Kỳ bí ngôi đền có hàng chục mộ 'cá Ông'

Đền Làng Hiếu hiện có khu nghĩa trang là nơi thờ phụng cho gần 90 ngôi mộ cá Ông - cá voi. Đây được xem là nghĩa trang cá voi lớn nhất tỉnh Nghệ An.

Ky bi ngoi den co hang chuc mo 'ca Ong'

Đền Làng Hiếu nằm ở phường Nghi Hải (thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An). Ngôi đền được xây dựng vào thời Lê Trung Hưng với niên đại hơn 200 năm.

Ky bi ngoi den co hang chuc mo 'ca Ong'-Hinh-2

Ngôi đền được xây dựng để thờ Bản cảnh Thành hoàng. Ngoài ra, đền còn là nơi dân cư miền biển Cửa Hội thờ các vị thần như: Cao Sơn, Cao Các, Đức Thánh Mẫu, Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn, cá Ông.

Ky bi ngoi den co hang chuc mo 'ca Ong'-Hinh-3

Tương truyền, năm 1782 ở khu vực Cửa Hội (Nghệ An) bị dịch tả hoành hành. Dù các thầy thuốc trong vùng ra tay cứu chữa nhưng rất nhiều người không qua khỏi, dịch bệnh vẫn lây lan. Khi dân đang khốn khổ vì dịch bệnh bỗng có một vị thần y đi qua đã ra tay cứu chữa cho nhân dân trong vùng và khu vực lân cận.

Ky bi ngoi den co hang chuc mo 'ca Ong'-Hinh-4

Khi dịch bệnh được dập tắt, vị thần y cũng biến mất mà không để lại danh tính. Để tri ân, tưởng nhớ vị thần y đã có công cứu giúp người dân qua khỏi dịch bệnh, nhân dân nơi đây đã lập đền tôn vị thần y là thần Bản cảnh Thành hoàng của làng mình và dựng đền Làng Hiếu để thờ phụng.

Ky bi ngoi den co hang chuc mo 'ca Ong'-Hinh-5

Đền Làng Hiếu được xây dựng với quy mô tương đối lớn có thượng điện, trung điện, hạ điện, tam quan, ngựa chầu, voi phục rất uy nghi lộng lẫy. Trong khuôn viên đền có nhiều cây cổ thụ rậm rạp. Trải qua thăng trầm của lịch sử, đền Làng Hiếu đã bị tàn phá khá nhiều.

Ky bi ngoi den co hang chuc mo 'ca Ong'-Hinh-6

Năm 2011, đền Làng Hiếu được chính quyền cùng người dân góp công, góp sức phục dựng, tôn tạo trên nền đất cũ. Ngôi đền sau khi được trùng tu vẫn mang phong cách cổ kính truyền thống.

Ky bi ngoi den co hang chuc mo 'ca Ong'-Hinh-7

Ky bi ngoi den co hang chuc mo 'ca Ong'-Hinh-8

Ky bi ngoi den co hang chuc mo 'ca Ong'-Hinh-9

Ky bi ngoi den co hang chuc mo 'ca Ong'-Hinh-10

Trên mái ngói của đền và xung quanh tường rào được đắp nổi nhiều con vật linh thiêng, đẹp mắt.

Ky bi ngoi den co hang chuc mo 'ca Ong'-Hinh-11

Năm 2015, đền Làng Hiếu được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh. Ngôi đền rất linh thiêng, người dân trong vùng thường đến thắp hương, cầu khấn, nhất là vào các dịp mồng 1 hay ngày rằm hàng tháng. Đặc biệt, vào ngày 15/3 âm lịch hàng năm tại đền diễn ra lễ Cầu ngư với nhiều nghi thức trang nghiêm và trò chơi dân gian độc đáo.

Ky bi ngoi den co hang chuc mo 'ca Ong'-Hinh-12

Đền Làng Hiếu còn đặc biệt bởi khu nghĩa trang với 89 ngôi mộ thờ xương cốt cá Ông (cá voi). Đây được xem là ngôi đền có khu vực thờ nhiều cá voi nhất tỉnh Nghệ An.

Ky bi ngoi den co hang chuc mo 'ca Ong'-Hinh-13

Đối với người dân nơi đây, cá Ông chính là thần Nam Hải luôn bảo vệ, giúp đỡ người dân trước muôn ngàn sóng gió. Người dân quan niệm tuyệt đối không săn bắt và ăn thịt cá voi.

Ky bi ngoi den co hang chuc mo 'ca Ong'-Hinh-14

Nếu phát hiện cá voi đã chết, dạt vào bờ, người dân đều đưa về đây chôn cất. Sau khi chôn cất được 3 năm, người dân sẽ làm lễ cất mồ, mang hài cốt cá về đền Làng Hiếu thờ phụng.

