Kinh ngạc những động vật "yểu mệnh", tuổi thọ ngắn nhất hành tinh

Kinh ngạc những động vật "yểu mệnh", tuổi thọ ngắn nhất hành tinh

Theo thống kê của The Mysterious World, bộ phù du chính là loài động vật có tuổi thọ ngắn nhất. Trung bình bộ phù du chỉ sống được 1 ngày. Bên cạnh bộ phù du, Gastrotricha, ruồi nhà, chuột lang nhà hay cá ăn muỗi... cũng là những sinh vật có tuổi thọ ngắn nhất.

Phù du là loại côn trùng tương đối cổ xưa, đã xuất hiện từ hơn 300 triệu năm trước. Đây là  động vật có tuổi thọ ngắn nhất trên thế giới - chỉ kéo dài vỏn vẹn 24 tiếng đồng hồ.
Phù du là loại côn trùng tương đối cổ xưa, đã xuất hiện từ hơn 300 triệu năm trước. Đây là động vật có tuổi thọ ngắn nhất trên thế giới - chỉ kéo dài vỏn vẹn 24 tiếng đồng hồ.
Phần lớn cuộc đời của phù du là nằm trong nhộng. Đến khi sắp chết, chúng mới thoát ra khỏi nhộng, hóa thành phù du trưởng thành và nhảy múa trên mặt nước. Cảnh tượng tuyệt đẹp này kéo dài không lâu và sau đó một thế hệ phù du tiếp nối lại ra đời.
Phần lớn cuộc đời của phù du là nằm trong nhộng. Đến khi sắp chết, chúng mới thoát ra khỏi nhộng, hóa thành phù du trưởng thành và nhảy múa trên mặt nước. Cảnh tượng tuyệt đẹp này kéo dài không lâu và sau đó một thế hệ phù du tiếp nối lại ra đời.
Động vật biển siêu nhỏ Gastrotricha, hay còn gọi là giun bụng lông, là loài vật xếp thứ hai về tuổi thọ ngắn ngủi, chỉ khoảng 3 ngày.
Động vật biển siêu nhỏ Gastrotricha, hay còn gọi là giun bụng lông, là loài vật xếp thứ hai về tuổi thọ ngắn ngủi, chỉ khoảng 3 ngày.
Nguyên nhân khiến loài vi sinh vật nhỏ bé với kích thước không quá 3mm này chỉ sống vỏn vẹn 3 ngày bởi chúng là nguồn thức ăn của những loài cá nhỏ khác sống trong cùng hệ sinh thái biển. Với thân hình trong suốt, Gastrotricha có khả năng phát sáng trong bóng đêm. Đáng tiếc, người ta chỉ có thể chiêm ngưỡng nét đẹp này chỉ trong 72 tiếng đồng hồ.
Nguyên nhân khiến loài vi sinh vật nhỏ bé với kích thước không quá 3mm này chỉ sống vỏn vẹn 3 ngày bởi chúng là nguồn thức ăn của những loài cá nhỏ khác sống trong cùng hệ sinh thái biển. Với thân hình trong suốt, Gastrotricha có khả năng phát sáng trong bóng đêm. Đáng tiếc, người ta chỉ có thể chiêm ngưỡng nét đẹp này chỉ trong 72 tiếng đồng hồ.
Đa số kiến không có cánh. Tuy nhiên, tại những thời điểm nhất định trong năm, chúng ta có thể trông thấy kiến bay thành đàn. Kiến bay hay còn gọi là "alates", đơn giản là những con kiến trưởng thành về mặt giới tính.
Đa số kiến không có cánh. Tuy nhiên, tại những thời điểm nhất định trong năm, chúng ta có thể trông thấy kiến bay thành đàn. Kiến bay hay còn gọi là "alates", đơn giản là những con kiến trưởng thành về mặt giới tính.
Vòng đời của những chú kiến bay không quá 3 tuần. Tương tự như loài ong, trong đàn kiến bay luôn có một con kiến chúa là giống cái. Điều đặc biệt là những con kiến bay đực đều sẽ chết khi chúng giao phối xong với kiến chúa.
