![]() |
Kite Air dự kiến khai trương hãng bay với 6 chiếc ATR-72, cạnh tranh cùng phân khúc với Vasco. Ảnh minh họa. |
Trước đó, trong văn bản gửi Văn phòng Chính phủ ngày 2/3, Bộ KH&ĐT đã báo cáo kết quả rà soát căn cứ pháp lý của Dự án vận tải hàng không Cánh Diều theo yêu cầu của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng.
Sau khi bổ sung thêm Nghị định 89/2019 vào tiêu chí thẩm định, Bộ KH&ĐT kết luận hồ sơ dự án đã có các tài liệu chứng minh về khả năng huy động vốn chủ sở hữu và vốn vay tới mức 5.500 tỷ đồng, lớn hơn mức tối thiểu quy định tại Nghị định 89/2019 (600 tỷ đồng).
Về tiêu chí bảo đảm số lượng máy bay khai khác, Nghị định 89/2019 có thêm quy định doanh nghiệp hàng không phải đảm bảo số lượng máy bay thuê có tổ bay (thuê ướt) không quá 10 chiếc và chỉ chiếm không quá 30% đội bay.
Trong văn bản giải trình, Công ty CP Hàng không Thiên Minh khẳng định không có kế hoạch thuê ướt mà sẽ sử dụng 100% đội bay ATR72-600 mua mới trong 2 năm đầu khai thác.
Trên cơ sở rà soát nội dung thẩm định và ý kiến của tỉnh Quảng Nam, Bộ KH&ĐT khẳng định dự án đáp ứng đủ điều kiện để Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư.
![]() |
Cơ cấu đội bay (dự kiến) của Kite Air trong 6 năm đầu. Ảnh: Bộ KH&ĐT. |
Theo hồ sơ xin thành lập hãng bay, Kite Air chọn sân bay Chu Lai (Quảng Nam) làm sân bay căn cứ. Tổng vốn đầu tư của hãng là 5.500 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là 1.000 tỷ đồng (chiếm 18% vốn đầu tư), vốn vay 4.500 tỷ đồng.
Chiến lược kinh doanh của hãng trong năm đầu tiên là tập trung khai thác dòng máy bay tầm ngắn ATR-72 để kết nối người dân các địa phương có hạ tầng sân bay chưa phát triển. Hiện, ở Việt Nam, hãng hàng không Vasco đang khai thác phân khúc thị trường này.
Với việc Vinpearl Air đột ngột dừng dự án thành lập hãng hàng không, các hãng mới sắp ra nhập thị trường hiện nay chỉ còn 2 cái tên nổi bật là Vietravel Airlines và Kite Air.