Kỳ bí những thành phố ma hút du khách

Kỳ bí những thành phố ma hút du khách

Nhiều thành phố ma đã bị thiên nhiên xâm lấn và trở thành những điểm tham quan hút khách.

Pripyat, Ukraine: Thành phố Pripyat là nơi sinh sống của 49.000 người cho tới khi toàn bộ dân chúng phải di tản sau thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986.  Thành phố ma này đã bị thiên nhiên xâm lấn và trở thành một điểm tham quan hút khách. Ảnh: Unknownworld.
Pripyat, Ukraine: Thành phố Pripyat là nơi sinh sống của 49.000 người cho tới khi toàn bộ dân chúng phải di tản sau thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986. Thành phố ma này đã bị thiên nhiên xâm lấn và trở thành một điểm tham quan hút khách. Ảnh: Unknownworld.
Craco, Italy: Thị trấn ở Craco ở Italy đã không có người sinh sống trong hơn nửa thế kỷ qua. Những khung cửa sổ tối đen nhìn ra du khách như những đôi mắt trống rỗng, cùng các tòa nhà toát lên vẻ lạnh lẽo, ma mị. Ảnh: Allday.
Craco, Italy: Thị trấn ở Craco ở Italy đã không có người sinh sống trong hơn nửa thế kỷ qua. Những khung cửa sổ tối đen nhìn ra du khách như những đôi mắt trống rỗng, cùng các tòa nhà toát lên vẻ lạnh lẽo, ma mị. Ảnh: Allday.
Goldfield, Arizona, Mỹ: Nằm trên một ngọn đồi nhỏ giữa núi Superstition và Goldfield, khu dân cư này hình thành từ năm 1892 khi quặng vàng được phát hiện ở khu vực. Thị trấn bỏ hoang từng phát triển cực thịnh, với dân số 1.500 người. Nhưng sau 5 năm, thị trấn đã bị bỏ hoang do nguồn vàng cạn kiệt. Ảnh: Travel Bugster.
Goldfield, Arizona, Mỹ: Nằm trên một ngọn đồi nhỏ giữa núi Superstition và Goldfield, khu dân cư này hình thành từ năm 1892 khi quặng vàng được phát hiện ở khu vực. Thị trấn bỏ hoang từng phát triển cực thịnh, với dân số 1.500 người. Nhưng sau 5 năm, thị trấn đã bị bỏ hoang do nguồn vàng cạn kiệt. Ảnh: Travel Bugster.
Kolmanskop, Namibia: Kolmanskop từng là một thành phố nhộn nhịp nhờ những người thợ mỏ trong cơn sốt kim cương. Nơi này trở nên vắng bóng người khi nguồn kim cương cạn hết và dần bị cát che phủ. Kolmanskop có không khí kỳ bí, thu hút những người tò mò từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có cả những thợ săn ma. Ảnh:Darktourism101/Wordpress.
Kolmanskop, Namibia: Kolmanskop từng là một thành phố nhộn nhịp nhờ những người thợ mỏ trong cơn sốt kim cương. Nơi này trở nên vắng bóng người khi nguồn kim cương cạn hết và dần bị cát che phủ. Kolmanskop có không khí kỳ bí, thu hút những người tò mò từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có cả những thợ săn ma. Ảnh:Darktourism101/Wordpress.
Garnet, Montana, Mỹ: Cách đây khoảng một thế kỷ, Garnet là một thị trấn thịnh vượng, đầy những người đi tìm vàng. Năm 1898, có tới 1.000 người sống ở đây. Sau khi vàng cạn kiệt và vụ hỏa hoạn lớn xảy ra, thị trấn này vắng bóng người và bị bỏ hoang từ năm 1940. Ảnh: Garnetghosttown.
Garnet, Montana, Mỹ: Cách đây khoảng một thế kỷ, Garnet là một thị trấn thịnh vượng, đầy những người đi tìm vàng. Năm 1898, có tới 1.000 người sống ở đây. Sau khi vàng cạn kiệt và vụ hỏa hoạn lớn xảy ra, thị trấn này vắng bóng người và bị bỏ hoang từ năm 1940. Ảnh: Garnetghosttown.
