Kinh ngạc súng trường STV-410 Việt Nam lần đầu xuất hiện trên truyền hình

Kinh ngạc súng trường STV-410 Việt Nam lần đầu xuất hiện trên truyền hình

(Kiến Thức) - Súng trường STV-410 do Việt Nam tự nghiên cứu thiết kế và chế tạo được chú ý đặc biệt vì có kiểu dáng hiện đại, được đánh giá là có nhiều nét tương đồng với AK-15 của Nga.

Mới đây trong một phóng sự do kênh truyền hình QPVN thực hiện tại Viện vũ khí - Bộ quốc phòng đã có sự xuất hiện đầy bất ngờ của súng tiểu liên STV-410. Đây là mẫu súng mới do Việt Nam tự thiết kế chế tạo tại nhà máy Z-111 và cũng là lần đầu tiên hình ảnh công khai của nó được nhìn thấy trên sóng truyền hình. Ảnh: Cán bộ của Viện vũ khí với khẩu súng trường tấn công STV-410.
Mới đây trong một phóng sự do kênh truyền hình QPVN thực hiện tại Viện vũ khí - Bộ quốc phòng đã có sự xuất hiện đầy bất ngờ của súng tiểu liên STV-410. Đây là mẫu súng mới do Việt Nam tự thiết kế chế tạo tại nhà máy Z-111 và cũng là lần đầu tiên hình ảnh công khai của nó được nhìn thấy trên sóng truyền hình. Ảnh: Cán bộ của Viện vũ khí với khẩu súng trường tấn công STV-410.
Trước đó, người ta chỉ được biết đến khẩu súng này thông qua một bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội chụp tại Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2020 cùng với sự xuất hiện của nhiều mẫu súng khác đều là sản phẩm của nhà máy Z-111 Tổng cục công nghiệp Quốc phòng. Tuy vậy, STV-410 được chú ý đặc biệt vì có kiểu dáng hiện đại, được đánh giá là có nhiều nét tương đồng với AK-15 của Nga. Ảnh: Bức ảnh súng STV-410 được lan truyền trên mạng xã hội lâu nay.
Trước đó, người ta chỉ được biết đến khẩu súng này thông qua một bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội chụp tại Hội nghị Quân chính toàn quân 6 tháng đầu năm 2020 cùng với sự xuất hiện của nhiều mẫu súng khác đều là sản phẩm của nhà máy Z-111 Tổng cục công nghiệp Quốc phòng. Tuy vậy, STV-410 được chú ý đặc biệt vì có kiểu dáng hiện đại, được đánh giá là có nhiều nét tương đồng với AK-15 của Nga. Ảnh: Bức ảnh súng STV-410 được lan truyền trên mạng xã hội lâu nay.
Dù vậy,  súng trường STV-410 lại sử dụng hộp khóa nòng của Galil Ace, trong đó STV là viết tắt của Súng tiểu liên Việt Nam còn số 410 là chỉ số chiều dài nòng súng 410mm. Súng sử dụng cỡ đạn 7.62x39mm và có thể dùng chung hộp tiếp đạn với AK-47. Ảnh: Bản giới thiệu của súng STV-410.
Dù vậy, súng trường STV-410 lại sử dụng hộp khóa nòng của Galil Ace, trong đó STV là viết tắt của Súng tiểu liên Việt Nam còn số 410 là chỉ số chiều dài nòng súng 410mm. Súng sử dụng cỡ đạn 7.62x39mm và có thể dùng chung hộp tiếp đạn với AK-47.
Ảnh: Bản giới thiệu của súng STV-410.
Tuy vậy chỉ khi được chính thức lên sóng truyền hình, chúng ta mới có thể nhìn nhận nhiều góc cạnh tổng quan hơn của khẩu súng, từ đó đưa ra những bình luận chính xác nhất, đặc biệt là phía bên phải thân súng vốn chưa có hình ảnh sắc nét trước đây. Ảnh: Cán bộ Viện vũ khí với súng tiểu liên STV-410.