Ky bi ngoi den co hang chuc mo 'ca Ong'-Hinh-15

Trên những ngôi mộ đều được đắp nổi hình con cá voi.

Ky bi ngoi den co hang chuc mo 'ca Ong'-Hinh-16

Ky bi ngoi den co hang chuc mo 'ca Ong'-Hinh-17

Trước khu nghĩa trang được dựng 1 hòn đá lớn và một tấm bia được tạc từ đá. Những người cao niên trong vùng cho biết, những tảng đá này được lấy từ ngoài biển về và để trước khu vực nghĩa trang.

Ky bi ngoi den co hang chuc mo 'ca Ong'-Hinh-18

Trong số nhiều ngôi mộ cá voi được chôn cất tại đây, có một ngôi mộ đặc biệt hơn cả. Đây là phần mộ, lăng thờ thần cá. Tương truyền đây là “ông cá” đầu tiên được an táng tại đền từ thế kỷ 19. Trong lăng có đặt bệ thờ, chính giữa là bài vị thần Ngư. Phía sát mái có đề 3 chữ Hán “Lăng Thần Ngư”.

Ky bi ngoi den co hang chuc mo 'ca Ong'-Hinh-19

Ngôi đền đã trở thành điểm đến linh thiêng không chỉ ngư dân địa phương mà còn là nơi du khách thập phương đến thắp hương mỗi khi về với vùng đất Cửa Hội.

 
Ky bi ngoi den co hang chuc mo 'ca Ong'-Hinh-20

Báo Tây: Độc nhất vô nhị tục thờ “Cá Ông” ở VN

Tại một ngôi đền nhiều màu sắc nằm gần biển xanh ngắt ở đảo Lý Sơn, các ngư dân Việt Nam đang cầu nguyện trước một vị thần đặc biệt của họ gọi là Cá Ông.

Trước khi bắt đầu hành trình kéo dài một tháng, Nguyễn Hoàng Lợi thường đi tới Lăng Tân, nơi chứa bộ xương của hai con cá voi thiêng khổng lồ.
Tục thờ cá voi là tín ngưỡng đặc biệt của cư dân miền biển ở Việt Nam (Nguồn: AFP)
Tục thờ cá voi là tín ngưỡng đặc biệt của cư dân miền biển ở Việt Nam (Nguồn: AFP)
"Thờ cúng cá voi sẽ giúp chúng tôi nếu chúng tôi gặp khó khăn ngoài biển" - ngư dân 45 tuổi nói khi ông và thủy thủ đoàn chuẩn bị rời khỏi Lý Sơn, hòn đảo với 21.500 dân nằm ngoài bờ biển miền Trung Việt Nam.

Dọc theo bờ biển dài 3.200 km của Việt Nam, các làng chài vẫn thường thờ cúng cá voi. Họ xem cá voi là thần bảo hộ của mình và đây là một hiện tượng tín ngưỡng đặc biệt, được các chuyên gia đánh giá là độc nhất vô nhị, chỉ có ở Việt Nam.

"Nếu các ngư dân ở đảo gặp bão đột ngột khi đang đánh cá và không biết trú vào đâu, họ sẽ cầu xin Cá Ông giúp đỡ" - người tế cá voi ở đảo Lý Sơn, ông Trần Ngô Xương, 79 tuổi, cho AFP biết - "Cá voi sẽ xuất hiện bên thuyền họ, giúp họ vượt qua các khoảnh khắc hiểm nguy."

Ông Xương kể rằng những con cá voi, vốn nặng từ 50-70 tấn khi còn sống và đều dài hơn 20 mét, đã mắc cạn tại bờ biển Lý Sơn trong 2 lần khác nhau cách đây 100 năm. Các sinh vật này quá lớn tới mức phải mất hàng trăm người mới có thể đưa chúng lên bờ. Nhưng sau nhiều buổi lễ cầu nguyện, chỉ vài chục người dân đảo đã có thể đưa chúng lên bờ nhờ sự giúp sức của sóng thủy triều.

Lăng mộ lạ và bộ xương khủng ở mũi Cà Mau

(Kiến Thức) - Gian nhà hết sức đơn sơ này là nơi đặt bộ xương khổng lồ có chiều dài trên 10m.

Hình ảnh quen thuộc ở ấp Cồn Mũi (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) nơi cực Nam đất nước là những ngôi nhà tạm mộc mạc lợp bằng lá dừa nước, hoặc sang hơn là những tấm tôn.
Hình ảnh quen thuộc ở ấp Cồn Mũi (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) nơi cực Nam đất nước là những ngôi nhà tạm mộc mạc lợp bằng lá dừa nước, hoặc sang hơn là những tấm tôn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới