Kinh hoàng: Máy bay C-130 hạ cánh trên... tàu sân bay

Kinh hoàng: Máy bay C-130 hạ cánh trên... tàu sân bay

(Kiến Thức) - Không quân Hải quân Mỹ vào năm 1963 đã cố gắng hạ cánh máy bay C-130 trên tàu sân bay USS Forrestal mà không cần sử dụng móc hãm.

Vào năm 1963 Không quân Hải quân Mỹ đã có một ý định thử nghiệm cực kỳ điển rồ đó là hạ cánh chiếc  máy bay C-130 lên trên tàu sân bay USS Forrestal. Nguồn ảnh: Wiki.
Vào năm 1963 Không quân Hải quân Mỹ đã có một ý định thử nghiệm cực kỳ điển rồ đó là hạ cánh chiếc máy bay C-130 lên trên tàu sân bay USS Forrestal. Nguồn ảnh: Wiki.
Tàu sân bay USS Forrestal của Mỹ khi đó có độ dài tổng thể chỉ 325 mét và bề rộng boong tàu chỉ 73 mét. Việc quyết định hạ cánh một siêu vận tải cơ chiến thuật của Mỹ như chiếc C-130 lên trên chiếc tàu sân bay này là một quyết định cực kỳ táo bạo vô tiền khoáng hậu. Nguồn ảnh: Navy.
Tàu sân bay USS Forrestal của Mỹ khi đó có độ dài tổng thể chỉ 325 mét và bề rộng boong tàu chỉ 73 mét. Việc quyết định hạ cánh một siêu vận tải cơ chiến thuật của Mỹ như chiếc C-130 lên trên chiếc tàu sân bay này là một quyết định cực kỳ táo bạo vô tiền khoáng hậu. Nguồn ảnh: Navy.
Toàn bộ chiều dài của USS Forrestal chỉ là 325 mét, tuy nhiên do 325 mét này được thiết kế thành hai đường băng nên thực tế chiếc C-130 chỉ có khoảng hơn 200 mét đường băng trước khi nó phải dừng lại vì gần 100 mét cuối cùng bị thu hẹp lại và nếu cố đi vào khu vực cuối đường băng số hai này thì rất có thể cánh của chiếc C-130 sẽ quệt vào tháp chỉ huy. Nguồn ảnh: Maritime.
Toàn bộ chiều dài của USS Forrestal chỉ là 325 mét, tuy nhiên do 325 mét này được thiết kế thành hai đường băng nên thực tế chiếc C-130 chỉ có khoảng hơn 200 mét đường băng trước khi nó phải dừng lại vì gần 100 mét cuối cùng bị thu hẹp lại và nếu cố đi vào khu vực cuối đường băng số hai này thì rất có thể cánh của chiếc C-130 sẽ quệt vào tháp chỉ huy. Nguồn ảnh: Maritime.
Thực tế thì máy bay vận tải C-130 không được chế tạo ra để hạ cánh trên tàu sân bay và cũng không có một kỹ sư hàng không nào của Mỹ vào những năm 60 của thế kỷ trước lại đủ trí tưởng tượng để nghĩ về một ngày chiếc siêu vận tải cơ này có thể cất-hạ cánh được trên tàu sân bay. Nguồn ảnh: Scout.
Thực tế thì máy bay vận tải C-130 không được chế tạo ra để hạ cánh trên tàu sân bay và cũng không có một kỹ sư hàng không nào của Mỹ vào những năm 60 của thế kỷ trước lại đủ trí tưởng tượng để nghĩ về một ngày chiếc siêu vận tải cơ này có thể cất-hạ cánh được trên tàu sân bay. Nguồn ảnh: Scout.
Do ưu điểm vượt trội về lượng hàng hóa mang được, tầm bay xa và thậm chí có thể trang bị hỏa lực để biến thành một pháo đài bay trên không, Không quân Hải quân Mỹ đã rất mong muốn có ngày được biên chế chiếc C-130 này lên các tàu sân bay để sử dụng vào nhiệm vụ tiếp tế với tốc độ nhanh hơn, hỗ trợ hỏa lực mạnh cho bộ binh và có thể trực chiến trên không phận đối phuong trong thời gian dài. Nguồn ảnh: Cave.
Do ưu điểm vượt trội về lượng hàng hóa mang được, tầm bay xa và thậm chí có thể trang bị hỏa lực để biến thành một pháo đài bay trên không, Không quân Hải quân Mỹ đã rất mong muốn có ngày được biên chế chiếc C-130 này lên các tàu sân bay để sử dụng vào nhiệm vụ tiếp tế với tốc độ nhanh hơn, hỗ trợ hỏa lực mạnh cho bộ binh và có thể trực chiến trên không phận đối phuong trong thời gian dài. Nguồn ảnh: Cave.
Tuy nhiên, để hạ cánh trên tàu sân bay thì C-130 phải có hệ thống móc hãm đà giống với các loại máy bay phản lực lúc đó, tuy nhiên Không quân Hải quân Mỹ quyết định không cần phải chế tạo thêm hệ thống móc hãm đà cho chiếc C-130 này. Nguồn ảnh: Motley.
Tuy nhiên, để hạ cánh trên tàu sân bay thì C-130 phải có hệ thống móc hãm đà giống với các loại máy bay phản lực lúc đó, tuy nhiên Không quân Hải quân Mỹ quyết định không cần phải chế tạo thêm hệ thống móc hãm đà cho chiếc C-130 này. Nguồn ảnh: Motley.
