn Văn Hầu, giả thuyết đáng tin cậy hơn cả là Đoàn Minh Huyên (tức Phật Thầy Tây An) đã cấm các tín đồ của mình lên đó cất nhà lập am, bởi sợ sẽ ô uế chốn núi thiêng. Ảnh: Cảnh tượng thiên nhiên trên núi Cấm.
Kham pha ngon nui Cam huyen thoai cua Nam Bo-Hinh-4
Theo một giả thuyết khác, Nguyễn Phúc Ánh khi bị quân Tây Sơn truy nã, có lúc phải vào núi này nương thân. Muốn tông tích được giấu kín, các cận thần phao tin có ác thú, yêu quái, để cấm dân chúng vào núi. Ảnh: Hồ Thủy Liêm trên đỉnh núi Cấm.
Kham pha ngon nui Cam huyen thoai cua Nam Bo-Hinh-5
Cũng có người cho rằng tướng cướp Đơn Hùng Tín (biệt danh của Lê Văn Tín, quê Cao Lãnh) có lúc dùng nơi này làm sào huyệt. Sợ lộ, Tín cấm dân lên núi để dễ bề hoạt động. Ảnh: Tượng Phật Di Lặc lớn nhất châu Á trên núi Cấm.
Kham pha ngon nui Cam huyen thoai cua Nam Bo-Hinh-6
Tác giả Nguyễn Văn Hầu thì cho rằng cảnh hoang vu tịch mịch của núi Cấm rất thuận tiện cho những tay "Lương Sơn Bạc" tụ tập để gây rối cho xóm làng và các vùng phụ cận. Muốn giữ sự yên tịnh cho dân tình, nhà chức trách ở tỉnh đương thời mới đem ra lịnh cấm họ ở trong vùng này. Ảnh: Cây cầu bắc qua hồ Thủy Liêm dẫn vào chùa Phật Lớn trên núi Cấm.
Kham pha ngon nui Cam huyen thoai cua Nam Bo-Hinh-7
Xung quanh ngọn núi này còn có rất nhiều giai thoại dân gian kỳ bí về những bậc đạo sư có phép màu thần thông, những lời nguyền khủng khiếp hay những con mãng xà khổng lồ reo rắc kinh hoàng cho người dân... Ảnh: Chính điện chùa Phật Lớn.
Kham pha ngon nui Cam huyen thoai cua Nam Bo-Hinh-8
  Ngày nay, núi Cấm đã trở thành thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh An Giang với dáng vẻ hùng vĩ, khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp và cây cối xanh tươi. Ảnh: Bên trong chùa Phật Lớn.
Kham pha ngon nui Cam huyen thoai cua Nam Bo-Hinh-9

Trên núi có các danh lam và danh thắng nổi bật là Chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc, hồ Thủy Liêm, v.v... Ảnh: Chùa Vạn Linh trên đỉnh núi Cấm.

Kham pha ngon nui Cam huyen thoai cua Nam Bo-Hinh-10
 Khung cảnh tuyệt mỹ cùng những câu chuyện kỳ bí gắn với núi Cấm khiến địa danh này trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi ghé thăm mảnh đất An Giang.

Đọc nhiều nhất

Tin mới