Quả bom khổng lồ dài 1m, giật mình kho báu khủng bên trong

Thứ họ phát hiện được bên trong lòng đất hóa ra lại có giá trị lớn đến không thể nào tưởng tượng nổi.

Một ngày năm 2016, cảnh sát thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc nhận được tin báo phát hiện được 1 quả bom dài 1m rộng nửa mét khi đào mương. Khi cảnh sát đến hiện trường, đội xử lý bom mìn cũng đã có mặt ở đó. Tuy nhiên, mọi chuyện hóa ra lại không như mọi người nghĩ.

Trước đó, người dân ở khu vực thôn Tân Kiều tại tỉnh Tứ Xuyên muốn đào một mương nước để phục vụ canh tác nông nghiệp. Nhưng vừa đào xới chưa được bao lâu, máy xúc bất ngờ chạm phải một vật cứng phát ra âm thanh lớn. Tất cả mọi người đến kiểm tra thì phát hiện trong lòng đất lộ ra một vật kim loại hình trụ dài với kích thước lớn, bề mặt đã rỉ sét, có vẻ đã bị chôn vùi dưới lòng đất rất nhiều năm.

Nhiều người đội đào mương và cả người dân đến xem cho rằng vật lạ này rất giống 1 quả bom lớn. Vì vậy, cả công trường đành phải tạm dừng thi công để đảm bảo an toàn, sau đó gọi cảnh sát đến ngay lập tức. Có mặt tại hiện trường, cảnh sát và đội xử lý bom mìn nhanh chóng phong tỏa toàn khu vực, yêu cầu người dân sơ tán và bắt đầu kế hoạch tháo dỡ quả bom.

Qua bom khong lo dai 1m, giat minh kho bau khung ben trong
Qua bom khong lo dai 1m, giat minh kho bau khung ben trong-Hinh-2
Quả bom lớn được phát hiện ở nơi đào mương dẫn nước.

Sau 2 giờ sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra và dò quét bên trong khối kim loại, đội xử lý bom mìn bất ngờ thông báo đây không phải là một quả bom. Không hề phát hiện bất kỳ chất nổ nào bên trong nó. Lúc này mọi người mới thở phào nhẹ nhõm nhưng không khỏi tò mò bên trong khối kim loại thực sự có gì.

Tiếp đó, một nhóm chuyên gia về cổ vật cũng được mời đến khu vực đào mương để xem xét thêm. Được biết, Quảng Hán là thành phố có lịch sử lâu đời và từng là thành trì quan trọng của nước Thục ở Trung Quốc thời cổ đại. Vậy nên các chuyên gia cho rằng đây rất có thể là cổ vật từ đời xưa bị chôn vùi dưới lòng đất qua hàng trăm, hàng nghìn năm.

Vì sợ làm hỏng di tích văn hóa quý giá, việc mở trụ sắt được các chuyên gia thực hiện vô cùng tỉ mỉ và cẩn thận. Sau gần 3 giờ làm việc, nắp khối kim loại cuối cùng cũng được cắt thành công và những thứ bên trong khiến tất cả mọi người có mặt đều được một phen kinh ngạc. Trong khối kim loại lớn là nhiều đồ vật bằng sứ được xếp ngay ngắn, có hình dáng đơn giản, trang nhã, phủ một lớp men xanh như ngọc. Mặc dù đã được chôn dưới lòng đất rất lâu, nhưng chúng vẫn còn nguyên vẹn và tốt đến kinh ngạc.

Qua bom khong lo dai 1m, giat minh kho bau khung ben trong-Hinh-3
Qua bom khong lo dai 1m, giat minh kho bau khung ben trong-Hinh-4
Cổ vật quý nằm bên trong khối kim loại.

Sau khi nhận được thông báo, Cục Di tích Văn hóa thành phố Quảng Hán lập tức cử nhân viên đến hiện trường. Họ cẩn thận đóng gói những di vật văn hóa quý giá này vào hộp, gửi đến trung tâm bảo vệ di tích văn hóa chuyên nghiệp để làm vệ sinh và nghiên cứu sơ bộ.

Theo các chuyên gia, lô đồ sứ này được xác nhận là tác phẩm của lò nung Long Tuyền thời Nam Tống có lịch sử hơn 800 năm. Trong số đó, chiếc lư ba chân được đánh giá là di tích văn hóa cấp quốc gia hạng 2 vì hình dáng tinh xảo và màu men hiếm có. Ngoài ra còn có 4 món đồ sứ, trong đó có 1 bát và 3 đĩa, được xếp hạng là di tích văn hóa hạng 3. Tuy 11 món còn lại ở cấp độ thấp hơn nhưng cũng là di tích văn hóa tổng hợp có giá trị sưu tầm và nghiên cứu rất lớn.

Các chuyên gia đã ước tính sơ bộ, tổng giá trị của toàn bộ lô di vật văn hóa có khả năng lên tới hàng trăm triệu nhân dân tệ (tương đương hàng nghìn tỷ đồng). Mức định giá này khiến tất cả những người có mặt đều bị sốc. Không ai ngờ rằng một phát hiện tình cờ lại trở thành một kho báu có giá trị khổng lồ đến như vậy.

Việc khai quật lô di tích văn hóa quý giá này không chỉ đóng góp lớn cho việc nghiên cứu lịch sử gốm sứ Trung Quốc, mà còn cung cấp thông tin quý giá, giúp ích cho việc nghiên cứu lịch sử của cả khu vực Quảng Hán.

Sinh vật sống dưới lòng đất 2.800 mét, tồn tại nhờ năng lượng phóng xạ

Vi sinh vật này có hình que, dài trung bình khoảng 4 micron, có khả năng di chuyển và hình thành bào tử.

Các vùng cực lạnh và khô, còn các vùng sa mạc nóng và thiếu nước, khiến những nơi này không thể tồn tại đối với hầu hết sự sống trên trái đất. Nhưng điều đó không thành vấn đề, trên Trái đất, có một số sinh vật sống trong môi trường khắc nghiệt có thể giống như địa ngục đối với những sinh vật khác.

'Đại dương ngầm' ở sa mạc Tân Cương ẩn giấu bí mật gì?

Ở vùng sa mạc xa xôi Tân Cương (Trung Quốc), từng có một kỳ quan khiến cả thế giới phải kinh ngạc.

Giải mã sự hình thành "đại dương ngầm"

Vào thời cổ đại, cấu trúc địa chất và môi trường khí hậu củaTrái Đấtđã trải qua những thay đổi to lớn. Khoảng 500 triệu năm trước, chỉ có một siêu lục địa khổng lồ tên là Pangea. Tuy nhiên, theo thời gian, Pangea bắt đầu tan rã, hình thành nhiều vùng đất và lục địa nhỏ hơn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới