Kinh ngạc: Xuất hiện “Mặt trăng thứ 2”, đi cùng Trái đất 300 năm nữa

Kinh ngạc: Xuất hiện “Mặt trăng thứ 2”, đi cùng Trái đất 300 năm nữa

Các nhà khoa học đã phát hiện một tiểu hành tinh cách Trái đất 14,5 triệu km mang tên Kamo’oalewa, có thể thực sự là một mặt trăng thu nhỏ.

Tiểu hành tinh gần Trái đất Kamo’oalewa được đặt tên theo tiếng Hawaii có nghĩa là một thiên thể đang chuyển động. Theo các nhà khoa học nó có thể là một mảnh vỡ của  Mặt trăng.
Tiểu hành tinh gần Trái đất Kamo’oalewa được đặt tên theo tiếng Hawaii có nghĩa là một thiên thể đang chuyển động. Theo các nhà khoa học nó có thể là một mảnh vỡ của Mặt trăng.
Kamo'oalewa là một bán vệ tinh - phân loại phụ của những tiểu hành tinh gần Trái đất quay quanh Mặt trời nhưng vẫn tương đối gần Trái đất. Hiện có ít thông tin về những bán vệ tinh như Kamo’oalewa do nhóm vật thể này mờ nhạt và khó quan sát.
Kamo'oalewa là một bán vệ tinh - phân loại phụ của những tiểu hành tinh gần Trái đất quay quanh Mặt trời nhưng vẫn tương đối gần Trái đất. Hiện có ít thông tin về những bán vệ tinh như Kamo’oalewa do nhóm vật thể này mờ nhạt và khó quan sát.
Kamo'oalewa mờ hơn khoảng 4 triệu lần so với ngôi sao mờ nhất mà mắt người có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm và nó có đường kính dưới 50m. Vì thế, để nghiên cứu đối tượng, giới khoa học phải dùng đến các kính viễn vọng mạnh nhất hiện tại.
Kamo'oalewa mờ hơn khoảng 4 triệu lần so với ngôi sao mờ nhất mà mắt người có thể nhìn thấy trên bầu trời đêm và nó có đường kính dưới 50m. Vì thế, để nghiên cứu đối tượng, giới khoa học phải dùng đến các kính viễn vọng mạnh nhất hiện tại.
Thiên thể này quay quanh Trái đất theo quỹ đạo xoắn ốc lặp đi lặp lại, đưa nó tiếp cận Trái đất gần hơn 40-100 lần khoảng cách 384.000 km của Mặt trăng, vệ tinh tự nhiên của Trái đất.
Thiên thể này quay quanh Trái đất theo quỹ đạo xoắn ốc lặp đi lặp lại, đưa nó tiếp cận Trái đất gần hơn 40-100 lần khoảng cách 384.000 km của Mặt trăng, vệ tinh tự nhiên của Trái đất.
Quỹ đạo chuyển động kỳ lạ của Kamo’oalewa là do lực hấp dẫn kéo đẩy của Trái đất và Mặt trời, khiến tiểu hành tinh này không thể đạt được quỹ đạo bình thường.
Quỹ đạo chuyển động kỳ lạ của Kamo’oalewa là do lực hấp dẫn kéo đẩy của Trái đất và Mặt trời, khiến tiểu hành tinh này không thể đạt được quỹ đạo bình thường.
Do quỹ đạo của Kamo'oalewa, các nhà thiên văn học chỉ có thể quan sát được tiểu hành tinh này từ Trái đất trong vài tuần vào tháng 4 hàng năm.
Do quỹ đạo của Kamo'oalewa, các nhà thiên văn học chỉ có thể quan sát được tiểu hành tinh này từ Trái đất trong vài tuần vào tháng 4 hàng năm.
Nhóm nghiên cứu do nghiên cứu sinh Ben Sharkey tại Phòng thí nghiệm Mặt trăng và Hành tinh của Đại học Arizona dẫn đầu đã sử dụng kính thiên văn Large Binocular Telescope Observatory ở núi Graham thuộc miền nam Arizona để nghiên cứu kỹ hơn tiểu hành tinh này.
Nhóm nghiên cứu do nghiên cứu sinh Ben Sharkey tại Phòng thí nghiệm Mặt trăng và Hành tinh của Đại học Arizona dẫn đầu đã sử dụng kính thiên văn Large Binocular Telescope Observatory ở núi Graham thuộc miền nam Arizona để nghiên cứu kỹ hơn tiểu hành tinh này.
Họ đã phát hiện ra mô hình ánh sáng phản xạ của Kamo'oalewa khớp với đá Mặt trăng từ các sứ mệnh Apollo của NASA, cho thấy tiểu hành tinh này có nguồn gốc từ Mặt trăng.
Họ đã phát hiện ra mô hình ánh sáng phản xạ của Kamo'oalewa khớp với đá Mặt trăng từ các sứ mệnh Apollo của NASA, cho thấy tiểu hành tinh này có nguồn gốc từ Mặt trăng.
Tuy nhiên vẫn chưa thể chắc chắn tiểu hành tinh được tách ra bằng cách nào bởi một phần là do chưa từng có tiểu hành tinh nào khác được biết đến có nguồn gốc từ Mặt trăng.
Tuy nhiên vẫn chưa thể chắc chắn tiểu hành tinh được tách ra bằng cách nào bởi một phần là do chưa từng có tiểu hành tinh nào khác được biết đến có nguồn gốc từ Mặt trăng.
Tuy nhiên, Kamo’oalewa sẽ không ở trong quỹ đạo này quá lâu vì quỹ đạo hiện tại của nó không hoàn toàn ổn định.
Tuy nhiên, Kamo’oalewa sẽ không ở trong quỹ đạo này quá lâu vì quỹ đạo hiện tại của nó không hoàn toàn ổn định.
Theo ước tính của ông Sharkey và những nhà khoa học khác, tiểu hành tinh này sẽ chỉ đồng hành với Trái đất trong khoảng 300 năm nữa, sau đó sẽ biến mất khỏi quỹ đạo hiện tại và rơi vào khoảng không.
Theo ước tính của ông Sharkey và những nhà khoa học khác, tiểu hành tinh này sẽ chỉ đồng hành với Trái đất trong khoảng 300 năm nữa, sau đó sẽ biến mất khỏi quỹ đạo hiện tại và rơi vào khoảng không.
Như vậy, Trái đất có một Mặt trăng thứ 2, ít nhất là trong vòng 300 năm nữa.
Như vậy, Trái đất có một Mặt trăng thứ 2, ít nhất là trong vòng 300 năm nữa.
Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV

GALLERY MỚI NHẤT