Tuy vậy chỉ khi được chính thức lên sóng truyền hình, chúng ta mới có thể nhìn nhận nhiều góc cạnh tổng quan hơn của khẩu súng, từ đó đưa ra những bình luận chính xác nhất, đặc biệt là phía bên phải thân súng vốn chưa có hình ảnh sắc nét trước đây. Ảnh: Cán bộ Viện vũ khí với súng tiểu liên STV-410.
Điều đầu tiên ta có thể thấy là khác với thiết kế kiểu AK-47 cố định nắp hộp khóa nòng bằng nút bấm ở cuối nắp, thì nắp hộp khóa nòng STV-410 được cố định bằng 2 chốt ngang lắp ngược chiều nhau ở khu vực trên AK-47 là thước ngắm. Đồng thời loại bỏ cơ cấu nút bấm như kiểu AK. Ảnh: Cận cảnh nắp hộp khóa nòng của STV-410 với cơ cấu chốt giữ khác biệt.
Điều đầu tiên ta có thể thấy là khác với thiết kế kiểu AK-47 cố định nắp hộp khóa nòng bằng nút bấm ở cuối nắp, thì nắp hộp khóa nòng STV-410 được cố định bằng 2 chốt ngang lắp ngược chiều nhau ở khu vực trên AK-47 là thước ngắm. Đồng thời loại bỏ cơ cấu nút bấm như kiểu AK. Ảnh: Cận cảnh nắp hộp khóa nòng của STV-410 với cơ cấu chốt giữ khác biệt.
Thứ hai, ray Picatinny của STV-410 được kéo dài từ phía trên ốp lót tay cho đến hết nắp hộp khóa nòng một cách liên tục, không bị ngắt quãng như trên STV-215/380 cho súng một kết cấu thống nhất, kiểu dáng hiện đại và kính ngắm sẽ có nhiều vị trí để lắp đặt hơn so với trên dòng STV-215/380. Ảnh: Cán bộ của Viện vũ khí đang thao tác mở nắp hộp khóa nòng của STV-410.
Thứ hai, ray Picatinny của STV-410 được kéo dài từ phía trên ốp lót tay cho đến hết nắp hộp khóa nòng một cách liên tục, không bị ngắt quãng như trên STV-215/380 cho súng một kết cấu thống nhất, kiểu dáng hiện đại và kính ngắm sẽ có nhiều vị trí để lắp đặt hơn so với trên dòng STV-215/380. Ảnh: Cán bộ của Viện vũ khí đang thao tác mở nắp hộp khóa nòng của STV-410.
Thứ ba, súng sử dụng cơ cấu chuyển đổi chế độ bắn và khóa an toàn tương tự dòng AK, tay kéo bệ khóa nòng cũng giống dòng AK và khác với dòng STV-215/380. Báng súng sử dụng thiết kế thẳng kiểu AKM và có thể gập sang bên phải. Thước ngắm được chuyển về cuối nắp hộp khóa nòng. Ảnh: Cận cảnh súng tiểu liên STV-410.
Thứ ba, súng sử dụng cơ cấu chuyển đổi chế độ bắn và khóa an toàn tương tự dòng AK, tay kéo bệ khóa nòng cũng giống dòng AK và khác với dòng STV-215/380. Báng súng sử dụng thiết kế thẳng kiểu AKM và có thể gập sang bên phải. Thước ngắm được chuyển về cuối nắp hộp khóa nòng.
Ảnh: Cận cảnh súng tiểu liên STV-410.
Thứ tư, ốp lót tay không hề chạm vào nòng súng, điều này giúp cho xạ thủ sẽ không bị bỏng do ốp lót tay quá nóng khi súng tác xạ trong thời gian dài trên chiến trường. Đồng thời, phía dưới nòng súng được lắp đặt một que thông nòng. Ốp lót tay được chế tạo một cách khá tinh vi với độ hoàn thiện cao. Ảnh: Cận cảnh ốp lót tay và que thông nòng của STV-410.
