Kỳ cục tượng phật hai màu ở chùa Bái Đính

Những bức tượng La Hán trên chùa Bái Đính rất lạ. Những bức tượng phật hai màu với một màu xanh xám sần sùi tự nhiên của đá và một màu đen bóng nhẫy…

Kỳ cục tượng phật hai màu ở chùa Bái Đính
Những ngày đầu xuân, hàng ngàn người đổ về chùa Bái Đính – quần thể chùa lớn nhất Việt Nam. Ngôi chùa có nhiều kỷ lục này có một kỷ lục ấn tượng, chùa có hành lang tượng La Hán dài nhất châu Á. Hành lang này dài đến gần 3km, các tượng La Hán được tạo ra từ đá xanh tự nhiên cao gần 2m. Các bức tượng khi vừa được tạc xong có màu xanh xám tự nhiên, mang vẻ phong trần của thời gian.
 
Tuy nhiên, kể từ khi hoàn thành và được đưa vào trưng tại chùa Bái Đính, các bức tượng nhanh chóng đổi màu. Khách đến tham quan đua nhau sờ (xoa) vào các bộ phận khác nhau trên các bức tượng, chủ yếu là bụng, tay, chân. Khi phóng viên hỏi một vài khách đang sờ tượng thì được họ trả lời theo nhiều cách. Người thì bảo để cho may mắn, người thì cho vui, người thì thấy họ làm mình cũng làm theo…
Do bị “sờ” quá nhiều lần, các bức tượng đổi thành tượng phật hai màu, một màu xanh xám tự nhiên của đá, một màu đen bóng nhẫy tại các điểm người dân chạm vào. Các bức tượng La Hán vì thế cũng trở nên khá kỳ cục và mất thẩm mỹ.
 
Không chỉ sờ, xoa tượng, nhiều người tin rằng, đặt tiền lên các tượng La Hán để cầu xin may mắn, tài lộc cho mình. Chính vì thế, tiền lẻ được đặt khắp các tượng, thậm chí ở một số tượng còn đầy quá và còn bị rơi xuống đất. Những bàn tay tượng đầy ắp tiền lẻ vương vãi bỗng chốc trở nên tầm thường, phàm tục và có phần "khiếm nhã".
Đây là những hành vi phản tín ngưỡng và rất không phù hợp với giáo lý của nhà Phật, cần sớm phải loại trừ đối với khách hành hương về Bái Đính.
Hình ảnh nhìn thấy nhiều nhất tại hành lang tượng La Hán ở chùa Bái Đính: Sờ vào mọi bức tượng để cầu may.
Hình ảnh nhìn thấy nhiều nhất tại hành lang tượng La Hán ở chùa Bái Đính: Sờ vào mọi bức tượng để cầu may. 
Bên cạnh những người chăm chú tìm hiểu tượng phật, có những người chỉ chăm chăm sờ tượng phật.
 Bên cạnh những người chăm chú tìm hiểu tượng phật, có những người chỉ chăm chăm sờ tượng phật.
Những phần màu đen bị bóng lên trên tượng là do khách tham quan sờ vào quá nhiều.
 Những phần màu đen bị bóng lên trên tượng là do khách tham quan sờ vào quá nhiều.
Hầu như tất cả 500 bức tượng phật La Hán tại chùa Bái Đính đều bị chỗ đen, chỗ xám.
 Hầu như tất cả 500 bức tượng phật La Hán tại chùa Bái Đính đều bị chỗ đen, chỗ xám.
Không chỉ "sờ", khách tham quan thậm chí còn đặt tiền lên khắp tượng phật.
 Không chỉ "sờ", khách tham quan thậm chí còn đặt tiền lên khắp tượng phật.
Một hình ảnh rất đặc trưng tại chùa Bái Đính trong những ngày đầu xuân.
 Một hình ảnh rất đặc trưng tại chùa Bái Đính trong những ngày đầu xuân.

Đã xác định nguyên nhân tượng Phật cao nhất miền Bắc đổ sập

Công an Thái Bình đã xác định nguyên nhân khiến pho tượng Phật cao nhất miền Bắc đang thi công bất ngờ bị đổ sập chiều 7/7 vừa qua.

Đã xác định nguyên nhân tượng Phật cao nhất miền Bắc đổ sập
Da xac dinh nguyen nhan tuong Phat cao nhat mien Bac do sap
Hiện trường vụ đổ tượng Phật cao nhất miền Bắc ở Thái Bình.
Trưa 13/7, tin từ Công an tỉnh Thái Bình cho biết Cơ quan Công an đã xác định nguyên nhân ban đầu vụ sập tượng Phật cao nhất miền Bắc tại chùa Sóc ở xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

Cận cảnh tượng Phật cổ độc đáo nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Tượng Phật nghìn mắt nghìn tay chùa Bút Tháp được coi là một kiệt tác độc nhất vô nhị về tượng Phật và nghệ thuật tạc tượng của người Việt.

Cận cảnh tượng Phật cổ độc đáo nhất Việt Nam
Can canh tuong Phat co doc dao nhat Viet Nam
 Chùa Bút Tháp (thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) không chỉ nổi tiếng với kiến trúc độc đáo mà còn là nơi lưu giữ nhiều hiện vật cổ quý giá, trong đó có một bức tượng Phật được đánh giá là độc nhất vô nhị của Việt Nam.

Biệt dược mùa xuân của người H'Mông

(Kiến Thức) - Củ tam thất được đồng bào dân tộc H’Mông ở Lào Cai coi như một loại thần dược chữa bệnh.

Biệt dược mùa xuân của người H'Mông
Nhưng có lẽ, điều ít người biết là người H’Mông quan niệm củ tam thất có tác dụng tốt nhất vào giai đoạn cuối đông đầu xuân, cho nên dân thường gọi với cái tên, biệt dược mùa xuân.
Dùng tốt nhất vào mùa xuân

Đọc nhiều nhất

Tin mới