Kinh ngạc bởi các loại bánh có tên lạ độc ở Việt Nam

Kinh ngạc bởi các loại bánh có tên lạ độc ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Trên khắp các vùng miền Việt Nam, có rất nhiều loại bánh có tên lạ độc mà có thể bạn chưa từng nghe tới. Những món bánh này hấp dẫn từ màu sắc, hình dáng và quyến luyến thực khách ngay từ lần thưởng thức đầu tiên.

Bánh gật gù: Đây là loại bánh có tên lạ độc của Quảng Ninh. Bánh gật gù được làm từ bột gạo có bề ngoài gần giống bánh phở, bánh cuốn. Miếng bánh dẻo quẹo, ăn ngon nhất khi còn nóng và chấm cùng nước mắm.
Bánh gật gù: Đây là loại bánh có tên lạ độc của Quảng Ninh. Bánh gật gù được làm từ bột gạo có bề ngoài gần giống bánh phở, bánh cuốn. Miếng bánh dẻo quẹo, ăn ngon nhất khi còn nóng và chấm cùng nước mắm.
Người dân vùng này truyền lại rằng, ngày xưa khi thưởng thức những chiếc bánh đậm đà, phồng xốp và dẻo mịn thì cứ phải tấm tắc gật lên gật xuống khen ngon. Bởi thế mà từ ấy, cái tên bánh gật gù xuất hiện và được phổ biến cho đến hiện nay.
Người dân vùng này truyền lại rằng, ngày xưa khi thưởng thức những chiếc bánh đậm đà, phồng xốp và dẻo mịn thì cứ phải tấm tắc gật lên gật xuống khen ngon. Bởi thế mà từ ấy, cái tên bánh gật gù xuất hiện và được phổ biến cho đến hiện nay.
Bánh ngải: Món bánh nghe có vẻ "bùa ngải" như thế nhưng lại là một món ăn rất hấp dẫn và lạ vị của dân tộc Tày (Lạng Sơn). Hương vị tạo nên điểm nhấn của bánh ngải chính là lá ngải cứu được đun trong nước tro bếp và trộn cùng gạo. Đi cùng với lớp vỏ dẻo dai, thơm lừng là nhân vừng đen bùi ngọt khi kết hợp với đường phèn.
Bánh ngải: Món bánh nghe có vẻ "bùa ngải" như thế nhưng lại là một món ăn rất hấp dẫn và lạ vị của dân tộc Tày (Lạng Sơn). Hương vị tạo nên điểm nhấn của bánh ngải chính là lá ngải cứu được đun trong nước tro bếp và trộn cùng gạo. Đi cùng với lớp vỏ dẻo dai, thơm lừng là nhân vừng đen bùi ngọt khi kết hợp với đường phèn.
Bánh ngải có hình tròn và dẹt, bắt mắt trong màu xanh thẫm. Không chỉ đem lại hương vị thơm lừng, mát lành mà món bánh còn có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ. Bởi vì, ngải cứu luôn là một bài thuốc thiên nhiên được người Tày vận dụng trong cuộc sống hằng ngày.
Bánh ngải có hình tròn và dẹt, bắt mắt trong màu xanh thẫm. Không chỉ đem lại hương vị thơm lừng, mát lành mà món bánh còn có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ. Bởi vì, ngải cứu luôn là một bài thuốc thiên nhiên được người Tày vận dụng trong cuộc sống hằng ngày.
Bánh răng bừa (có nơi gọi là bánh tẻ hoặc bánh lá), riêng người Thanh Hóa gọi tên như thế vì hình dạng chiếc bánh trông giống cái răng bừa. Đây là loại bánh truyền thống của người xứ Thanh thường được làm vào ngày rằm, ngày giỗ, ngày Tết Nguyên đán hay những khi nhà có công việc.
Bánh răng bừa (có nơi gọi là bánh tẻ hoặc bánh lá), riêng người Thanh Hóa gọi tên như thế vì hình dạng chiếc bánh trông giống cái răng bừa. Đây là loại bánh truyền thống của người xứ Thanh thường được làm vào ngày rằm, ngày giỗ, ngày Tết Nguyên đán hay những khi nhà có công việc.
Bánh răng bừa nóng hổi, cùng lớp bột tẻ mềm, mịn trắng pha lẫn chút màu xanh của lá với phần nhân hành thịt thơm nức mũi chấm chìm vào nước pha loãng rồi chậm rãi cho lên miệng thưởng thức. Có lẽ, lúc ấy bạn sẽ cảm nhận được bao nhiêu tinh hoa của đất, của trời được tích tụ trong chiếc bánh.
Bánh răng bừa nóng hổi, cùng lớp bột tẻ mềm, mịn trắng pha lẫn chút màu xanh của lá với phần nhân hành thịt thơm nức mũi chấm chìm vào nước pha loãng rồi chậm rãi cho lên miệng thưởng thức. Có lẽ, lúc ấy bạn sẽ cảm nhận được bao nhiêu tinh hoa của đất, của trời được tích tụ trong chiếc bánh.
Bánh đập: Bánh đập hay có vùng còn gọi là bánh chập, một món bánh đơn sơ, giản dị nhưng lại làm nên tên tuổi cho ẩm thực Hội An. Đây là sự kết hợp đặc biệt giữa bánh ướt và bánh tráng nướng tạo nên một món ăn vừa gion giòn, vừa dẻo thơm. Tráng đều bên trong là lớp mỡ hành beo béo.
