Kỳ dị niềm tự hào của hàng không Italy trước Thế chiến thứ 2

Kỳ dị niềm tự hào của hàng không Italy trước Thế chiến thứ 2

(Kiến Thức) - Có thiết kế độc nhất vô nhị, máy bay động cơ cánh quạt mang tên Stipa-Caproni tới nay dù đã gần 100 tuổi vẫn được nhiều nhà sưu tậm trên thế giới săn lùng.

Máy bay mang tên  Stipa-Caproni do Italia sản xuất từ năm 1932 là loại máy bay thử nghiệm. Stipa được thiết kế bởi Caproni và có thiết kế cực kỳ độc đáo chưa từng được thấy trước đó. Nguồn ảnh: Warhistory.
Máy bay mang tên Stipa-Caproni do Italia sản xuất từ năm 1932 là loại máy bay thử nghiệm. Stipa được thiết kế bởi Caproni và có thiết kế cực kỳ độc đáo chưa từng được thấy trước đó. Nguồn ảnh: Warhistory.
Máy bay Stipa có phần thân được làm rỗng và tròn, phía trước đặt một động cơ cánh quạt và luồng gió được hút trực tiếp vào thân máy bay từ trước thổi ra phía sau. Nguồn ảnh: Warhistory.
Máy bay Stipa có phần thân được làm rỗng và tròn, phía trước đặt một động cơ cánh quạt và luồng gió được hút trực tiếp vào thân máy bay từ trước thổi ra phía sau. Nguồn ảnh: Warhistory.
Kiểu thiết kế này đảm bảo máy bay vận hành tốt kể cả trong điều kiện không khí bị nhiễu động nặng - một điều mà ngày nay quá bình thường với hầu hết các loại máy bay nhưng lại khá khó khăn vào những năm 30 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Warhistory.
Kiểu thiết kế này đảm bảo máy bay vận hành tốt kể cả trong điều kiện không khí bị nhiễu động nặng - một điều mà ngày nay quá bình thường với hầu hết các loại máy bay nhưng lại khá khó khăn vào những năm 30 của thế kỷ trước. Nguồn ảnh: Warhistory.
Ngoài ra, kiểu thiết kế này cũng được coi là bước chân đầu tiên của ngành công nghiệp hàng không Italia trên bước đường tiến tới chế tạo thành công động cơ phản lực sau này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Ngoài ra, kiểu thiết kế này cũng được coi là bước chân đầu tiên của ngành công nghiệp hàng không Italia trên bước đường tiến tới chế tạo thành công động cơ phản lực sau này. Nguồn ảnh: Warhistory.
Về cơ bản, không khí được hút vào một ống có đường kính to và đẩy ra ở phần đuôi với đường kính nhỏ hơn - một dạng lực đẩy động cơ phản lực tuy nhiên còn cực kỳ sơ khai. Nguồn ảnh: Warhistory.
Về cơ bản, không khí được hút vào một ống có đường kính to và đẩy ra ở phần đuôi với đường kính nhỏ hơn - một dạng lực đẩy động cơ phản lực tuy nhiên còn cực kỳ sơ khai. Nguồn ảnh: Warhistory.
Không quân Italia đã không mấy hứng thú với thiết kế này do hình dáng của nó quá cồng kềnh và... xấu khiến cho máy bay Stipa mãi mãi chỉ được sử dụng làm máy bay thử nghiệm. Nguồn ảnh: Warhistory.
Không quân Italia đã không mấy hứng thú với thiết kế này do hình dáng của nó quá cồng kềnh và... xấu khiến cho máy bay Stipa mãi mãi chỉ được sử dụng làm máy bay thử nghiệm. Nguồn ảnh: Warhistory.
Do không được sản xuất, chiếc máy bay này chỉ có duy nhất một chiếc được ra đời và không lâu sau đó bị phá huỷ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Do không được sản xuất, chiếc máy bay này chỉ có duy nhất một chiếc được ra đời và không lâu sau đó bị phá huỷ. Nguồn ảnh: Warhistory.
Tới nay, phiên bản trưng bày trong các viện bảo tàng đều là bản làm lại, không phải phiên bản gốc từng được Caporoni cho ra đời vào năm 1932. Nguồn ảnh: Corse.
Tới nay, phiên bản trưng bày trong các viện bảo tàng đều là bản làm lại, không phải phiên bản gốc từng được Caporoni cho ra đời vào năm 1932. Nguồn ảnh: Corse.
Thông số cơ bản của Stipa bao gồm chiều dài 5,88 mét và chiều rộng sải cánh lên tới... 14,28 mét. Chiếc máy bay này có trọng lượng tổng cộng chỉ 800 kg và được trang bị một động cơ 120 mã lực. Nguồn ảnh: Corse.
Thông số cơ bản của Stipa bao gồm chiều dài 5,88 mét và chiều rộng sải cánh lên tới... 14,28 mét. Chiếc máy bay này có trọng lượng tổng cộng chỉ 800 kg và được trang bị một động cơ 120 mã lực. Nguồn ảnh: Corse.
Động cơ này cho phép Stipa bay được ở tốc độ tối đa 131 km/h. Ngoài ra, tốc độ hạ cánh của chiếc máy bay này cũng rất thấp, chỉ 68 km/h, cực kỳ thích hợp để sử dụng làm máy bay tuần thám. Nguồn ảnh: Aviation.
Động cơ này cho phép Stipa bay được ở tốc độ tối đa 131 km/h. Ngoài ra, tốc độ hạ cánh của chiếc máy bay này cũng rất thấp, chỉ 68 km/h, cực kỳ thích hợp để sử dụng làm máy bay tuần thám. Nguồn ảnh: Aviation.
Các phiên bản nhái lại của chiếc máy bay Italy này đều có thiết kế động cơ mạnh hơn và sử dụng cánh quạt 4 lá trong khi đó phiên bản gốc của Stipa chỉ sử dụng cánh quạt hai lá. Nguồn ảnh: John.
Các phiên bản nhái lại của chiếc máy bay Italy này đều có thiết kế động cơ mạnh hơn và sử dụng cánh quạt 4 lá trong khi đó phiên bản gốc của Stipa chỉ sử dụng cánh quạt hai lá. Nguồn ảnh: John.
Một phiên bản nhái của Stipa được trưng bày trong viện bảo tàng ở Italia. Nguồn ảnh: McDonell.
Một phiên bản nhái của Stipa được trưng bày trong viện bảo tàng ở Italia. Nguồn ảnh: McDonell.
Mời độc giả xem Video: Những hình ảnh hiếm hoi về không quân trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất.

GALLERY MỚI NHẤT