Kinh ngạc đá mài 2.000 tuổi có dấu vết “cà ri” ở An Giang

Kinh ngạc đá mài 2.000 tuổi có dấu vết “cà ri” ở An Giang

Sau khi tìm thấy bằng chứng về quá trình chế biến món ăn tại thị trấn Óc Eo (An Giang), các nhà khoa học cho rằng món cà ri Ấn Độ có thể đã được du nhập vào Đông Nam Á cách đây 2.000 năm.

Các loại gia vị đã được đánh giá cao và được tìm kiếm từ thời cổ đại, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cầu nối giữa các nền văn hóa khác nhau.
Các loại gia vị đã được đánh giá cao và được tìm kiếm từ thời cổ đại, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cầu nối giữa các nền văn hóa khác nhau.
Nam Á đóng vai trò là nguồn cung cấp gia vị chính kể từ thời đại đồ đồng, nổi bật là các  gia vị cà ri và các bằng chứng được phát hiện đã cho thấy sự di chuyển của nghệ, quế và tiêu đen từ khu vực này đến Địa Trung Hải trong thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên.
Nam Á đóng vai trò là nguồn cung cấp gia vị chính kể từ thời đại đồ đồng, nổi bật là các gia vị cà ri và các bằng chứng được phát hiện đã cho thấy sự di chuyển của nghệ, quế và tiêu đen từ khu vực này đến Địa Trung Hải trong thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên.
Vào những thế kỷ cuối trước Công nguyên và những thế kỷ đầu sau Công nguyên, các văn bản lịch sử từ Trung Quốc, Châu Âu, La Mã và Ấn Độ đều chỉ ra kiến thức về các loại gia vị thậm chí còn kỳ lạ hơn có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Đông Nam Á đóng một vai trò đặc biệt trong thương mại gia vị, vừa là nguồn cung cấp các sản phẩm nhiệt đới vừa là trung gian địa lý giữa Trung Quốc và tiểu lục địa Ấn Độ.
Vào những thế kỷ cuối trước Công nguyên và những thế kỷ đầu sau Công nguyên, các văn bản lịch sử từ Trung Quốc, Châu Âu, La Mã và Ấn Độ đều chỉ ra kiến thức về các loại gia vị thậm chí còn kỳ lạ hơn có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Đông Nam Á đóng một vai trò đặc biệt trong thương mại gia vị, vừa là nguồn cung cấp các sản phẩm nhiệt đới vừa là trung gian địa lý giữa Trung Quốc và tiểu lục địa Ấn Độ.
Hai cảnh quan khảo cổ lớn thời Phù Nam (thế kỉ 1 đến thế kỉ 7 SCN) đã được xác định: Angkor Borei ở hạ lưu thung lũng sông Mekong (miền nam Campuchia) và Óc Eo, trọng tâm của nghiên cứu hiện tại, nằm ở hạ lưu đầu đồng bằng sông Cửu Long, đóng vai trò như một trung tâm thương mại.
Hai cảnh quan khảo cổ lớn thời Phù Nam (thế kỉ 1 đến thế kỉ 7 SCN) đã được xác định: Angkor Borei ở hạ lưu thung lũng sông Mekong (miền nam Campuchia) và Óc Eo, trọng tâm của nghiên cứu hiện tại, nằm ở hạ lưu đầu đồng bằng sông Cửu Long, đóng vai trò như một trung tâm thương mại.
Weiwei Wang, tác giả đầu tiên của nghiên cứu, tiến sĩ Đại học Quốc gia Úc cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, món cà ri rất có thể được giới thiệu đến Đông Nam Á bởi những người di cư trong thời kỳ tiếp xúc thương mại ban đầu qua Ấn Độ Dương. Do những loại gia vị này có nguồn gốc từ nhiều địa điểm khác nhau, nên rõ ràng mọi người đã thực hiện những chuyến đi đường dài vì mục đích thương mại."