Sở dĩ Không quân Hải quân Mỹ có thể tự tin như vậy là do trên thực tế thì chiếc C-130 chỉ cần khoảng 300 mét đường băng hạ cánh thậm chí ngắn hơn nữa tùy vào trọng tải. Thêm nữa, các phi công lái C-130 cũng được học những kỹ thuật hạ cánh chiến thuật và có thể rút ngắn đường băng hạ cánh của chiếc máy bay vận tải này xuống còn dưới 200 mét, nghĩa là đường băng dài 325 mét trên chiếc USS Forrestal là quá thừa cho một pha hạ cánh của C-130. Nguồn ảnh: Military.
Sở dĩ Không quân Hải quân Mỹ có thể tự tin như vậy là do trên thực tế thì chiếc C-130 chỉ cần khoảng 300 mét đường băng hạ cánh thậm chí ngắn hơn nữa tùy vào trọng tải. Thêm nữa, các phi công lái C-130 cũng được học những kỹ thuật hạ cánh chiến thuật và có thể rút ngắn đường băng hạ cánh của chiếc máy bay vận tải này xuống còn dưới 200 mét, nghĩa là đường băng dài 325 mét trên chiếc USS Forrestal là quá thừa cho một pha hạ cánh của C-130. Nguồn ảnh: Military.
Vào năm 1963, hai phi công liều lĩnh nhận thực hiện phi vụ hạ cánh này là Đại úy Không quân Hải quân James Flatley III và phi công phụ Đại úy Stovall đã thử hạ cánh trên đường băng 200 mét 29 lần trước khi bay thẳng ra chiếc USS Forrestal để thử nghiệm thực địa. Nguồn ảnh: Defense.
Vào năm 1963, hai phi công liều lĩnh nhận thực hiện phi vụ hạ cánh này là Đại úy Không quân Hải quân James Flatley III và phi công phụ Đại úy Stovall đã thử hạ cánh trên đường băng 200 mét 29 lần trước khi bay thẳng ra chiếc USS Forrestal để thử nghiệm thực địa. Nguồn ảnh: Defense.
Sau lần thử đầu tiên, các phi công nhận ra rằng tốc độ khi chạm đường băng của chiếc C-130 là đủ thấp để họ có thể phanh được chiếc máy bay vận tải này trên chiếc USS Forrestal và ở lần thử thứ hai, chiếc máy bay vận tải C-130 đã dừng lại với tổng cộng chỉ mất khoảng 180 mét đường băng. Mặc dù thành công nhưng phía Không quân Hải quân nhận thấy đây là một phương thức quá nguy hiểm và quyết định không sử dụng C-130 trên các tàu sân bay mà sẽ sử dụng loại Grumman C-2 Greyhound để đảm bảo an toàn. Nguồn ảnh: Youtube.
Sau lần thử đầu tiên, các phi công nhận ra rằng tốc độ khi chạm đường băng của chiếc C-130 là đủ thấp để họ có thể phanh được chiếc máy bay vận tải này trên chiếc USS Forrestal và ở lần thử thứ hai, chiếc máy bay vận tải C-130 đã dừng lại với tổng cộng chỉ mất khoảng 180 mét đường băng. Mặc dù thành công nhưng phía Không quân Hải quân nhận thấy đây là một phương thức quá nguy hiểm và quyết định không sử dụng C-130 trên các tàu sân bay mà sẽ sử dụng loại Grumman C-2 Greyhound để đảm bảo an toàn. Nguồn ảnh: Youtube.
Mặc dù không được sử dụng trên tàu sân bay nhưng máy bay vận tải C-130 của Không quân Mỹ vẫn tiếp tục được cải tiến đủ kiểu để đáp ứng những yêu cầu chiến đấu ngặt nghèo nhất. Một trong những cải tiếng hữu dụng nhất mà cũng nguy hiểm nhất đó là cất cánh trên đường băng 100 mét với hệ thống ống phóng phản lực gắn thêm phía đuôi. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù không được sử dụng trên tàu sân bay nhưng máy bay vận tải C-130 của Không quân Mỹ vẫn tiếp tục được cải tiến đủ kiểu để đáp ứng những yêu cầu chiến đấu ngặt nghèo nhất. Một trong những cải tiếng hữu dụng nhất mà cũng nguy hiểm nhất đó là cất cánh trên đường băng 100 mét với hệ thống ống phóng phản lực gắn thêm phía đuôi. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thậm chí là hạ cánh với đường băng ngắn dưới 100 mét bằng hệ thống hãm phản lực sử dụng động cơ... tên lửa. Tuy nhiên cách thức này đã bị loại bỏ sau một tai nạn thảm khốc trên đường thử nghiệm. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thậm chí là hạ cánh với đường băng ngắn dưới 100 mét bằng hệ thống hãm phản lực sử dụng động cơ... tên lửa. Tuy nhiên cách thức này đã bị loại bỏ sau một tai nạn thảm khốc trên đường thử nghiệm. Nguồn ảnh: Pinterest.

GALLERY MỚI NHẤT