Kỳ dị loài ong biết sử dụng điện để tìm mật hoa

Kỳ dị loài ong biết sử dụng điện để tìm mật hoa

Hoa dùng màu sắc, hoa văn, hình dạng, và mùi hương để thu hút bướm, dơi, chim và ong tới thụ phấn. Tuy nhiên, các nhà khoa học gần đây tiết lộ điện cũng góp phần quan trọng trong mối quan hệ gắn bó giữa hoa và côn trùng.

Khi ong vò vẽ bay lượn trong không khí, chúng bị mất electron, tích điện dương. Trong khi đó, hoa tích điện âm ở đầu nhụy nhờ không khí xung quanh tích điện dương. Khi chúng tiếp cận nhau, một lượng điện nhỏ được tạo ra giữa thực vật và côn trùng thụ phấn.

Trước đây, các nhà khoa học cho rằng, sự trái dấu về điện tích khiến việc thụ phấn trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ ra một sự thật khác. Khi ong hạ cánh làm tăng điện tích của hoa trong một khoảng thời gian ngắn. Nó báo hiệu cho con ong tiếp theo rằng hoa vừa được thụ phấn và đã hết mật hoa.



So với những cách xác định khác nhờ như hình dạng hay màu sắc của một loài hoa thì tín hiệu điện tích hiệu quả hơn rất nhiều. Nó có thể lập tức cung cấp thông tin đến những con ong khác mà không cần tốn thời gian để tiếp cận hoa. Nó cũng không bị ảnh hưởng do thời gian hay điều kiện ngoại cảnh.

Để quá trình này có thể xảy ra, con ong phải có khả năng cảm nhận điện tích. Các nhà khoa học đã kiểm tra khả năng này bằng cách tạo ra một cánh đồng hoa giả, một nửa số bông hoa tích điện dương và có một chút nước đường làm phần thưởng cho những chú ong. Những bông hoa còn lại không tích điện và có chất quinine (vị đắng).

Chỉ sau 40 lượt thăm hoa, các con ong đã biết được rằng những bông hoa mang điện tích dương có mật ngọt nên chúng đã giành 80% thời gian cho những bông hoa này. Khi tất cả những bông hoa đều không mang điện tích, tỷ lệ thăm viếng những bông hoa có nước đường giảm ngẫu nhiên, vì những con ong không thấy tín hiệu điện trường.

Trong một thử nghiệm tương tự, các nhà nghiên cứu phát hiện những con ong thậm chí có thể phân biệt sự khác nhau về điện tích giữa các bông hoa. Những con ong đã nhanh chóng biết rằng bông hoa với một mạng điện - vòng trung tâm tích điện âm và vòng ngoài tích điện dương - có mật, trong khi hoa chỉ tích điện dương thì không có gì.

Sau khoảng 35 lần thăm hoa, những con ong đã học được quy tắc thứ nhất: màu sắc khác nhau thì mật khác nhau. Sau đó, các nhà khoa học đã tiến hành một thử nghiệm tương tự, nhưng kết hợp các màu sắc khác nhau với điện tích khác nhau. Những con ong trong thử nghiệm này đưa ra sự lựa chọn rất nhanh và học được sau khoảng 24 lần thăm hoa.

Từ những thí nghiệm này, dường như điện tích không chỉ là tín hiệu giúp ong cảm nhận hoa mà còn giúp nó nhanh chóng ra quyết định sẽ thụ phấn cho bông hoa nào. Hiện các nhà khoa học chưa rõ làm thế nào ong có thể cảm nhận được điện tích. Có thể các sợi lông nhỏ của chúng có thể dựng lên khi tiếp xúc với điện tích dương, giống như tóc của chúng ta dựng đứng lên khi tĩnh điện.


TIN LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC NHIỀU:

Đọc nhiều nhất

Tin mới