Weiwei Wang, tác giả đầu tiên của nghiên cứu, tiến sĩ Đại học Quốc gia Úc cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, món cà ri rất có thể được giới thiệu đến Đông Nam Á bởi những người di cư trong thời kỳ tiếp xúc thương mại ban đầu qua Ấn Độ Dương. Do những loại gia vị này có nguồn gốc từ nhiều địa điểm khác nhau, nên rõ ràng mọi người đã thực hiện những chuyến đi đường dài vì mục đích thương mại."
"Thương mại gia vị toàn cầu đã liên kết các nền văn hóa và nền kinh tế ở Châu Á, Châu Phi và Châu Âu kể từ thời cổ đại. Qua nghiên cứu, chúng tôi biết thành phố cảng Óc Eo (An Giang) đóng một vai trò quan trọng trong thương mại thời bấy giờ, như một ngã tư văn hóa và thương mại", Wang chia sẻ.
"Thương mại gia vị toàn cầu đã liên kết các nền văn hóa và nền kinh tế ở Châu Á, Châu Phi và Châu Âu kể từ thời cổ đại. Qua nghiên cứu, chúng tôi biết thành phố cảng Óc Eo (An Giang) đóng một vai trò quan trọng trong thương mại thời bấy giờ, như một ngã tư văn hóa và thương mại", Wang chia sẻ.
Wang và các đồng nghiệp từ Đại học Quốc gia Úc, Viện Khoa học Xã hội Miền Nam Việt Nam và Đại học Tôn Trung Sơn đã có thể xác định các hạt tinh bột, phytolith và hạt phấn hoa của các loại gia vị ẩm thực - nghệ, gừng, rễ ngón, gừng cát, riềng, đinh hương, nhục đậu khấu và quế - trên bề mặt của các công cụ chế biến bằng đá được khai quật tại di chỉ Óc Eo.
Wang và các đồng nghiệp từ Đại học Quốc gia Úc, Viện Khoa học Xã hội Miền Nam Việt Nam và Đại học Tôn Trung Sơn đã có thể xác định các hạt tinh bột, phytolith và hạt phấn hoa của các loại gia vị ẩm thực - nghệ, gừng, rễ ngón, gừng cát, riềng, đinh hương, nhục đậu khấu và quế - trên bề mặt của các công cụ chế biến bằng đá được khai quật tại di chỉ Óc Eo.
Tiến sĩ Hsiao-chun Hung, nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Úc, cho biết: “Sự bảo quản các tàn tích thực vật ở Óc Eo là rất đáng ngạc nhiên - những hạt giống còn tươi đến mức khó tin rằng chúng đã 2.000 năm tuổi. Chúng tôi tin rằng phân tích sâu hơn có thể xác định nhiều loại gia vị hơn và thậm chí có thể phát hiện ra các loài thực vật độc đáo, bổ sung cho hiểu biết của chúng tôi về lịch sử của khu vực này".
Tiến sĩ Hsiao-chun Hung, nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Úc, cho biết: “Sự bảo quản các tàn tích thực vật ở Óc Eo là rất đáng ngạc nhiên - những hạt giống còn tươi đến mức khó tin rằng chúng đã 2.000 năm tuổi. Chúng tôi tin rằng phân tích sâu hơn có thể xác định nhiều loại gia vị hơn và thậm chí có thể phát hiện ra các loài thực vật độc đáo, bổ sung cho hiểu biết của chúng tôi về lịch sử của khu vực này".
Tiến sĩ Nguyễn Khánh Trung Kiên, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ, cho biết: "Các loại gia vị được sử dụng ngày nay không khác nhiều so với thời Óc Eo. Các thành phần chính vẫn còn đó, chẳng hạn như nghệ, đinh hương và quế."
Tiến sĩ Nguyễn Khánh Trung Kiên, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ, cho biết: "Các loại gia vị được sử dụng ngày nay không khác nhiều so với thời Óc Eo. Các thành phần chính vẫn còn đó, chẳng hạn như nghệ, đinh hương và quế."
Mời quý độc giả xem video: Món ăn bài thuốc từ cây Sake