Vòng đời của những chú kiến bay không quá 3 tuần. Tương tự như loài ong, trong đàn kiến bay luôn có một con kiến chúa là giống cái. Điều đặc biệt là những con kiến bay đực đều sẽ chết khi chúng giao phối xong với kiến chúa.
Ruồi nhà có tên khoa học là Musca domestica, là một trong những loài côn trùng có mật độ phân bố rộng rãi nhất trên thế giới và mang nhiều căn bệnh cho con người.
Ruồi nhà có tên khoa học là Musca domestica, là một trong những loài côn trùng có mật độ phân bố rộng rãi nhất trên thế giới và mang nhiều căn bệnh cho con người.
Loài vật này có tuổi thọ chỉ khoảng 4 tuần. Bên cạnh đó, những con ruồi sống ở khu vực dân cư thường có tuổi thọ dài hơn ruồi trong trong tự nhiên. Do ruồi là sinh vật mang khá nhiều kí sinh cũng như vi khuẩn nên khả năng phát bệnh của chúng cũng cao hơn. Đây được xem là nguyên nhân dẫn đến sự sống ngắn ngủi của loài ruồi.
Loài vật này có tuổi thọ chỉ khoảng 4 tuần. Bên cạnh đó, những con ruồi sống ở khu vực dân cư thường có tuổi thọ dài hơn ruồi trong trong tự nhiên. Do ruồi là sinh vật mang khá nhiều kí sinh cũng như vi khuẩn nên khả năng phát bệnh của chúng cũng cao hơn. Đây được xem là nguyên nhân dẫn đến sự sống ngắn ngủi của loài ruồi.
Chuột được xếp vào nhóm động vật có hại, có tuổi thọ trung bình ngắn, chỉ khoảng 3 năm.
Chuột được xếp vào nhóm động vật có hại, có tuổi thọ trung bình ngắn, chỉ khoảng 3 năm.
Nguyên nhân hàng đầu khiến tuổi thọ của chuột ngắn là do sự tấn công của các loài thiên địch như mèo, rắn và ngộ độc thức ăn.
Nguyên nhân hàng đầu khiến tuổi thọ của chuột ngắn là do sự tấn công của các loài thiên địch như mèo, rắn và ngộ độc thức ăn.
Loài chuột sinh sản số lượng khủng khiếp: Gây giống từ 1-2 lần một tháng, mỗi lứa đẻ 4 - 10 con. Thai kỳ ngắn, kết hợp với tốc độ sinh sản nhanh, do đó, tuổi thọ thấp chưa bao giờ là vấn đề "to tát" đối với loài chuột.
Loài chuột sinh sản số lượng khủng khiếp: Gây giống từ 1-2 lần một tháng, mỗi lứa đẻ 4 - 10 con. Thai kỳ ngắn, kết hợp với tốc độ sinh sản nhanh, do đó, tuổi thọ thấp chưa bao giờ là vấn đề "to tát" đối với loài chuột.
Cá ăn muỗi có tên khoa học là Gambusia Affinis, được tìm thấy ở vịnh Mexico. Giống như tên gọi, thức ăn chủ yếu của loài cá nước ngọt này chủ yếu là ấu trùng muỗi.
Cá ăn muỗi có tên khoa học là Gambusia Affinis, được tìm thấy ở vịnh Mexico. Giống như tên gọi, thức ăn chủ yếu của loài cá nước ngọt này chủ yếu là ấu trùng muỗi.
Vòng đời của cá ăn muỗi kéo dài không quá 2 năm. Đặc biệt, với những con cá ăn muỗi sống ngoài tự nhiên, tuổi thọ của chúng còn ngắn hơn bởi sự tấn công của các loài cá lớn khác.
Vòng đời của cá ăn muỗi kéo dài không quá 2 năm. Đặc biệt, với những con cá ăn muỗi sống ngoài tự nhiên, tuổi thọ của chúng còn ngắn hơn bởi sự tấn công của các loài cá lớn khác.