Argentiera, Italy: Thị trấn nhỏ này nằm ở một thung lũng hẹp ở vùng Sassari. Argentiera bị bỏ hoang khi mỏ gần đó đóng cửa vào năm 1963. Những tòa nhà gỗ ở đây chưa sụp đổ, nhưng đã quá cũ và yếu . Ảnh: Tourisminitaly.
Argentiera, Italy: Thị trấn nhỏ này nằm ở một thung lũng hẹp ở vùng Sassari. Argentiera bị bỏ hoang khi mỏ gần đó đóng cửa vào năm 1963. Những tòa nhà gỗ ở đây chưa sụp đổ, nhưng đã quá cũ và yếu . Ảnh: Tourisminitaly.
Grand-Bassam, Côte d’Ivoire: Pháp rời bỏ thành phố này vào năm 1896, khiến nền kinh tế nơi đây xuống dốc không phanh. Đến năm 1960, Grand-Bassam đã trở thành một thị trấn ma. Giờ đây, thành phố là điểm tham quan có khá nhiều khách. Ảnh: Hotel-restaurant-grand-bassam.
Grand-Bassam, Côte d’Ivoire: Pháp rời bỏ thành phố này vào năm 1896, khiến nền kinh tế nơi đây xuống dốc không phanh. Đến năm 1960, Grand-Bassam đã trở thành một thị trấn ma. Giờ đây, thành phố là điểm tham quan có khá nhiều khách. Ảnh: Hotel-restaurant-grand-bassam.
Đảo Hashima, Nhật Bản: Vào thời kỳ thịnh vượng, đảo Hashima có hơn 83.500 người sinh sống trên diện tích 103 km2. Đây là mỏ than lớn hoạt động đến năm 1974, sau đó bị bỏ hoang. Ảnh: Theverge.
Đảo Hashima, Nhật Bản: Vào thời kỳ thịnh vượng, đảo Hashima có hơn 83.500 người sinh sống trên diện tích 103 km2. Đây là mỏ than lớn hoạt động đến năm 1974, sau đó bị bỏ hoang. Ảnh: Theverge.
Agdam, Azerbaijan: Thành phố có lịch sử từ thế kỷ 18 này đã bị bỏ hoang sau khi Liên Xô tan rã. Toàn bộ dân cư đã chuyển về phía đông vào năm 1993. Sau đó, Agdam bị phá hủy để lấy nguyên vật liệu xây dựng. Ảnh: Osoti.
Agdam, Azerbaijan: Thành phố có lịch sử từ thế kỷ 18 này đã bị bỏ hoang sau khi Liên Xô tan rã. Toàn bộ dân cư đã chuyển về phía đông vào năm 1993. Sau đó, Agdam bị phá hủy để lấy nguyên vật liệu xây dựng. Ảnh: Osoti.
Varosha, Cyprus: Khu nghỉ dưỡng dành cho giới nhà giàu và nổi tiếng này giờ đã trở nên hoang vắng. Các khách sạn sang trọng đổ nát, bị thiên nhiên xâm lấn. Ảnh: Sometimesinteresting.
Varosha, Cyprus: Khu nghỉ dưỡng dành cho giới nhà giàu và nổi tiếng này giờ đã trở nên hoang vắng. Các khách sạn sang trọng đổ nát, bị thiên nhiên xâm lấn. Ảnh: Sometimesinteresting.
St. Thomas, Nevada, Mỹ: Thị trấn ma này là điểm trung chuyển nhộn nhịp trên đường Arrowhead trước khi bị ngập do nước hồ Mead dâng cao vào thập niên 30. Có lúc, nước dâng cao 18 m trên công trình cao nhất. Ngày nay, nước đã rút và du khách có thể tham quan những di tích còn lại của thị trấn. Ảnh: Atlas Obscura.
