Kinh sợ hủ tục “sinh đôi giết một”, tạ lỗi buôn làng

Kinh sợ hủ tục “sinh đôi giết một”, tạ lỗi buôn làng
Mặc dù đã được chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động trong nhiều năm qua, nhưng ở một số cộng đồng người Tà Rẻ sống tại những vùng hẻo lánh bắc Tây Nguyên, hủ tục "sinh hai giết một" vẫn còn tồn tại trong tiềm thức của những người bảo thủ.
Nhiều người lớn tuổi bảo thủ trong cộng đồng người Tà Rẻ vẫn quan niệm lạc hậu rằng, nếu bỏ hủ tục “sinh hai giết một” sẽ đem đến những điều không may mắn cho buôn làng cũng như chính những thành viên trong gia đình sản phụ. Con ma rừng sẽ về buôn quấy phá, gây nên bệnh tật, ốm đau, đói kém, buôn làng không còn được sống trong cảnh yêu vui, hòa thuận nữa. Bởi vậy, trong nhiều buôn làng hẻo lánh của người Tà Rẻ ở vùng chân núi Ngọc Linh tỉnh Kon Tum nay vẫn còn giữ hủ tục man rợ, không  được xã hội văn minh chấp nhận này.
Theo hủ tục của người Tà Rẻ việc phụ nữ sinh đôi buộc phải từ bỏ một người
 Theo hủ tục của người Tà Rẻ việc phụ nữ sinh đôi buộc phải từ bỏ một người

Với người Tà Rẻ, phụ nữ không được phép sinh con ở nhà mà buộc phải lên căn chòi nhỏ trên rẫy tự sinh. Sau khi một mình vượn cạn, ít nhất sản phụ phải ở mười ngày trên rẫy mới được đưa con về sống chung với gia đình và buôn làng.
Cụ Y Miêng, ở xã Xốp, huyện Đakglei, tỉnh Kon Tum, một người năm nay đã bước qua tuổi 90, tâm sự: “Khi sắp đến ngày sinh, người phụ nữ phải tự mình lên rẫy đi kiếm củi về đốt, nấu nướng, lo lá lót, thực phẩm, nước nôi… để chờ ngày sinh. Sinh xong rồi thì phải tự chăm lo cho mình và con. Không có ai giúp cho đâu. Thằng chồng nào thương vợ lắm thì mới lên chòi chăm sóc cho vợ mình thôi”. Nếu sản phụ nào chẳng may đẻ rơi ở nhà sẽ bị buôn làng phạt vạ rất nặng.
Căn chòi nơi nhiều sản phụ của người Tà Rẻ ở bắc Tây Nguyên lặng lẽ sinh con thực chất là kho chứa lương thực của gia đình. Với người Tà Rẻ, lương thực (bắp, sắn, lúa…) sau khi thu hoạch nông sản sẽ được phơi phóng ngay trên rẫy rồi cho vào chòi chứ không được đem về nhà. Chòi của người Tà Rẻ phần lớn được xây cất một cách sơ sài, vách chòi là những mảnh gỗ rừng đóng vội vã. Mái chòi được kết thành từ những lá cây rừng để tránh mưa nắng. 
Sẽ là nỗi cùng cực vô cùng nếu sản phụ nào sinh con vào mùa đông. Cái lạnh như cắt vào da thịt ở vùng núi Ngọc Linh khi đông về khiến sản phụ suốt ngày chỉ biết ôm con vào lòng ngồi bên bếp lửa bập bùng xuyên đêm vì lạnh. 
Chị Y Tuyên tâm sự, cách đây vài năm, khi đó chị sinh con gái út đúng vào mùa đông lạnh giá. Đêm mùa đông rét căm căm nhưng chỉ biết ôm con khóc một mình vì lạnh, vì không có ai ở bên chia sẻ. Khi đó người duy nhất có thể ở bên chị là chồng nhưng lúc này chồng chị lại đi làm ăn xa ở huyện bên nên không thể về lên chòi ở cùng chị. Đốt được hai ngày thì đống củi rừng cũng hết, chị phải để con một mình trong chòi lủi thủi khoác áo mưa ra ngoài kiếm cùi vào đốt cho đỡ lạnh. Thế rồi đêm đó chị lên cơn sốt, người nóng rực như cục than mà không biết nhờ cậy vào ai. “Cũng may là chưa có chuyện gì xảy ra, nếu không thì chết cả mẹ lẫn con rồi” – chị Y Tuyên kể lại.
Nhờ được tuyên truyền mà hủ tục "sinh hai bỏ một" của người Tà Rẻ dần được đầy lùi
 Nhờ được tuyên truyền mà hủ tục "sinh hai bỏ một" của người Tà Rẻ dần được đầy lùi