Thứ tư, ốp lót tay không hề chạm vào nòng súng, điều này giúp cho xạ thủ sẽ không bị bỏng do ốp lót tay quá nóng khi súng tác xạ trong thời gian dài trên chiến trường. Đồng thời, phía dưới nòng súng được lắp đặt một que thông nòng. Ốp lót tay được chế tạo một cách khá tinh vi với độ hoàn thiện cao. Ảnh: Cận cảnh ốp lót tay và que thông nòng của STV-410.
Kết luận lại ta có thể thấy, dù bề ngoài được đánh giá là khá giống dòng súng AK-12/15 của hãng Kalashnikov Concern nổi tiếng tuy nhiên khi tìm qua những thông tin nhận định thì súng STV-410 của Việt Nam có khá nhiều điểm khác biệt dễ dàng nhận thấy qua ốp lót tay, thân súng và cơ cấu cố định nắp hộp khóa nòng. Ảnh: Súng AK-12/15 của hãng KC Nga. Ảnh: Kalashnikov.
Kết luận lại ta có thể thấy, dù bề ngoài được đánh giá là khá giống dòng súng AK-12/15 của hãng Kalashnikov Concern nổi tiếng tuy nhiên khi tìm qua những thông tin nhận định thì súng STV-410 của Việt Nam có khá nhiều điểm khác biệt dễ dàng nhận thấy qua ốp lót tay, thân súng và cơ cấu cố định nắp hộp khóa nòng.
Ảnh: Súng AK-12/15 của hãng KC Nga. Ảnh: Kalashnikov.
Nhìn chung, súng STV-410 có độ hoàn thiện và nhiều tính năng ưu việt hơn dòng STV-215/380 vốn đã được lựa chọn để sản xuất trang bị đại trà nhằm thay thế tiểu liên AK trong thời gian gần. Tuy vậy, giá thành của STV-410 chắc chắn cũng sẽ cao hơn so với dòng súng vốn được sửa đổi lại từ Galil Ace. Chưa rõ trong tương lai STV-410 có được chấp nhận đưa vào biên chế hay không tuy nhiên với những ưu điểm của nó, STV-410 hoàn toàn xứng đáng được trang bị cho những lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội ta như Hải quân đánh bộ, Đặc công hay Đặc nhiệm Biên phòng. Ảnh: Chi tiết thân và nòng súng Galil Ace do nhà máy Z-111 sản xuất.
Nhìn chung, súng STV-410 có độ hoàn thiện và nhiều tính năng ưu việt hơn dòng STV-215/380 vốn đã được lựa chọn để sản xuất trang bị đại trà nhằm thay thế tiểu liên AK trong thời gian gần. Tuy vậy, giá thành của STV-410 chắc chắn cũng sẽ cao hơn so với dòng súng vốn được sửa đổi lại từ Galil Ace. Chưa rõ trong tương lai STV-410 có được chấp nhận đưa vào biên chế hay không tuy nhiên với những ưu điểm của nó, STV-410 hoàn toàn xứng đáng được trang bị cho những lực lượng đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội ta như Hải quân đánh bộ, Đặc công hay Đặc nhiệm Biên phòng. Ảnh: Chi tiết thân và nòng súng Galil Ace do nhà máy Z-111 sản xuất.
Những tin vui về ngành chế tạo súng của nước nhà thời gian gần đây đã làm người đam mê quân sự Việt Nam không khỏi phấn khích. Hi vọng trong tương lai gần, hình ảnh người lính bộ đội cụ Hồ thời đại mới với những khẩu tiểu liên hiện đại trên tay sẽ xuất hiện nhiều hơn nữa trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Những tin vui về ngành chế tạo súng của nước nhà thời gian gần đây đã làm người đam mê quân sự Việt Nam không khỏi phấn khích. Hi vọng trong tương lai gần, hình ảnh người lính bộ đội cụ Hồ thời đại mới với những khẩu tiểu liên hiện đại trên tay sẽ xuất hiện nhiều hơn nữa trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Video Bắn trình diễn súng bộ binh thế hệ mới Galil ACE do Việt Nam sản xuất - Nguồn: QPVN

GALLERY MỚI NHẤT