Kinh hoàng: Lính Mỹ có thể nhảy dù ở độ cao 10.000m

Kinh hoàng: Lính Mỹ có thể nhảy dù ở độ cao 10.000m

(Kiến Thức) - Nhảy dù HALO từ độ cao 10.000 mét không phải là công việc đơn giản và người tham gia nhảy từ độ cao này cần các trang bị đặc biệt.

 Nhảy dù HALO là viết tắt của kiểu nhảy High Altitude – Low Opening tạm dịch là nhảy từ độ cao lớn và mở dù ở độ cao thấp. Đây là cách nhảy mà các binh lính sẽ rời máy bay ở độ cao ít nhất 10.000 mét và mở dù ở độ cao dưới 1000 mét, nghĩa là họ sẽ rơi tự do khoảng 9000 mét. Nguồn ảnh: Space.
Nhảy dù HALO là viết tắt của kiểu nhảy High Altitude – Low Opening tạm dịch là nhảy từ độ cao lớn và mở dù ở độ cao thấp. Đây là cách nhảy mà các binh lính sẽ rời máy bay ở độ cao ít nhất 10.000 mét và mở dù ở độ cao dưới 1000 mét, nghĩa là họ sẽ rơi tự do khoảng 9000 mét. Nguồn ảnh: Space.
Nhảy dù từ độ cao 10.000 mét đòi hỏi người lính phải có các trang thiết bị đặc biệt, quan trọng nhất là bình dưỡng khí oxy và quần áo chống rét cùng đồng hồ đo độ cao. Tổng cộng trọng lượng các trang thiết bị để nhảy từ độ cao này có thể lên đến 20 kg chưa kể các thiết bị tác chiến được người lính mang theo để thực hiện nhiệm vụ dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Youtube.
Nhảy dù từ độ cao 10.000 mét đòi hỏi người lính phải có các trang thiết bị đặc biệt, quan trọng nhất là bình dưỡng khí oxy và quần áo chống rét cùng đồng hồ đo độ cao. Tổng cộng trọng lượng các trang thiết bị để nhảy từ độ cao này có thể lên đến 20 kg chưa kể các thiết bị tác chiến được người lính mang theo để thực hiện nhiệm vụ dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Youtube.
Việc nhảy dù từ độ cao 10.000 mét – tương đương với độ cao của máy bay hàng không dân dụng sẽ đảm bảo bí mật và che mắt được đối phương, người lính sẽ rơi tự do với tốc độ khoảng 240 km/h trong quãng đường 9000 mét, việc mở dù ở độ cao dưới 1000 mét sẽ giảm thiểu khả năng bị phát hiện bằng mắt thường của đối phương ở dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Youtube.
Việc nhảy dù từ độ cao 10.000 mét – tương đương với độ cao của máy bay hàng không dân dụng sẽ đảm bảo bí mật và che mắt được đối phương, người lính sẽ rơi tự do với tốc độ khoảng 240 km/h trong quãng đường 9000 mét, việc mở dù ở độ cao dưới 1000 mét sẽ giảm thiểu khả năng bị phát hiện bằng mắt thường của đối phương ở dưới mặt đất. Nguồn ảnh: Youtube.
Nhảy HALO được Quân đội Mỹ phát minh ra từ năm 1940 và bắt đầu được đưa vào thử nghiệm ở chiến tranh Việt Nam từ năm 1960 nhằm đưa biệt kích, thám báo xâm nhập vào miền bắc Việt Nam, tất nhiên là tất cả các toán biệt kích, thám báo này đều bị phát hiện và bắt giữ sau khi tiếp đất, tuy nhiên họ hoàn toàn không bị phát hiện khi nhảy dù từ trên không, điều này có nghĩa là kiểu nhảy này đã thành công. Nguồn ảnh: Reddit.
Nhảy HALO được Quân đội Mỹ phát minh ra từ năm 1940 và bắt đầu được đưa vào thử nghiệm ở chiến tranh Việt Nam từ năm 1960 nhằm đưa biệt kích, thám báo xâm nhập vào miền bắc Việt Nam, tất nhiên là tất cả các toán biệt kích, thám báo này đều bị phát hiện và bắt giữ sau khi tiếp đất, tuy nhiên họ hoàn toàn không bị phát hiện khi nhảy dù từ trên không, điều này có nghĩa là kiểu nhảy này đã thành công. Nguồn ảnh: Reddit.
Thậm chí các nhóm biệt kích SOG của CIA ở Lào còn có thể nhảy HALO và mang theo hẳn một chiếc… xuồng cao tốc xuống đất một cách an toàn mà không hề bị phát hiện. Sau thành công đó, các sỹ quan Mỹ phát hiện ra rằng kiểu nhảy HALO không những có thể áp dụng cho người mà còn có thể sử dụng trong việc thả đồ tiếp tế. Nguồn ảnh: Operation.
Thậm chí các nhóm biệt kích SOG của CIA ở Lào còn có thể nhảy HALO và mang theo hẳn một chiếc… xuồng cao tốc xuống đất một cách an toàn mà không hề bị phát hiện. Sau thành công đó, các sỹ quan Mỹ phát hiện ra rằng kiểu nhảy HALO không những có thể áp dụng cho người mà còn có thể sử dụng trong việc thả đồ tiếp tế. Nguồn ảnh: Operation.
