Kinh khủng nơi rác vây quanh và rác "đè" trên đầu

Đoạn clip vừa quay ngoài khơi đảo Bali - Indonesia của một thợ lặn người Anh bị vây quanh bởi rác thải đang khiến thế giới sốc nặng vì mức độ ô nhiễm kinh khủng của đại dương.

Trong đoạn clip, có thể thấy người thợ lặn đang bơi khi xung quanh là vô số rác thải như nhựa và bịch nylon. Tờ New York Post cho biết ông Richard Horner, 45 tuổi, ghi lại những hình ảnh đáng báo động trên tại vịnh Manta Point vào ngày 3/3.

Theo lời ông Horner, một cựu kỹ sư thiết kế cơ khí, đây là lần đầu tiên ông chứng kiến mức độ ô nhiễm nghiêm trọng như thế này của đại dương.

"Tôi đã sống ở Bali được 5 năm nhưng bắt đầu đi lặn ở đây từ hơn 10 năm trước. Những gì chúng tôi chứng kiến ở Manta Point còn tồi tệ hơn bất kỳ điều gì tôi từng thấy trước đây. Cá ở đó phải cố gắng không để nhựa chui vào miệng và thỉnh thoảng còn phải nhổ chúng ra. " - ông Horner chia sẻ.

Giống như có núi rác đè trên đầu. Ảnh: Richard Horner
Giống như có núi rác đè trên đầu. Ảnh: Richard Horner 
Ông Horner lặn giữa đống rác thải dưới biển. Ảnh: Richard Horner

Ông Horner lặn giữa đống rác thải dưới biển. Ảnh: Richard Horner 

 
"Tôi quyết định đăng tải đoạn clip vì nó tồi tệ hơn bình thường rất, rất nhiều. Vì vùng biển của chúng ta bị ảnh hưởng chủ yếu từ luồng chảy của Indonesia nên số rác thải này đang trôi đi rất nhanh vào mùa mưa" - thợ lặn người Anh nói thêm.
 "Tôi quyết định đăng tải đoạn clip vì nó tồi tệ hơn bình thường rất, rất nhiều. Vì vùng biển của chúng ta bị ảnh hưởng chủ yếu từ luồng chảy của Indonesia nên số rác thải này đang trôi đi rất nhanh vào mùa mưa" - thợ lặn người Anh nói thêm.

Sau khi được đăng tải lên mạng xã hội, đoạn clip được chia sẻ tới hơn 16.000 lần. "Có 2 vấn đề rõ ràng mà chúng tôi thấy ở đây. Một là người dân không được giáo dục kỹ càng như chúng ta, hai là không có các chiến dịch tuyên truyền chống xả rác. Hy vọng họ sẽ sớm tiến hành chúng vì đây là một khởi đầu rất tiết kiệm để giải quyết vấn đề này" - ông Horner nhận xét.

Indonesia là một trong những nước có tình trạng ô nhiễm tồi tệ nhất khi được cho là nguồn gốc của 10% rác thải nhựa trên thế giới. Trước đây, các quan chức địa phương từng phải ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi một đường bờ biển bị nhựa phế thải bao phủ vì thủy triều.

Tin mới