Kinh ngạc loài kiến “nhồi nhét” đồng loại thành hũ mật sống

Kinh ngạc loài kiến “nhồi nhét” đồng loại thành hũ mật sống

Những con kiến mật có chiếc bụng tròn căng phồng, đóng vai trò như các kho lưu trữ thức ăn sống trong tổ kiến.

1.  Kiến mật, là tên gọi chung của một nhóm các loài kiến trong Họ Formicidae, chúng sống ở những nơi có khí hậu nóng và khô cằn ở châu Phi, các hoang mạc ở Mỹ, Mexico hay Úc. Ngoài ra người ta cũng ghi nhận chúng xuất hiện ở những vùng có khí hậu tương đối mát mẻ (nhưng phần lớn trong năm vẫn là nắng nóng).
1. Kiến mật, là tên gọi chung của một nhóm các loài kiến trong Họ Formicidae, chúng sống ở những nơi có khí hậu nóng và khô cằn ở châu Phi, các hoang mạc ở Mỹ, Mexico hay Úc. Ngoài ra người ta cũng ghi nhận chúng xuất hiện ở những vùng có khí hậu tương đối mát mẻ (nhưng phần lớn trong năm vẫn là nắng nóng).
Chính vì sống ở những nơi khắc nghiệt thiếu thốn thức ăn và nguồn nước trong hầu hết năm, mà nhóm kiến này đã tiến hóa một cách lưu trữ thức ăn vô cùng độc đáo.
Chính vì sống ở những nơi khắc nghiệt thiếu thốn thức ăn và nguồn nước trong hầu hết năm, mà nhóm kiến này đã tiến hóa một cách lưu trữ thức ăn vô cùng độc đáo.
Những con kiến được chọn làm bể chứa thức ăn được gọi chung là kiến replete. Để cung cấp thức ăn cho đồng loại đang đói, kiến replete bụ bẫm mở rộng hàm dưới và nhả ra một giọt chất lỏng nhỏ để đối phương nuốt. Khi chất lỏng chảy ra, bụng của nó xẹp xuống. Toàn bộ quá trình diễn ra trong lúc kiến replete treo lơ lửng bằng phần đầu của các chân. Vậy làm thế nào chúng lại trở thành những bể chứa sống như vậy?
Những con kiến được chọn làm bể chứa thức ăn được gọi chung là kiến replete. Để cung cấp thức ăn cho đồng loại đang đói, kiến replete bụ bẫm mở rộng hàm dưới và nhả ra một giọt chất lỏng nhỏ để đối phương nuốt. Khi chất lỏng chảy ra, bụng của nó xẹp xuống. Toàn bộ quá trình diễn ra trong lúc kiến replete treo lơ lửng bằng phần đầu của các chân. Vậy làm thế nào chúng lại trở thành những bể chứa sống như vậy?
Tất cả bắt đầu từ con kiến cái khổng lồ - kiến chúa. Toàn bộ số kiến thợ trong đàn đều là con gái của nó. Nó đẻ hàng nghìn quả trứng nhỏ màu trắng.
Tất cả bắt đầu từ con kiến cái khổng lồ - kiến chúa. Toàn bộ số kiến thợ trong đàn đều là con gái của nó. Nó đẻ hàng nghìn quả trứng nhỏ màu trắng.
Kiến thợ chăm sóc trứng cho đến khi chúng phát triển thành các ấu trùng ngọ nguậy, sau đó thành nhộng bọc trong những chiếc kén xù. Khi đó, chúng sẽ chọn những “em bé” sơ sinh to nhất để nhồi nhét đến khi chúng căng phồng thành replete.
Kiến thợ chăm sóc trứng cho đến khi chúng phát triển thành các ấu trùng ngọ nguậy, sau đó thành nhộng bọc trong những chiếc kén xù. Khi đó, chúng sẽ chọn những “em bé” sơ sinh to nhất để nhồi nhét đến khi chúng căng phồng thành replete.
Để làm no kiến replete, kiến thợ mạo hiểm ra ngoài vào ban đêm để kiếm thức ăn. Côn trùng chết cung cấp chất đạm và chất béo. Thực vật sa mạc cho chúng mật hoa ngọt ngào. Bữa tối cũng có thể là mật hoa nhân tạo màu đỏ, nếu con người nuôi kiến làm thú cưng.
Để làm no kiến replete, kiến thợ mạo hiểm ra ngoài vào ban đêm để kiếm thức ăn. Côn trùng chết cung cấp chất đạm và chất béo. Thực vật sa mạc cho chúng mật hoa ngọt ngào. Bữa tối cũng có thể là mật hoa nhân tạo màu đỏ, nếu con người nuôi kiến làm thú cưng.
Kiến thợ mang mật hoa về, chúng cho chị em của mình, những con kiến đang trở thành replete, ăn từng giọt một. Replete chiếm khoảng ⅕ số thành viên trong đàn.
Kiến thợ mang mật hoa về, chúng cho chị em của mình, những con kiến đang trở thành replete, ăn từng giọt một. Replete chiếm khoảng ⅕ số thành viên trong đàn.
Mật hoa chảy vào một chiếc túi gọi là diều. Diều sẽ phồng lên thành bể chứa do các van ngăn phần lớn chất lỏng chảy vào dạ dày, nơi chất lỏng sẽ bị tiêu hóa.
Mật hoa chảy vào một chiếc túi gọi là diều. Diều sẽ phồng lên thành bể chứa do các van ngăn phần lớn chất lỏng chảy vào dạ dày, nơi chất lỏng sẽ bị tiêu hóa.
Khi bụng kiến phồng lên, lớp màng linh hoạt này dãn ra. Những miếng vỏ cứng bảo vệ bụng kiến di chuyển ra xa nhau cho đến khi trông giống chuỗi đảo trên một hành tinh tí hon. Việc treo mình giúp không khí lưu thông xung quanh, có thể ngăn chặn sự tấn công của nấm.
Khi bụng kiến phồng lên, lớp màng linh hoạt này dãn ra. Những miếng vỏ cứng bảo vệ bụng kiến di chuyển ra xa nhau cho đến khi trông giống chuỗi đảo trên một hành tinh tí hon. Việc treo mình giúp không khí lưu thông xung quanh, có thể ngăn chặn sự tấn công của nấm.
Chất lỏng trong bụng kiến mật có vị rất ngọt và là một nguồn đường bổ dưỡng. Một số bộ lạc thổ dân ở Australia thỉnh thoảng vẫn ăn kiến mật.
Chất lỏng trong bụng kiến mật có vị rất ngọt và là một nguồn đường bổ dưỡng. Một số bộ lạc thổ dân ở Australia thỉnh thoảng vẫn ăn kiến mật.
Mời quý độc giả xem video: Thế giới động vật - Bọ ngựa. Nguồn: VTV2.

GALLERY MỚI NHẤT