St. Thomas, Nevada, Mỹ: Thị trấn ma này là điểm trung chuyển nhộn nhịp trên đường Arrowhead trước khi bị ngập do nước hồ Mead dâng cao vào thập niên 30. Có lúc, nước dâng cao 18 m trên công trình cao nhất. Ngày nay, nước đã rút và du khách có thể tham quan những di tích còn lại của thị trấn. Ảnh: Atlas Obscura.
Grytviken, South Georgia: Trạm săn cá voi bị bỏ hoang này được lập ra năm 1904, với số người ở đây lên tới 300 vào thời hoàng kim. Nơi này đóng cửa năm 1966 và trở thành thị trấn hoang lạnh không bóng người. Ảnh: Aah-Yeah/Flickr.
Grytviken, South Georgia: Trạm săn cá voi bị bỏ hoang này được lập ra năm 1904, với số người ở đây lên tới 300 vào thời hoàng kim. Nơi này đóng cửa năm 1966 và trở thành thị trấn hoang lạnh không bóng người. Ảnh: Aah-Yeah/Flickr.
Oradour-sur-Glane, Pháp: Oradour-sur-Glane là một ngôi làng nhỏ thuộc vùng Đức chiếm đóng trong Thế chiến II. Ngày 10/6/1944, lính Đức đã giết 642 người (gần như toàn bộ dân số ở đây) và phá hủy ngôi làng. Sau chiến tranh, Oradour-sur-Glane trở thành biểu tượng cho tội ác của Đức Quốc xã với nhân loại. Ảnh: FranceComfort.
Oradour-sur-Glane, Pháp: Oradour-sur-Glane là một ngôi làng nhỏ thuộc vùng Đức chiếm đóng trong Thế chiến II. Ngày 10/6/1944, lính Đức đã giết 642 người (gần như toàn bộ dân số ở đây) và phá hủy ngôi làng. Sau chiến tranh, Oradour-sur-Glane trở thành biểu tượng cho tội ác của Đức Quốc xã với nhân loại. Ảnh: FranceComfort.
Villa Epecuen, Argentina: Đây từng là thành phố du lịch nổi tiếng, nằm bên bờ Lado Epecuén, một hồ nước có khả năng chữa bệnh. Vào thập niên 1970, khoảng 5.000 người sống ở Villa Epecuen. Tuy nhiên, một cơn bão làm đập vỡ và nước mặn dâng cao 9 m, nhấn chìm thành phố suốt nhiều năm. Nước rút dần từ năm 2009 và giờ du khách có thể thấy những công trình đổ nát trên bề mặt. Ảnh: Theweatherchannel.
Villa Epecuen, Argentina: Đây từng là thành phố du lịch nổi tiếng, nằm bên bờ Lado Epecuén, một hồ nước có khả năng chữa bệnh. Vào thập niên 1970, khoảng 5.000 người sống ở Villa Epecuen. Tuy nhiên, một cơn bão làm đập vỡ và nước mặn dâng cao 9 m, nhấn chìm thành phố suốt nhiều năm. Nước rút dần từ năm 2009 và giờ du khách có thể thấy những công trình đổ nát trên bề mặt. Ảnh: Theweatherchannel.
Plymouth, West Indies: Plymouth là thủ phủ của Montserrat và là cảng biển duy nhất ở đây. Năm 1997, núi lửa phun trào phá hủy phần lớn thành phố và thực vật điển hình của hòn đảo. Nơi này bị bỏ hoang trong khoảng 1995-1996, khi có cảnh báo về núi lửa. Ảnh: Theirishtimes.
Plymouth, West Indies: Plymouth là thủ phủ của Montserrat và là cảng biển duy nhất ở đây. Năm 1997, núi lửa phun trào phá hủy phần lớn thành phố và thực vật điển hình của hòn đảo. Nơi này bị bỏ hoang trong khoảng 1995-1996, khi có cảnh báo về núi lửa. Ảnh: Theirishtimes.

GALLERY MỚI NHẤT