Cá ăn muỗi là một loài đẻ tương đối nhiều, với vài lần sinh sản mỗi mùa giao phối, cho ra 50 - 100 cá con. Chúng chọn môi trường sống nghèo nàn hơn các loài cá khác nhằm tăng khả năng sinh tồn của loài.
Cá ăn muỗi là một loài đẻ tương đối nhiều, với vài lần sinh sản mỗi mùa giao phối, cho ra 50 - 100 cá con. Chúng chọn môi trường sống nghèo nàn hơn các loài cá khác nhằm tăng khả năng sinh tồn của loài.
Với thời gian sống kéo dài chỉ khoảng 4 năm, chuột lang (Guinea pig) là một trong những loài động vật có tuổi thọ ngắn trên thế giới.
Với thời gian sống kéo dài chỉ khoảng 4 năm, chuột lang (Guinea pig) là một trong những loài động vật có tuổi thọ ngắn trên thế giới.
Bệnh còi, thiếu hụt vitaminc C trong cơ thể và viêm phế quản được xem là những căn bệnh mà chuột lang Guinea pig dễ mắc phải, ảnh hưởng đến tuổi thọ của chúng.
Bệnh còi, thiếu hụt vitaminc C trong cơ thể và viêm phế quản được xem là những căn bệnh mà chuột lang Guinea pig dễ mắc phải, ảnh hưởng đến tuổi thọ của chúng.
Ngoài ra, nguồn thức ăn đòi hỏi cầu kỳ cùng cách chăm sóc kĩ lưỡng đã khiến chuột lang rất khó nuôi, dễ chết. Một bữa ăn của chuột lang phải giàu trái cây, rau củ giàu vitamin C vì cơ thể chuột lang thiếu enzim để tạo ra vitamin C. Đặc biệt, người chủ nuôi phải bổ sung một lượng rơm khô, sạch, không có nấm mốc để hệ tiêu hóa của chuột lang hoạt động tốt.
Ngoài ra, nguồn thức ăn đòi hỏi cầu kỳ cùng cách chăm sóc kĩ lưỡng đã khiến chuột lang rất khó nuôi, dễ chết. Một bữa ăn của chuột lang phải giàu trái cây, rau củ giàu vitamin C vì cơ thể chuột lang thiếu enzim để tạo ra vitamin C. Đặc biệt, người chủ nuôi phải bổ sung một lượng rơm khô, sạch, không có nấm mốc để hệ tiêu hóa của chuột lang hoạt động tốt.
Thỏ là động vật có vú kích thước nhỏ sống ở nhiều khu vực trên khắp thế giới. Với vẻ ngoài đáng yêu, loài động vật này thường được nhiều gia đình chọn nuôi để làm thú cưng.
Thỏ là động vật có vú kích thước nhỏ sống ở nhiều khu vực trên khắp thế giới. Với vẻ ngoài đáng yêu, loài động vật này thường được nhiều gia đình chọn nuôi để làm thú cưng.
So với thỏ rừng, giống thỏ nhà có tuổi thọ ngắn hơn, thông thường chỉ kéo dài từ 8 đến 12 năm, thậm chí có loài thỏ nhà chỉ sống được dưới 5 năm.
So với thỏ rừng, giống thỏ nhà có tuổi thọ ngắn hơn, thông thường chỉ kéo dài từ 8 đến 12 năm, thậm chí có loài thỏ nhà chỉ sống được dưới 5 năm.
Dạ dày yếu là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết của thỏ nhà. Ngoài ra, theo thống kê của giới sinh vật học, thỏ cái còn dễ bị mắc bệnh ung thư tử cung nên tuổi thọ thường không dài.
Dạ dày yếu là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cái chết của thỏ nhà. Ngoài ra, theo thống kê của giới sinh vật học, thỏ cái còn dễ bị mắc bệnh ung thư tử cung nên tuổi thọ thường không dài.

GALLERY MỚI NHẤT