Bánh đập: Bánh đập hay có vùng còn gọi là bánh chập, một món bánh đơn sơ, giản dị nhưng lại làm nên tên tuổi cho ẩm thực Hội An. Đây là sự kết hợp đặc biệt giữa bánh ướt và bánh tráng nướng tạo nên một món ăn vừa gion giòn, vừa dẻo thơm. Tráng đều bên trong là lớp mỡ hành beo béo.
Loại nước chấm ăn kèm là chén mắm nêm đặc trưng của người miền Trung. Chiếc bánh tròn được "đập" làm đôi cứ thế mà lan toả vị giòn, dẻo và đậm đà khắp khuôn miệng, làm thực khách cứ mãi vấn vương.
Loại nước chấm ăn kèm là chén mắm nêm đặc trưng của người miền Trung. Chiếc bánh tròn được "đập" làm đôi cứ thế mà lan toả vị giòn, dẻo và đậm đà khắp khuôn miệng, làm thực khách cứ mãi vấn vương.
Bánh cóng (hay còn gọi bánh cống) là một món ăn khá nổi tiếng được bán ở hầu khắp chín tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Người Nam Bộ đều gọi là bánh cóng cho dễ nhớ do khuôn bánh có hình dạng giống như chiếc cóng – một dụng cụ dùng để đong chất lỏng của các quầy tạp hóa ngày trước.
Bánh cóng (hay còn gọi bánh cống) là một món ăn khá nổi tiếng được bán ở hầu khắp chín tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Người Nam Bộ đều gọi là bánh cóng cho dễ nhớ do khuôn bánh có hình dạng giống như chiếc cóng – một dụng cụ dùng để đong chất lỏng của các quầy tạp hóa ngày trước.
Hương vị đặc trưng đầy nét cuốn hút của bánh cóng làm bất cứ ai cũng phải mê mẩn: béo mỡ, bùi đậu xanh, đậu nành, ngọt tôm, thơm thịt, đậm đà gia vị lại còn man mát cay cay hăng hăng các loại rau.
Hương vị đặc trưng đầy nét cuốn hút của bánh cóng làm bất cứ ai cũng phải mê mẩn: béo mỡ, bùi đậu xanh, đậu nành, ngọt tôm, thơm thịt, đậm đà gia vị lại còn man mát cay cay hăng hăng các loại rau.
Bánh hỏi: Bánh hỏi là một món ăn đặc sản có rất nhiều ở Vũng Tàu, Bến Tre, Phú Yên, Nha Trang, Bình Định của Việt Nam, bánh được làm từ bột gạo và có quy trình chế biến đặc biệt công phu, tỉ mỉ.
Bánh hỏi: Bánh hỏi là một món ăn đặc sản có rất nhiều ở Vũng Tàu, Bến Tre, Phú Yên, Nha Trang, Bình Định của Việt Nam, bánh được làm từ bột gạo và có quy trình chế biến đặc biệt công phu, tỉ mỉ.
Bánh hỏi thường ăn chung với mỡ hành, thịt quay, thịt nướng, lòng heo… đây là món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ, cúng giỗ, cưới hỏi, lễ cúng ở đình, chùa của người dân và là một nét văn hóa ẩm thực của địa phương.
Bánh hỏi thường ăn chung với mỡ hành, thịt quay, thịt nướng, lòng heo… đây là món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ, cúng giỗ, cưới hỏi, lễ cúng ở đình, chùa của người dân và là một nét văn hóa ẩm thực của địa phương.
Bánh vạc: Bánh vạc là một món ăn đặc trưng Hội An (Quảng Nam). Do có hình dáng nhỏ nhỏ, xinh xinh và có màu trắng trông như những đoá hoa hồng nên bánh vạc còn có tên gọi là White Rose (hoa hồng trắng). Đây là món ăn khá phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng, quán ăn ở Hội An.
Bánh vạc: Bánh vạc là một món ăn đặc trưng Hội An (Quảng Nam). Do có hình dáng nhỏ nhỏ, xinh xinh và có màu trắng trông như những đoá hoa hồng nên bánh vạc còn có tên gọi là White Rose (hoa hồng trắng). Đây là món ăn khá phổ biến trong thực đơn của các nhà hàng, quán ăn ở Hội An.
Nguyên liệu chính để làm bánh vạc là tinh bột gạo. Nhân bánh chủ yếu làm từ tôm tươi, hay thịt xay nhuyễn trộn với tiêu, hành, nấm mèo, muối, nước mắm. Bột lấy lượng vừa khéo, cán mỏng, rồi cho nhân lên trên, ấn nhẹ để nhân dính chặt vào vỏ bánh. Xếp bánh vào vỉ hấp khoảng 5 đến 7 phút, bánh chín sẽ trắng trong trông rất hấp dẫn. Ảnh: Internet.
Nguyên liệu chính để làm bánh vạc là tinh bột gạo. Nhân bánh chủ yếu làm từ tôm tươi, hay thịt xay nhuyễn trộn với tiêu, hành, nấm mèo, muối, nước mắm. Bột lấy lượng vừa khéo, cán mỏng, rồi cho nhân lên trên, ấn nhẹ để nhân dính chặt vào vỏ bánh. Xếp bánh vào vỉ hấp khoảng 5 đến 7 phút, bánh chín sẽ trắng trong trông rất hấp dẫn. Ảnh: Internet.
Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

GALLERY MỚI NHẤT