Kinh nghiệm 19 ngày Liên Xô khống chế ngoạn mục dịch đậu mùa

Chỉ mất hơn 2 tuần để các cơ quan khẩn cấp ngăn chặn loại virus chết người thoát ra khỏi Thủ đô Moskva và lan ra toàn Liên Xô.

Kinh nghiệm 19 ngày Liên Xô khống chế ngoạn mục dịch đậu mùa

Ngày 23/12/1959, một người đàn ông bước xuống khỏi một chiếc máy bay từ Delhi (Ấn Độ) vừa hạ cánh tại Moskva. Đó là người sẽ sớm đẩy thủ đô của Liên Xô vào mối nguy hiểm lớn. Nhưng khi đó, nghệ sĩ Liên Xô Alexei Kokorekin không thể tưởng tượng rằng ông đã mang theo bệnh đậu mùa từ Ấn Độ về nước.

Đậu mùa là một trong những căn bệnh chết chóc nhất tấn công loài người. Nó từng quét sạch nhiều làng mạc, thành phố và thậm chí cả quốc gia. Vào thế kỷ thứ 8, bệnh đậu mùa đã giết chết 30% dân số Nhật Bản và vào thế kỷ 16, hàng triệu người Mỹ bản địa đã thiệt mạng sau khi nhiễm virus đậu mùa từ lực lượng chiếm đóng.

Kinh nghiem 19 ngay Lien Xo khong che ngoan muc dich dau mua
Các đội khẩn cấp chống dịch đậu mùa tại Moskva năm 1959. 

Trước năm 1959, chính quyền Liên Xô đã có những nỗ lực dài hơi chiến đấu với bệnh đậu mùa. Nếu như vào năm 1919, số người nhiễm bệnh được ước tính là 186.000 ca trên cả nước, thì đến năm 1936, con số này đã giảm xuống số 0. Tuy nhiên, 23 năm trôi qua, căn bệnh nguy hiểm mà mọi người tưởng chừng đều quên đã quay trở lại.

“Bệnh nhân Số 0”

Khi xuống sân bay, ông Kokorekin có triệu chứng cảm lạnh nhẹ. Nhưng khi đó đã là cuối tháng 12, vì thế triệu chứng này dường như khá bình thường với ông. Tuy nhiên, vào buổi tối cùng ngày, thân nhiệt của Kokorekin tăng vọt, ông bị ho nặng và đau khắp mình mẩy.

Ngày hôm sau ông đi khám bác sĩ và được chẩn đoán mắc cúm. Tuy nhiên, loại thuốc mà Kokorekin được kê đơn không giúp ích được gì. Bệnh nhân bị nổi mẩn đỏ khắp người, rồi lại được bác chỉ chẩn đoán là bị dị ứng.

Chỉ có một thực tập sinh trẻ tuổi, sau khi biết bệnh nhân mới trở về từ đâu, đã thận trọng ý kiến rằng những triệu chứng của ông có thể là do bệnh đậu mùa. Song đề xuất của cô đã bị các bác sĩ lành nghề hơn cười nhạo.

Vào ngày 29/12, sau vài ngày nằm cùng phòng bệnh với nhiều bệnh nhân cúm khác, Alexei Kokorekin qua đời. Các bác sĩ không tìm ra điều gì đã thực sự giết chết người đàn ông 53 tuổi khỏe mạnh này. Ngay sau đó, khoảng thời gian chuẩn bị và ăn mừng Năm mới đã đẩy bi kịch với Kokorekin ra khỏi tâm trí họ.

Kinh nghiem 19 ngay Lien Xo khong che ngoan muc dich dau mua-Hinh-2
Bệnh nhân "Số 0" ổ dịch đậu mùa tại Moskva cuối thập niên 1960. Ảnh: RBTH 

Bắt đầu dịch

Tuy nhiên, cái chết của Kokorekin không phải sự kết thúc. Vào tuần thứ hai của năm mới, một số bệnh nhân khác trong bệnh viện cũng xuất hiện những triệu chứng tương tự: sốt, ho và phát ban. Không thể chần chừ thêm nữa, các chuyên gia của Viện nghiên cứu vắc-xin đã được mời đến. Và kết luận của họ là một cú sốc: Moskva đã bùng phát một ổ dịch đậu mùa.

Hóa ra trong chuyến đi Ấn Độ, Alexey Kokorekin đã tham dự lễ hỏa táng một người Bà-la-môn mới qua đời và thậm chí còn chạm vào những vật dụng của người quá cố. Chính ở đó, "Bệnh nhân số 0” đã mắc phải căn bệnh hiểm nghèo.

Biện pháp chưa từng có

Ngày 15/1, tin tức về dịch đậu mùa được báo cáo lên nhà lãnh đạo đất nước và ban lãnh đạo lập tức huy động mọi nguồn lực bệnh viện, phòng khám, cảnh sát và cả mạng lưới KGB (tình báo Liên Xô) ở Moskva. Một cuộc tìm kiếm những người mang mầm bệnh nguy hiểm tiềm tàng diễn ra bất kể ngày đêm.

Tất cả những người mà Kokorekin đã gặp và nói chuyện, những người thân mà ông ta đã liên lạc, những người nhận được quà tặng của ông từ Ấn Độ đều bị cách ly. Do đó, 150 sinh viên trường đại học nơi cô con gái Kokorekin tên là Valeria đang ngồi học trong lớp đã được đưa thẳng đến bệnh viện.

