Kinh ngạc vẻ tráng lệ đặc sắc của lăng mộ vợ cả vua Đồng Khánh

Kinh ngạc vẻ tráng lệ đặc sắc của lăng mộ vợ cả vua Đồng Khánh

Dưới góc độ lịch sử, lăng Thánh cung là một công trình phản ánh sự chuyển mình của kiến trúc cung đình Huế ở buổi giao thời Đông - Tây thời vua Đồng Khánh.

Nằm ở phường Thủy Xuân, thành phố Huế, cách lăng  vua Đồng Khánh không xa, lăng Thánh Cung hay Tư Minh lăng là một lăng mộ có kiến trúc đặc sắc nhưng không được nhiều người biết đến ở đất Cố đô.
Nằm ở phường Thủy Xuân, thành phố Huế, cách lăng vua Đồng Khánh không xa, lăng Thánh Cung hay Tư Minh lăng là một lăng mộ có kiến trúc đặc sắc nhưng không được nhiều người biết đến ở đất Cố đô.
Đây là nơi an nghỉ của Phụ Thiên Thuần Hoàng hậu, còn được gọi là Đức Thánh Cung, vợ cả của vua Đồng Khánh, đích mẫu của vua Khải Định. Theo sử sách, Đức Thánh Cung có tên húy là Nguyễn Hữu Thị Nhàn, là con gái của Cơ mật viện đại thần Nguyễn Hữu Độ.
Đây là nơi an nghỉ của Phụ Thiên Thuần Hoàng hậu, còn được gọi là Đức Thánh Cung, vợ cả của vua Đồng Khánh, đích mẫu của vua Khải Định. Theo sử sách, Đức Thánh Cung có tên húy là Nguyễn Hữu Thị Nhàn, là con gái của Cơ mật viện đại thần Nguyễn Hữu Độ.
Ấn tượng đầu tiên về lăng Thánh Cung là hai trụ biểu sừng sững phía trước lăng. Đây là dạng công trình xuất hiện ở hầu hết các lăng mộ của hoàng tộc Nguyễn, có vai trò như cột mốc đánh dấu nơi bắt đầu địa phận khu lăng.
Ấn tượng đầu tiên về lăng Thánh Cung là hai trụ biểu sừng sững phía trước lăng. Đây là dạng công trình xuất hiện ở hầu hết các lăng mộ của hoàng tộc Nguyễn, có vai trò như cột mốc đánh dấu nơi bắt đầu địa phận khu lăng.
Mặt bằng lăng được chia thành ba tầng, tượng trưng cho Thiên, Địa và Nhân. Ứng với mỗi tầng có một sân Bái đình, là nơi tiến hành các nghi lễ. Trước khoảng sân đầu tiên có hai cây sứ cổ thụ to lớn, cành lá sum suê, tạo cảm giác cổ kính, tôn nghiêm cho khu lăng.
Mặt bằng lăng được chia thành ba tầng, tượng trưng cho Thiên, Địa và Nhân. Ứng với mỗi tầng có một sân Bái đình, là nơi tiến hành các nghi lễ. Trước khoảng sân đầu tiên có hai cây sứ cổ thụ to lớn, cành lá sum suê, tạo cảm giác cổ kính, tôn nghiêm cho khu lăng.
Tầng trên cùng của lăng mộ có tòa Bửu thành, gồm bốn bức tường dày bao quanh mộ phần. Chính giữa mặt trước Bửu thành có Bửu thành môn, cánh cổng dẫn vào bên trong khu mộ.
Tầng trên cùng của lăng mộ có tòa Bửu thành, gồm bốn bức tường dày bao quanh mộ phần. Chính giữa mặt trước Bửu thành có Bửu thành môn, cánh cổng dẫn vào bên trong khu mộ.
Khác với phần lớn các lăng mộ hoàng gia ở Huế, toại đạo của lăng Thánh Cung được để lộ một phần mái vòm phía dưới Bửu thành môn. Đây chính là đường hầm mà năm xưa được dùng để đưa quan tài vào vị trí chôn cất.
Khác với phần lớn các lăng mộ hoàng gia ở Huế, toại đạo của lăng Thánh Cung được để lộ một phần mái vòm phía dưới Bửu thành môn. Đây chính là đường hầm mà năm xưa được dùng để đưa quan tài vào vị trí chôn cất.