Việc trang bị các loại đồng hồ đo độ cao cho các binh lính nhảy HALO là điều bắt buộc nhất là khi nhảy vào trời tối, người lính sẽ hoàn toàn không có tầm nhìn và không thể xác định được độ cao của mình đang là bao nhiêu mà chỉ có thể căn cứ vào chiếc đồng hồ độ cao để mở dù chính xác nhất. Nguồn ảnh: Giant.
Việc trang bị các loại đồng hồ đo độ cao cho các binh lính nhảy HALO là điều bắt buộc nhất là khi nhảy vào trời tối, người lính sẽ hoàn toàn không có tầm nhìn và không thể xác định được độ cao của mình đang là bao nhiêu mà chỉ có thể căn cứ vào chiếc đồng hồ độ cao để mở dù chính xác nhất. Nguồn ảnh: Giant.
Nhảy HALO trong đêm còn cần đến các tấm dạ quang hoặc các bóng đèn nhỏ được gắn trên balo của binh lính để các thành viên trong đội nhảy không bị mất dấu nhau trong quá trình nhảy.Toàn bộ các trang thiết bị nhảy dù và trang thiết bị tác chiến của người lính khi nhảy HALO có thể lên tới 60 kg. Nguồn ảnh: Tatical.
Nhảy HALO trong đêm còn cần đến các tấm dạ quang hoặc các bóng đèn nhỏ được gắn trên balo của binh lính để các thành viên trong đội nhảy không bị mất dấu nhau trong quá trình nhảy.Toàn bộ các trang thiết bị nhảy dù và trang thiết bị tác chiến của người lính khi nhảy HALO có thể lên tới 60 kg. Nguồn ảnh: Tatical.
Các nghiên cứu của Không quân Mỹ chỉ ra rằng quá trình nhảy HALO có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người lính do môi trường xung quanh họ thay đổi quá nhanh, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng phản xạ và phổi của người nhảy, mặc dù đã được trang bị bình khí nén với oxy tinh khiết nhưng những thành viên của lực lượng đặc biệt với hàng chục năm kinh nghiệm nhảy HALO vẫn gặp phải nhiều vấn đề về phổi. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các nghiên cứu của Không quân Mỹ chỉ ra rằng quá trình nhảy HALO có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người lính do môi trường xung quanh họ thay đổi quá nhanh, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng phản xạ và phổi của người nhảy, mặc dù đã được trang bị bình khí nén với oxy tinh khiết nhưng những thành viên của lực lượng đặc biệt với hàng chục năm kinh nghiệm nhảy HALO vẫn gặp phải nhiều vấn đề về phổi. Nguồn ảnh: Pinterest.
Một vấn đề khác mà người lính gặp phải đó là bị choáng do thay đổi nhiệt độ quá nhanh. Ở độ cao 10.000 mét, nhiệt độ không khí có thể tụt xuống âm độ và nhiệt độ sẽ tăng khoảng 40 độ C trên quãng đường rơi 9000 mét của người lính, điều đó có thể khiến não bộ họ bị ảnh hưởng nhất định, làm mất khả năng phản xạ và định hướng, thậm chí gây ngất xỉu trước khi người lính kịp mở dù. Nguồn ảnh: Youtube.
Một vấn đề khác mà người lính gặp phải đó là bị choáng do thay đổi nhiệt độ quá nhanh. Ở độ cao 10.000 mét, nhiệt độ không khí có thể tụt xuống âm độ và nhiệt độ sẽ tăng khoảng 40 độ C trên quãng đường rơi 9000 mét của người lính, điều đó có thể khiến não bộ họ bị ảnh hưởng nhất định, làm mất khả năng phản xạ và định hướng, thậm chí gây ngất xỉu trước khi người lính kịp mở dù. Nguồn ảnh: Youtube.
Mặc dù có nhiều vấn đề khá nguy hiểm đe dọa tới tính mạng của người lính, tuy nhiên kiểu nhảy HALO vẫn được áp dụng phổ biến và là một trong các cách tiếp cận mục tiêu bí mật, kín đáo rất được ưa thích của các lực lượng đặc biệt thuộc Mỹ. Thậm chí người ta còn cho cả… chó nhảy HALO cùng binh lính. Hiện tại, sau hơn 50 năm phát triển, các trang thiết bị cho người lính nhảy HALO đang trở nên ngày càng hiện đại khiến các nguy cơ đối với sức khỏe của người lính được giảm đi đáng kể. Nguồn ảnh: Pocketfive.
Mặc dù có nhiều vấn đề khá nguy hiểm đe dọa tới tính mạng của người lính, tuy nhiên kiểu nhảy HALO vẫn được áp dụng phổ biến và là một trong các cách tiếp cận mục tiêu bí mật, kín đáo rất được ưa thích của các lực lượng đặc biệt thuộc Mỹ. Thậm chí người ta còn cho cả… chó nhảy HALO cùng binh lính. Hiện tại, sau hơn 50 năm phát triển, các trang thiết bị cho người lính nhảy HALO đang trở nên ngày càng hiện đại khiến các nguy cơ đối với sức khỏe của người lính được giảm đi đáng kể. Nguồn ảnh: Pocketfive.

GALLERY MỚI NHẤT