Từ các mối liên hệ chính F1, cuộc tìm kiếm đã mở rộng đến các liên hệ F2, F3… cho đến khi toàn bộ chuỗi liên quan được thiết lập. Tất cả những người trong chuỗi được lệnh rời khỏi các chuyến tàu, những chuyến bay chở những người có nguy cơ nhiễm bệnh cũng được lệnh quay đầu trở lại giữa không trung.

Tổng cộng có 9.342 người đã được cách ly bắt buộc. Bệnh viện Botkin, nơi "bệnh nhân Số 0” trải qua những ngày cuối đời, lập tức bị phong tỏa. Do không có đủ vải linen cho hàng ngàn bác sĩ và bệnh nhân mắc kẹt trong bệnh viện, theo một sắc lệnh đặc biệt, nguồn dự trữ nhà nước khẩn cấp, vốn dành cho tình huống chiến tranh, đã được phép đưa vào sử dụng.

Kinh nghiem 19 ngay Lien Xo khong che ngoan muc dich dau mua-Hinh-3
Triệu chứng mẩn đỏ đặc trưng ở một bệnh nhân đậu mùa. Ảnh: Getty Images 

Một biện pháp quyết định trong việc ngăn chặn sự lây lan của bệnh đậu mùa là tiêm vắc-xin mở rộng cho tất cả cư dân của Vùng Thủ đô Moskva và thành phố Moskva, cả người lớn, trẻ em, thậm chí cả những người sắp chết. Chỉ trong vòng một tuần, hơn 9,5 triệu người đã được tiêm phòng - một kết quả chưa từng có trong lịch sử.

Trước nhiệm vụ chống dịch, toàn bộ ngành y tế được huy động, từ các nhân viên y tế đến sinh viên y khoa. “Thật anh hùng. Các nhà dịch tễ học đã làm việc cật lực từ sáng đến đêm”, nhà virus học Svetlana Marennikova nói.

Cuối cùng tổng cộng, 45 người ở Moskva được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa, ba người trong số họ đã tử vong. Đến ngày 3/2, ổ dịch được dập tắt. Một phản ứng kịp thời và sự phối hợp tốt từ các cơ quan dịch vụ y tế và thực thi pháp luật của Moskva đã giúp ngăn chặn virus chết người này chỉ trong 19 ngày.

Tiết lộ kinh hoàng về sự kiện tồi tệ nhất châu Âu xưa

(Kiến Thức) - "Cái chết Đen" là dịch bệnh nguy hiểm gây ra hậu quả đáng sợ và gieo rắc nỗi sợ hãi kinh hoàng cho người dân thế giới. Đặc biệt, "Cái chết Đen" được xem là sự kiện tồi tệ nhất lịch sử châu Âu khi khiến khoảng 60% dân số tại đây thiệt mạng.

Tiết lộ kinh hoàng về sự kiện tồi tệ nhất châu Âu xưa
Tiet lo kinh hoang ve su kien toi te nhat chau Au xua
 "Cái chết đen" (Black Death) là đại dịch nguy hiểm xảy ra từ năm 1346 - 1353. 

Lịch sử 130 năm đầy kinh ngạc về rửa tay sát khuẩn

Cho đến tận giữa những năm 1800, các bác sĩ không bao giờ có thói quen rửa tay sát khuẩn. Họ liên tục làm việc từ mổ tử thi đến đỡ đẻ. Sau đó, nhờ bước đột phá quan trọng của một bác sĩ người Hungary, khái niệm về việc rửa tay đã thay đổi hẳn.

Lịch sử 130 năm đầy kinh ngạc về rửa tay sát khuẩn

Cảm giác đôi chút lạ lùng khi Thủ tướng Anh Boris Johnson kết thúc phiên họp khẩn đầu tiên hôm 3/2 về tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra và kêu gọi người dân rửa tay kỹ lưỡng trong khoảng thời gian dài bằng bài hát “Chúc mừng sinh nhật”. Là một trong số ít những điều chúng ta có thể làm để ngăn chặn đáng kể sự lây lan của virus, những quy tắc mới cho thói quen rửa tay hàng ngày đã được cộng đồng mạng lan truyền rộng khắp.

Dịch bệnh nào khiến Hà Nội "lao đao" những năm đầu thế kỷ 20?

Những năm 1902, 1903, nhiều người ở Hà Nội mắc dịch hạch, bệnh viện quá tải phải đưa bệnh nhân tới Văn Miếu cách ly.

Dịch bệnh nào khiến Hà Nội "lao đao" những năm đầu thế kỷ 20?
Câu chuyện dịch hạch ở Hà Nội đầu thế kỷ 20 được kể trong cuốn Choses et gens en Indochine của tác giả Claude Bourrin. Theo lời tác giả, vào cuối năm 1902 đến giữa năm 1903, thành phố Hà Nội xảy ra nạn dịch hạch, cướp đi nhiều sinh mạng khiến người dân ngày đêm lo sợ. Mấy năm trước đó, bệnh dịch hạch phát sinh ở Vân Nam, Quảng Châu, Hong Kong và Ấn Độ, bùng nổ thành đại dịch. 
Dich benh nao khien Ha Noi
Hà Nội đầu thế kỷ 20. 
Thời điểm ấy, Bourrin vừa mãn hạn lính, được giao trông coi nhà Đấu xảo ở Hà Nội (nay là Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội). Một đêm, Bourrin nghe thấy tiếng kêu rên ở khu vực đồn trú của lính người An Nam vọng lại. Tới nơi, ông thấy những người lính đang quằn quại, giãy giụa. Ông báo lên sở cẩm (sở cảnh sát của Pháp tại Việt Nam thời Pháp thuộc) để kịp thời đưa người mắc bệnh tới bệnh viện.

Đọc nhiều nhất

Tin mới