Sau Bửu thành môn là một tấm bình phong được tạo tác cầu kỳ. Mặt trước bình phong được đắp chữ Thánh, xung quanh là mây cuộn cùng họa tiết Vạn tự hồi văn, hai bên có các mô típ hoa lá. Mặt sau bình phong đắp hình “Song phụng vọng nguyệt”.
Sau Bửu thành môn là một tấm bình phong được tạo tác cầu kỳ. Mặt trước bình phong được đắp chữ Thánh, xung quanh là mây cuộn cùng họa tiết Vạn tự hồi văn, hai bên có các mô típ hoa lá. Mặt sau bình phong đắp hình “Song phụng vọng nguyệt”.
Sau bình phong là Thạch ốc (tòa nhà bằng đá) - mộ phần của Đức Thánh Cung. Trước Thạch ốc có một bệ đá được dùng để đặt bình hoa cùng bát hương để dùng trong việc thờ cúng.
Sau bình phong là Thạch ốc (tòa nhà bằng đá) - mộ phần của Đức Thánh Cung. Trước Thạch ốc có một bệ đá được dùng để đặt bình hoa cùng bát hương để dùng trong việc thờ cúng.
Thạch ốc được trang trí bằng hình tượng chim phượng ở hai bên và cả trên mái. Theo quan niệm xưa, chim phượng tượng trưng cho bậc mẫu nghi thiên hạ, thường xuất hiện trong họa tiết trang trí ở lăng mộ các nữ nhân hoàng tộc Nguyễn.
Thạch ốc được trang trí bằng hình tượng chim phượng ở hai bên và cả trên mái. Theo quan niệm xưa, chim phượng tượng trưng cho bậc mẫu nghi thiên hạ, thường xuất hiện trong họa tiết trang trí ở lăng mộ các nữ nhân hoàng tộc Nguyễn.
Sau Thạch ốc là bức bình phong hậu. Giữa bình phong có đắp chữ Phúc cùng hoa văn mây cuộn xung quanh, bên ngoài rìa có hình ảnh mãng cầu cùng cây sung ngụ ý “cầu cho sự sung túc”.
Sau Thạch ốc là bức bình phong hậu. Giữa bình phong có đắp chữ Phúc cùng hoa văn mây cuộn xung quanh, bên ngoài rìa có hình ảnh mãng cầu cùng cây sung ngụ ý “cầu cho sự sung túc”.
Ấn tượng sâu sắc nhất về kiến trúc của lăng Thánh cung là những đề tài trang trí sinh động, đa dạng như một bộ sưu tập các họa tiết cung đình. Mỗi hình tượng lại ẩn chứa một hàm ý sâu xa, thể hiện sự tôn vinh cùng những lời cầu chúc người đã khuất.
Ấn tượng sâu sắc nhất về kiến trúc của lăng Thánh cung là những đề tài trang trí sinh động, đa dạng như một bộ sưu tập các họa tiết cung đình. Mỗi hình tượng lại ẩn chứa một hàm ý sâu xa, thể hiện sự tôn vinh cùng những lời cầu chúc người đã khuất.
Dưới góc độ lịch sử, lăng Thánh cung là một công trình phán ánh sự chuyển mình của kiến trúc cung đình Huế ở buổi giao thời Đông - Tây. Khác với các lăng mộ trước đó, khu lăng này sử dụng xi măng thay cho vôi vữa truyền thống trong xây dựng.
Dưới góc độ lịch sử, lăng Thánh cung là một công trình phán ánh sự chuyển mình của kiến trúc cung đình Huế ở buổi giao thời Đông - Tây. Khác với các lăng mộ trước đó, khu lăng này sử dụng xi măng thay cho vôi vữa truyền thống trong xây dựng.
Với vẻ đẹp kiến trúc - mỹ thuật hiếm có, lăng Thánh Cung thực sự là một điểm đến giàu ý nghĩa dành cho những ai muốn tìm hiểu sâu hơn về các giá trị văn hóa và lịch sử của Cố đô Huế.
Với vẻ đẹp kiến trúc - mỹ thuật hiếm có, lăng Thánh Cung thực sự là một điểm đến giàu ý nghĩa dành cho những ai muốn tìm hiểu sâu hơn về các giá trị văn hóa và lịch sử của Cố đô Huế.
Mời quý độc giả xem video: Món ngon tiến vua ở xứ Huế / VTV Life.

GALLERY MỚI NHẤT