Đáng sợ nhất, với người Tà Rẻ, nếu trong buôn làng có sản phụ sinh đôi thì người mẹ phải tự mình “giết” một trong hai người con vừa được mình mang nặng đẻ đau sinh ra. Hủ tục này được người Tà Rẻ gọi là “trả lại cho Giàng một đứa”. Khi sản phụ sinh đôi, chỉ còn một cách duy nhất là buộc phải lựa chọn một trong hai người con vừa sinh. Đứa trẻ xấu số được người mẹ bỏ đói trong rừng, trên rẫy cho đến chết. 
Trước khi đem con đi bỏ, người mẹ sẽ cho đứa trẻ bú thật no, cuốn nhiều tã lót cho ấm cùng những lời thì thầm cầu nguyện cho đứa con của mình về bên kia sẽ được Giàng che chở, sống một cuộc sống ấm no, đầy đủ. Có trường hợp sản phụ cho con bú no rồi cuốn tả treo con lơ lững trên một cành cây lớn để không bị thú dữ  ăn thịt con mình.   
Hành động này trong quan niệm cộng đồng không bị xem là có tội, thậm chí được coi là “dũng cảm” vì đã cứu buôn làng thoát khỏi sự chi phối của “con ma”. Họ quan niệm, sinh đôi sẽ có một con ma cần phải loại bỏ con ma này ra khỏi cộng đồng, trả nó về với Giàng, nếu không sẽ làm cho cả làng không làm ăn được, thiên tai, dịch bệnh kéo đến. Chưa hết, sau khi từ bỏ một người con, gia đình có sản phụ sinh đôi còn buộc phải mổ bò hoặc nghèo thì phải giết heo cúng vái, đãi cả làng ăn uống trong vòng một ngày để “tạ lỗi”.
Theo một cán bộ chuyên phụ trách về công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình xã Xốp, huyện Đakglei, tỉnh Kon Tum, nhờ được sự tích cực tuyên truyền vận động mà ngày nay, hủ tục “giết một khi sinh hai” đã được đẩy lùi, cuộc sống văn minh đang từng ngày về với những buôn làng hẻo lánh, xa xôi nhất của cộng đồng người Tà Rẻ.

Đọc nhiều nhất

Chi tiết nơi an nghỉ của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

Chi tiết nơi an nghỉ của Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

(Kiến Thức) - Sau lễ tang tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, linh cữu của Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy sẽ được đưa về quê nhà Đồng Tháp, mộ phần Anh hùng phi công sẽ được đặt dưới rặng tre trong vườn nhà.
 Chân dung 12 đại tá vừa được bổ nhiệm Giám đốc công an tỉnh

Chân dung 12 đại tá vừa được bổ nhiệm Giám đốc công an tỉnh

(Kiến Thức) - Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công an đã điều động, bổ nhiệm nhiều giám đốc công an tỉnh, các tân giám đốc công an tỉnh đa phần đều không phải người địa phương. Đây là điểm mới trong công tác nhân sự, được kỳ vọng sẽ góp phần hạn chế tiêu cực.

Tin mới